Ngân hàng thương mại Nhà nước còn áp đảo bao lâu?

(PLO) - Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật dữ liệu cơ bản về tình hình hoạt động của hệ thống, với sự áp đảo của khối ngân hàng thương mại Nhà nước dù quy mô vốn thấp hơn.
Tại nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm tới, Quốc hội đã thông qua một chủ trương có ảnh hưởng lớn tới khối ngân hàng thương mại nhà nước, là “không sử dụng ngân sách Nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại”
Tại nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm tới, Quốc hội đã thông qua một chủ trương có ảnh hưởng lớn tới khối ngân hàng thương mại nhà nước, là “không sử dụng ngân sách Nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại”

Hệ thống thống kê này phân nhóm khối ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), cùng ba ngân hàng thương mại mà Ngân hàng Nhà nước đã mua lại bắt buộc với giá 0 đồng.

Tuy nhiên, do vấn đề tài chính nên những ngân hàng có vốn tự có âm không tính vào một số chỉ tiêu thống kê.

Vốn thấp, tài sản cao

Xét về quy mô năng lực tài chính, tổng quy mô vốn tự có của khối ngân hàng thương mại Nhà nước thấp hơn khối ngân hàng thương mại cổ phần, 218.362 tỷ đồng so với 249.213 tỷ đồng. Tương tự, tổng quy mô vốn điều lệ cũng thấp hơn, 141.693 tỷ đồng so với 197.280 tỷ đồng.

Trong so sánh trên, khó khăn nổi bật của khối ngân hàng thương mại Nhà nước thể hiện rõ: tốc độ tăng vốn điều lệ trong 9 tháng đầu năm gần như không đáng kể, chỉ 0,07% so với cuối 2015. Đây là một phần từ kết quả của kế hoạch tăng vốn thất bại của các thành viên, tính đến thời điểm này, do ngân sách Nhà nước không nhượng bộ về cổ tức, do không phát hành thành công…

Còn khối ngân hàng thương mại cổ phần, tốc độ tăng quy mô vốn điều lệ 9 tháng đầu năm nay cao hơn với 1,7%.

Dù quy mô vốn thấp hơn như trên, nhưng khối ngân hàng thương mại Nhà nước lại đang có quy mô tổng tài sản áp đảo, vượt khá xa khối cổ phần. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh sự chi phối thị phần của họ trên thị trường.

Cụ thể, tính đến 30/9/2016, tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại Nhà nước đã đạt 3.690.463 tỷ đồng, chiếm 45,6% toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; còn khối cổ phần chỉ chiếm 39,5% với 3.198.341 tỷ đồng.

Đáng chú ý, những bước chân áp đảo về mở rộng tài sản của khối ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng, tới 11,7% trong 9 tháng đầu năm nay; còn khối cổ phần tăng trưởng thấp hơn với 9,23%.

Khối ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô vốn thấp hơn, những mở rộng khối lượng tài sản lớn hơn với tốc độ nhanh hơn. Như trên, điểm này một phần phản ánh mức độ thị phần, nhưng cũng phản ánh nhất định lợi thế giá trị niềm tin, thương hiệu “ngân hàng của Nhà nước” trong bối cảnh thị trường bộc lộ những rủi ro nổi bật những năm gần đây và cho đến câu chuyện cho thí điểm phá sản ngân hàng nêu lên gần đây.

Mặt khác, khối ngân hàng thương mại Nhà nước do yếu tố gắn sâu trong quá khứ và kéo dài đến đặc thù sở hữu hiện tại, nên có nhiều lợi thế trong nền tảng khách hàng (đặc biệt là khách hàng lớn với mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ lớn), cũng như có lợi thế trong chi phí vốn và cạnh tranh cho vay…

Những lợi thế đặc thù đó cũng góp phần giải thích (trong nhiều nguyên do khác) về hiệu quả kinh doanh của khối ngân hàng thương mại Nhà nước luôn vượt trội khối ngân hàng thương mại cổ phần những năm gần đây, xét về tổng thể khối (xét riêng lẻ, có những ngân hàng cổ phần hiệu quả hơn).

Dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước chưa cập nhật đến kỳ 30/9/2016, nhưng tại các kỳ liền trước, các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh như ROA, ROE của khối ngân hàng thương mại Nhà nước thường cao khoảng gấp đôi so với khối cổ phần.

Bên cạnh những ưu/lợi thế trên, một tham khảo khác cũng góp phần giải thích cho so sánh về hiệu quả đó. Khối ngân hàng thương mại Nhà nước đã đẩy cao mức độ sử dụng vốn, hơn hẳn khối cổ phần. Tính đến tháng 9/2016, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của họ lên tới 92,89%, trong khi khối cổ phần thấp hơn nhiều với 78,70%.

Khó khăn sẽ níu chân

Tuy nhiên, sự áp đảo của khối ngân hàng thương mại Nhà nước nói trên có thể sẽ khác dần từ năm tới. Nguyên do, họ đang gặp những khó khăn kỹ thuật, bị níu chân mà không dễ khắc phục.

Như trên, tốc độ tăng vốn điều lệ của khối này chỉ nhích được 0,07% trong 9 tháng đầu năm nay đã phản ánh một khó khăn nổi bật. Các kế hoạch tăng vốn năm nay đang có nguy cơ phá sản khi 2016 sắp trôi qua. Nguyên do vẫn là câu chuyện cổ tức và ngân sách Nhà nước không nhượng bộ, kế hoạch phát hành thêm bất thành…

Điều đó dẫn đến thực tế so sánh bất lợi khác: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của khối ngân hàng thương mại Nhà nước đến tháng 9/2016 chỉ nhích trên mức quy định với 9,48%, trong khi khối ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn với 12,1%.

CAR thấp phản ánh mức độ sử dụng vốn cao, và ngược lại. Nhưng, CAR thấp cũng phản ánh triển vọng đẩy mạnh sử dụng vốn trong tương lại sẽ hạn chế. Ở so sánh này, khối ngân hàng thương mại cổ phần đang có lợi thế hơn.

Khó khăn kỹ thuật của khối ngân hàng thương mại Nhà nước càng rõ ràng hơn, như bài viết VnEconomy đề cập mới đây, tại nghị quyết về kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm tới, Quốc hội đã thông qua một chủ trương có ảnh hưởng lớn tới khối ngân hàng này, là “không sử dụng ngân sách Nhà nước để cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại”.

Với chủ trương trên, kế hoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Nhà nước chắc chắn sẽ khó khăn hơn trong 5 năm tới, sau khi đang sắp bất thành trong năm nay.

Theo đó, xu hướng áp đảo hiện nay của khối ngân hàng thương mại Nhà nước so với khối ngân hàng thương mại cổ phần sẽ dần khác đi, thu hẹp lại, khi không thể tiếp tục “tăng cân” nhanh trên một đôi chân kỹ thuật khó gia cố tương ứng.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.