Ngân hàng cũng ngỡ ngàng với gói 50.000 tỷ “cứu" bất động sản

(PLO) - Ngân hàng Xây dựng và Cty Thiên Thanh Group vừa gây sốt khi công bố gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, với sự tham gia của cả chục ngân hàng. Nhưng chính những ngân hàng có tên cũng không biết là mình đã tham gia.
Tiếp tục có thêm gói tín dụng cho bất động sản. Ảnh: L.H.V
Tiếp tục có thêm gói tín dụng cho bất động sản. Ảnh: L.H.V
Không hiểu sao mình có tên
Theo danh sách các ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, ngoài Ngân hàng Xây dựng (VNCB), còn có các ngân hàng khác như: BIDV, Agribank, LienvietPostbank, Oceanbank, Sacombank, MBbank...
Tuy nhiên, trao đổi với PV chiều 26/3, ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank khẳng định: “Tôi cũng mới đọc thông tin gói 50.000 tỷ đồng trên báo, chưa có kế hoạch gì về gói tín dụng này. Hiện đơn vị tổ chức (VNCB - PV) đang đàm phán và chưa ký kết gì với chúng tôi”. 
Một đại diện ngân hàng khác có tên trong nhóm tham gia cũng cho biết, chưa nhận được thông báo gì từ ngân hàng tổ chức.
Chuyên gia ngân hàng Bùi Kiến Thành cho rằng, gói 50.000 tỷ đồng các ngân hàng thương mại vừa đưa ra không ảnh hưởng gì tới gói 30.000 tỷ đồng (của Ngân hàng Nhà nước). Do khác nhau cả về điều kiện vay và chính sách ưu đãi. Gói 50.000 tỷ đồng không có gì đặc biệt, không có ưu đãi nào, khi vẫn với điều kiện và lãi suất như vay thương mại bình thường. Khác biệt chỉ là quản lý dòng tiền đi đúng nơi, đúng chỗ để không bị chiếm dụng. 
“Kiểm soát luồng tiền là yêu cầu bắt buộc của ngân hàng, không phải của riêng từng gói 50.000 hay 100.000 tỷ đồng. Nếu ngân hàng nào không làm vậy là thiếu sót”, ông Thành nói.
Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cũng lưu ý, gói 50.000 tỷ đồng không liên quan đến chính sách. “Gói tín dụng này là sáng kiến tốt, nhưng để triển khai các ngân hàng phải ngồi lại với nhau, tránh vết xe đổ của gói 30.000 tỷ đồng”, ông Hiếu nói. 
Còn chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nghe gói 50.000 tỷ đồng rất hay, vẽ đẹp, khuếch trương, nhưng bản chất chỉ là đảm bảo dòng tiền đi đúng mục đích. “Nhiều người nói thực chất gói 50.000 tỷ đồng chỉ là số ảo, khó khả thi. Cụ thể ra sao phải đợi triển khai mới nói được”, ông Long nói.
Không nên ảo tưởng
Chuyên gia Bùi Kiến Thành lưu ý, điểm lạ của gói 50.000 tỷ đồng là vị trí của Cty Thiên Thanh Group. Khi công ty này khẳng định có nguồn vật liệu giá rẻ hơn các đơn vị khác, nên đứng ra làm cầu nối giữa ngân hàng và chủ đầu tư, đơn vị thi công. 
“Không rõ Cty Thiên Thanh là gì lại được giữ vị trí trung gian, được cung ứng vật liệu để giải ngân tiền? Còn những đơn vị cung ứng vật liệu khác sẽ ra sao, chẳng nhẽ họ không được tham gia vào chuỗi cung ứng này? Tự tạo ra một thế độc quyền cho nhà cung ứng vật liệu này (Cty Thiên Thanh - PV), như vậy là phi thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, hình thành nhóm lợi ích”, ông Thành nói. 
Theo vị chuyên gia này, vấn đề lớn của thị trường bất động sản không phải làm sao tạo ra sản phẩm, mà là sản xuất ra phải có người mua để ở (không phải mua đầu tư). Nếu không ai mua, không thu hồi được vốn, khoản vay sẽ biến thành nợ xấu. “Có lẽ đây là một chiêu PR của ngân hàng, và thổi phồng anh Thiên Thanh nào đấy, nên có đề xuất như vậy”, ông Thành thẳng thắn. 
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho rằng, không nên ảo tưởng về gói 50.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp được vay bao nhiêu, lãi suất thế nào hoàn toàn phụ thuộc thỏa thuận với ngân hàng. 
Theo ông Châu, việc liên kết 4 nhà (nhà đầu tư, nhà băng, nhà cung ứng vật liệu, nhà thi công) là xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, mục tiêu của đơn vị tổ chức là gì? Nếu để giảm giá bất động sản rất đáng hoan nghênh; còn đơn vị tổ chức đặt lợi nhuận đầu tiên thì việc độc quyền và lợi ích nhóm không tránh khỏi. Điều này làm méo mó thị trường bất động sản vốn đang khó khăn. 
Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) khẳng định, gói 50.000 tỷ đồng chỉ là tín dụng thông thường, không ưu đãi. Vì vậy, không liên quan gì tới gói 30.000 tỷ đồng, và cũng không có cạnh tranh. 
Theo ông Mạnh, không nên gọi đây là gói tín dụng, chỉ là chương trình tín dụng thông thường của ngân hàng. Trước đây, mỗi ngân hàng cho vay một khúc (người cho vay đầu tư, người cho vay thi công, người cho vay mua vật liệu…), thiếu kết nối, dễ bị chiếm dụng nên giờ cần kết nối dòng tiền. 
“Bản thân xây dựng cơ bản đang mất niềm tin lẫn nhau trong tín dụng, ngân hàng không tin chủ đầu tư, chủ đầu tư không tin nhà thầu... do dòng tiền bị sử dụng không đúng mục đích. Do đó, nợ đọng trong xây dựng lớn, đấy là con số phản ánh thực tế”, ông Mạnh nói. Vì vậy, theo ông Mạnh, các ngân hàng phải liên kết để kiểm soát dòng vốn. 
Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho hay, không biết đến gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, cũng không chủ trì, nghiên cứu, đề xuất gói này./.
Theo Tiền Phong
Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

