"Ngày chồng tôi được duyệt suất ưu đãi mua căn hộ, gia đình rất tự hào vì để được chọn phải xét đến thâm niên, cống hiến, chức vụ, cấp bậc... Bao nhiêu tiền dành dụm, chúng tôi dồn vào căn nhà", bà Giàu kể. Chồng bà làm trong ngành dầu khí nên mới được suất mua tại khu chung cư ở quận 2, TP HCM này.
Tiếng là nhà ưu đãi nhưng bà Giàu cho biết giá gia đình phải mua tương đương với thị trường. Đã vậy chưa đầy một năm sau khi mua căn hộ, giá trên thị trường giảm giá từ 21,36 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 15,5 triệu đồng mỗi m2. Tháng 10/2011, Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí tuyên bố bán tháo vì áp lực trả nợ.
Đến đầu năm nay, có người còn mua được các căn hộ ở đây với giá 13-14 triệu đồng mỗi m2.
"Chúng tôi chờ mãi không thấy nhà, giá lại rớt 30-40% nên mất ăn mất ngủ như ngồi trên lửa, cầu cứu, kiến nghị khắp nơi. Khi vỡ lở ra suất mua căn hộ ưu đãi này thực chất chỉ là... ngược đãi thì đã muộn", bà Giàu than thở. Thứ sáu, 27/6/2014 | 11:29 GMT+7Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|PrintEmail
Mua nhà suất ưu đãi thành ngược đãi
Chi 2 tỷ đồng cho suất mua ưu đãi tại PetroVietnam Landmark từ 2010, đến nay bà Giàu vẫn chưa được nhận nhà mà giá thị trường đã rớt tới 30-40%.
Bùng nổ tranh chấp đòi nhà tại TP HCM
"Ngày chồng tôi được duyệt suất ưu đãi mua căn hộ, gia đình rất tự hào vì để được chọn phải xét đến thâm niên, cống hiến, chức vụ, cấp bậc... Bao nhiêu tiền dành dụm, chúng tôi dồn vào căn nhà", bà Giàu kể. Chồng bà làm trong ngành dầu khí nên mới được suất mua tại khu chung cư ở quận 2, TP HCM này.
Tiếng là nhà ưu đãi nhưng bà Giàu cho biết giá gia đình phải mua tương đương với thị trường. Đã vậy chưa đầy một năm sau khi mua căn hộ, giá trên thị trường giảm giá từ 21,36 triệu đồng mỗi m2 xuống còn 15,5 triệu đồng mỗi m2. Tháng 10/2011, Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí tuyên bố bán tháo vì áp lực trả nợ.
Đến đầu năm nay, có người còn mua được các căn hộ ở đây với giá 13-14 triệu đồng mỗi m2.
"Chúng tôi chờ mãi không thấy nhà, giá lại rớt 30-40% nên mất ăn mất ngủ như ngồi trên lửa, cầu cứu, kiến nghị khắp nơi. Khi vỡ lở ra suất mua căn hộ ưu đãi này thực chất chỉ là... ngược đãi thì đã muộn", bà Giàu than thở.
Ông Hùng, cán bộ có thâm niên ngành dầu khí cũng mua một suất ưu đãi dự án này từ năm 2010, đóng tiền tỷ và rơi vào cảnh mắc cạn. "Tôi chỉ mong sớm được nhận nhà, bao nhiêu lỗ lã gạt hết sang một bên. Nếu biết trước suất ưu đãi thành ra kết cục này, chắc không ai can đảm lao vào", ông Hùng bộc bạch.
Theo tài lài liệu VnExpress.net thu thập được, khách hàng được duyệt mua ưu đãi dự án PetroVietnam Landmark lên đến hàng trăm người cả ở TP HCM và Hà Nội. Ngoài ra, số khách hàng mua căn hộ này vào thời điểm chủ đầu tư đại hạ giá gần 30% năm 2011 cũng lên đến hàng chục người.
Công ty TNHH đầu tư phát triển Đông Hàn quyết định rót tiền mua căn hộ Petro Vietnam Landmark vì dự án này đại hạ giá 30% trong năm 2011. Thời điểm này, căn hộ chung cư ở quận 2 có giá 15,5 triệu đồng mỗi m2 là hàng hiếm, giá hời nên nhiều nhà đầu tư sẵn sàng xuống tiền.
Theo quy định của chủ đầu tư, khách hàng mua nhà bán tháo đợt này phải thanh toán 100% giá trị căn hộ. Vì thế, dù dự án chưa bàn giao, Công ty Đông Hàn đã dốc hầu bao đóng 7,4 tỷ đồng để gom 3 căn hộ, rồi sớm thất vọng vì đến nay dự án vẫn ì ạch. "Chúng tôi mua do thấy giá rẻ nhưng cũng vì uy tín của ngành dầu khí nữa. Vậy mà chủ đầu tư nhiều lần hứa hẹn sẽ bàn giao nhà mà gần 40 tháng qua tất cả chỉ là lời hứa", đại diện Công ty Đông Hàn cho hay.
Trung tuần tháng 4/2014, tại phiên tòa xét xử khiếu kiện của khách hàng, đại diện chủ đầu tư dự án PetroVietnam Landmark tuy khẳng định sẽ nỗ lực hoàn thiện dự án nhưng không thể xác định thời gian bàn giao nhà cụ thể.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, Nguyễn Văn Đực phân tích: "Lẽ ra người mua nhà cần phải lường trước kịch bản không mấy sáng sủa khi mang tiền đổ vào các suất đầu tư này. Nguyên tắc bất di bất dịch là đã bán đổ bán tháo hay ưu đãi thì đều có xác suất rủi ro cao".
Theo ông Đực, chủ đầu tư có lỗi nhưng trước tiên khách hàng cần phải tỉnh táo bảo vệ quyền lợi của mình. Trong điều kiện thị trường khó khăn, ế ẩm, tài chính của chủ đầu tư trục trặc, nợ ngân hàng bủa vây, doanh nghiệp bất động sản buộc phải tìm đến các gói kích cầu như một giải pháp cấp bách là điều tất yếu. Chẳng may rủi ro đã vượt ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nên mới dẫn đến câu chuyện người mua đóng đủ tiền nhưng dự án vẫn chưa xây xong.
"Trong giai đoạn khủng hoảng, cách duy nhất để hạn chế rủi ro cho người mua nhà là khách hàng phải tìm hiểu thật kỹ dự án cũng như chủ đầu tư để chọn mặt gửi vàng", chuyên gia này khuyên.
Tổng giám đốc Công ty địa ốc Nam Việt, Phùng Văn Năng khuyến cáo trong giai đoạn nhạy cảm (doanh nghiệp hôm nay là đại gia ngày mai có thể thành con nợ), khách hàng nên thận trọng khi mua nhà hình thành trong tương lai. Cách an toàn nhất là mua nhà đã hoàn thiện có thể vào ở ngay. Cách thứ hai cũng ít rủi ro là chọn mua dự án xây đúng tiến độ, có cam kết ngày bàn giao trong tương lai gần.
"Các gói ưu đãi, hạ giá chỉ để tham khảo chứ không phải là yếu tố quyết định mua căn hộ. Những thông số cần cân nhắc là vị trí, hạ tầng, chất lượng, tiến độ xây dựng, uy tín và năng lực tài chính của chủ đầu tư... rồi mới đến giá cả và khuyến mãi", ông Năng nhấn mạnh./.
Theo VnExpress