Kiểm toán Nhà nước "điểm mặt" hàng loạt địa phương vi phạm quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kiểm toán Nhà nước vừa mới công bố báo cáo kết quả kiểm toán 2020, trong đó cho thấy hàng loạt địa phương đã vi phạm về quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, chưa điều chỉnh lại đơn giá thuê đất khi hết thời gian ổn định đơn giá thuê như TP. Đà Nẵng, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Hải Dương, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lào Cai, Phú Yên, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Bắc Giang, Thái Nguyên, Đồng Nai, Gia Lai, Kiên Giang...
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, các vi phạm được chỉ ra như một số địa phương cho hộ cá nhân thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để khai thác khoáng sản nhưng chưa nộp tiền thuê đất. Điển hình như tỉnh Thái Nguyên (11 đơn vị); tỉnh Lai Châu (09 đơn vị); TP. Cần Thơ (06 đơn vị); Hoặc thậm chí đấu giá các khu đất khi chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, toàn bộ các dự án BOT trên địa bàn chưa xác định tiền thuê đất theo quy định như ở tỉnh Đồng Nai.

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng lưu ý trường hợp của tỉnh Thái Nguyên còn hạch toán vào thu ngân sách nhà nước năm 2019 để cân đối chi đối với khoản tạm nộp tiền sử dụng đất nhưng đến thời điểm kiểm toán chưa có quyết định giao đất cho doanh nghiệp 105,7 tỷ đồng; Tỉnh Lạng Sơn điều tiết các khoản thu tiền sử dụng đất tại cấp huyện cho ngân sách tỉnh chưa phù hợp với Nghị quyết Hội đồng nhân dân.

Riêng tại tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ 100% tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất thực hiện dự án, kinh doanh khai thác chợ thuộc địa bàn xã ở các huyện chưa phù hợp quy định.

Qua kiểm toán công tác quản lý đất đai tại một số dự án giao đất, cho thuê đất, Kiển toán Nhà nước cũng chỉ ra hàng loạt tồn tại, bất cập. Đó là tình trạng giao đất cho dự án có xây dựng nhà ở thương mại nhưng không thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo quy định như TP. Cần Thơ, Kiên Giang; Giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án khi chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng theo quy định như TP. Hải Phòng.

Hoặc chưa bố trí đủ 20% tổng diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định: TP. Cần Thơ có dự án khu dân cư Cái Sơn Hàng Bàng mở rộng và khu dân cư 91B giai đoạn 3, TP. Hải Phòng với giai đoạn 2 dự án đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ - thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ, tỉnh Kiên Giang với 02 dự án phát triển nhà ở thương mại tại thành phố Rạch Giá.

Tại tỉnh Long An, còn có những tình trạng phê duyệt chủ trương đầu tư khi dự án chưa lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường; giãn tiến độ đầu tư cho các dự án trên 24 tháng chưa phù hợp; không thẩm định về điều kiện giao đất, cho thuê đất quy định tại một số dự án; điều chỉnh chủ trương đầu tư, mục tiêu dự án từ khu tái định cư sang khu dân cư, tái định cư chưa có quyết định cơ quan thẩm quyền; giao đất, cho thuê đất theo tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.

Cho phép khai thác khoáng sản nhưng chưa có hợp đồng thuê đất

Ở một số nơi khác thì lại cho khai thác khoáng sản nhưng chưa có hợp đồng thuê đất, chưa xác định tiền thuê đất phải nộp. Trong đó có: Tỉnh Nam Định (07 đơn vị khai thác khoáng sản, 05 đơn vị khai thác tài nguyên nước; Tỉnh Thừa Thiên - Huế: 09 doanh nghiệp khai thác khoáng sản); Tỉnh Thái Bình (13 doanh nghiệp khai thác tài nguyên nước).

Đặc biệt, tại nhiều địa phương, tình trạng các doanh nghiệp khai thác khoáng sản chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền khá phổ biến. Cụ thể, TP. Hải Phòng có 03 doanh nghiệp khai thác nước ở khu vực Vĩnh Bảo - Tiên Lãng; Tỉnh Nghệ An có 15 doanh nghiệp; Tỉnh Hà Giang 03 đơn vị; Tỉnh Bắc Giang 03 đơn vị; Tỉnh Thái Nguyên 09 đơn vị; Tỉnh Thanh Hóa 05 đơn vị đã kê khai, nộp thuế tài nguyên…

Đồng thời, nhiều dự án đã hết hạn giấp phép như 05 mỏ khoáng sản và 01 đơn vị khai thác tài nguyên nước tại tỉnh Nam Định, nhiều dự án thì lại chưa được xác định, nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước như tại tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Bình Phước...

Ở một số địa phương, doanh nghiệp còn chưa thực hiện nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản song Bộ Tài nguyên & Môi trường và UBND tỉnh chưa thực hiện rà soát, xem xét thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định (tỉnh Bình Phước); Chưa thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định, cho phép chuyển nhượng mỏ khai thác khoáng sản khi không đủ điều kiện chuyển nhượng, chưa thu hồi mỏ đã cấp phép khi quá thời hạn không xây dựng mỏ, khai thác khoáng sản ngoài phần diện tích nhà nước cho thuê (tỉnh Đồng Nai); Chưa ban hành đầy đủ tỷ lệ quy đổi khoáng sản nguyên khai để có căn cứ xác định phí bảo vệ môi trường (tỉnh Thái Nguyên).

Một số trường hợp còn miễn, giảm tiền thuê đất cho cả thời gian chậm nộp hồ sơ, thủ tục miễn giảm chưa đúng quy định Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (3 doanh nghiệp); Tỉnh Quảng Ngãi (3 dự án xã hội hóa); Tỉnh Đồng Nai (1 đơn vị); Tỉnh Ninh Bình (5 doanh nghiệp); chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện ưu đãi; miễn tiền thuê đất thuộc lĩnh vực xã hội hóa nhưng cơ quan thuế chưa tham mưu cho Tỉnh để tổ chức kiểm tra đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện được ưu đãi như tỉnh Trà Vinh (5 đơn vị)…

Trước thực trạng này, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị cần xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2020.

Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.