(PLVN) - Trước nhiều kiến nghị của người dân liên quan đến giá thuê nhà tại các chung cư do TP Hải Phòng đầu tư bằng ngân sách, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng đã có Thông báo kết luận chính thức, trong đó khẳng định việc tính giá thuê nhà đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Ông Michael Piro – Tổng Giám đốc Indochina Capital.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Thúc đẩy tính minh bạch của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", là "bước ngoặt lịch sử" phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản - với vai trò là một bộ phận quan trọng trong khu vực này - đang được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, mở ra cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Michael Piro - Tổng Giám đốc Indochina Capital đã chia sẻ với Báo PLVN về vấn đề này.
Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng cảnh báo dừng dự án nếu địa phương chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng

(PLVN) - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Xây dựng đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,88%, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng nhiều dự án ì ạch, thậm chí chưa giải ngân, Bộ trưởng Trần Hồng Minh ra công điện yêu cầu các địa phương phải dứt điểm các vướng mắc, đặc biệt là công tác mặt bằng. Nếu không cải thiện, các dự án sẽ bị xem xét dừng, giao lại địa phương theo quy định mới.
Chung cư HH1-HH2, HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình

Hải Phòng: Xử lý nghiêm các vi phạm tại các chung cư thuộc tài sản công

(PLVN) - Hiện nay các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn TP Hải Phòng đang bị sử dụng sai mục đích, nhiều hộ dân không ký hợp đồng thuê nhà, tự ý mua bán, sang nhượng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trước thực trạng này, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm nhằm chấn chỉnh việc quản lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản công.
Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Ngày 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh báo cáo việc xây dựng Nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 1 triệu căn NƠXH đến năm 2030.
Một dự án NƠXH tại TP HCM. (Ảnh: T.Giang)

TP HCM: Đề xuất gỡ vướng vấn đề xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà ở thương mại (NƠTM) không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội (NƠXH). Thay vào đó, các CĐT được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất trên hoặc bố trí NƠXH tại các vị trí khác.
Ảnh minh hoạ.

Giải pháp căn cơ với đất ven sông

(PLVN) -  Hà Nội là TP của những dòng sông, nên số lượng đất ven sông, bãi bồi là rất lớn. Theo báo cáo của UBND Hà Nội công bố cuối 2024 cho thấy, chỉ riêng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội đã rộng khoảng 23.551ha, liên quan gần 364 ngàn nhân khẩu, hơn 94 ngàn hộ gia đình.
Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp được đề xuất làm trụ sở cho P.Yên Sở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Ảnh internet

Một trung tâm thương mại tại Hà Nội sẽ được dùng làm trụ sở phường

(PLVN) - Hà Nội dự kiến sử dụng Trung tâm thương mại Trung Văn làm trụ sở của phường Đại Mỗ mới, nguyên nhân do trên địa bàn phường Trung Văn hiện chỉ có một trụ sở cơ quan hành chính có thể sử dụng, nhưng diện tích lại không đủ để bố trí đầy đủ các cơ quan của phường Đại Mỗ sau sáp nhập.

Dự án Khu nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, Đông Anh do Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.

Phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội: Nỗ lực giải toả nỗi lo người thu nhập thấp không có nhà Hà Nội

(PLVN) - Giá bất động sản và thuê nhà ở các đô thị lớn như Hà Nội liên tục tăng cao, khiến nhà ở xã hội được nhiều người trẻ, công nhân, người thu nhập thấp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình, điều kiện để mua, thuê nhà ở xã hội, dẫn đến việc nhiều người nhẹ dạ tin theo “cò” tư vấn, đặt cọc rồi bị sập bẫy các chiêu lừa đảo.
Khu nhà ở xã hội Evergreen (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Phát triển một triệu căn nhà ở xã hội: Người lao động “chạm tay vào giấc mơ” có nhà ở

(PLVN) -  Chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân.Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động đủ điều kiện đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.