Hạ tầng giao thông mở lối cho Gia Lai bứt phá

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Những dự án giao thông trọng điểm liên tục triển khai đang dần phá bỏ các “điểm nghẽn” về hạ tầng, qua đó thúc đẩy sự bứt phá của Gia Lai, trở thành điểm sáng trên bản đồ đầu tư.

"Đường lớn đã mở"

Ngược dòng quá khứ, khi nhắc đến những khu vực như Tây Nguyên hay Tây Nam Bộ, các nhà đầu tư, đặc biệt là khu vực phía Bắc thường có phần dè dặt, e ngại vì khoảng cách địa lý xa xôi và hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế.

Trong kí ức của nhiều tài xế, trước đây, để đi từ TP. Pleiku vào TP. Hồ Chí Minh và ngược lại thì thường phải mất thêm 3-5 tiếng do đường xấu, thậm chí có thời điểm kẹt xe rất lâu mới thông suốt được.

Những con đường “huyết mạch” kết nối Gia Lai với các trung tâm kinh tế trong khu vực.

Những con đường “huyết mạch” kết nối Gia Lai với các trung tâm kinh tế trong khu vực.

Tuy nhiên, Tây Nguyên những năm gần đây đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ để xóa nhòa những định kiến về một vùng trũng kinh tế, giao thông chia cắt cách trở. So với các địa phương ở Tây Nguyên, Gia Lai có những lợi thế địa lý nổi trội hơn hẳn khi nằm ở vị trí trung tâm trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia, đồng thời là cửa ngõ của cả vùng cao nguyên rộng lớn kết nối với vùng duyên hải miền Trung.

Với tiềm năng vốn có như vậy, chìa khóa để có sự “thay da đổi thịt” của Gia Lai là tạo đột phá trong kết nối giao thông. Và những con đường “huyết mạch” đã lần lượt được hoàn thiện tại Gia Lai như quốc lộ 14 xuyên suốt tới TP. Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũng là 1 phần của tuyến đường xuyên Á AH17 từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu), quốc lộ 25 đi Phú Yên, quốc lộ 19 nối Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh với cảng Quy Nhơn…

Nếu như dưới mặt đất, mạng lưới giao thông xương sống đã định hình khả năng kết nối của “thủ phủ hồ tiêu” với các trung tâm kinh tế lân cận thì bầu trời Gia Lai cũng không ngừng nhộn nhịp khi sân bay Pleiku có sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không lớn. Ngoài đường bay kết nối Hà Nội và TP HCM, Bamboo Airways còn khai thác đường bay từ Pleiku đến Đà Nẵng, Hải Phòng – những trung tâm kinh tế, du lịch lớn của cả nước.

Có thể khẳng định, sự hoàn thiện hạ tầng giao kết nối của Gia Lai đã góp phần không nhỏ trong việc khai thác tốt tiềm năng của điểm kết nối vùng. Sự xuất hiện của những công trình mới không chỉ giúp người dân thông thương hàng hóa, đi lại thuận tiện mà còn tạo cú hích cho thị trường bất động sản dần hiện hữu.

Đón sóng đầu tư mới

Từ sự hoàn hiện hạ tầng giao thông kết nối cho đến các giải pháp xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tiếp tục được Gia Lai tập trung đẩy mạnh.

Mới đây, tỉnh Gia Lai đã thống nhất thông qua kế hoạch và phương án phân bổ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn dự kiến trên 18.259 tỷ đồng. Cụ thể, 82 dự án đầu tư công sẽ bao gồm các công trình trọng điểm nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của tỉnh, nhiều dự án giao thông được nhận định sẽ tạo động lực đưa kinh tế - du lịch Gia Lai “cất cánh”.

Bên cạnh đó, lộ trình nâng cấp hệ thống giao thông trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ là trợ lực tiếp theo giúp Gia Lai tiến nhanh hơn trên đường băng tăng trưởng.

Gia Lai sở hữu nhiều tiềm năng đón đầu xu hướng nghỉ dưỡng vùng đồi núi hậu đại dịch.

Gia Lai sở hữu nhiều tiềm năng đón đầu xu hướng nghỉ dưỡng vùng đồi núi hậu đại dịch.

Cụ thể, sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku sẽ đưa Gia Lai “lấn biển”, trở thành cửa ngõ ra biển Đông của Lào – Campuchia, đồng thời vươn xa hơn kết nối với các nước Thái Lan, Myanmar. Đây cũng là tuyến đường cao tốc ngang kết nối với các tuyến cao tốc dọc (cao tốc Bắc – Nam) góp phần hoàn chỉnh mạng đường bộ cao tốc Việt Nam. Ngoài ra, tuyến đường cao tốc tạo điều kiện để 2 tỉnh khai thác quỹ đất dọc đường, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị kết nối, tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương.

Kết hợp lộ trình nâng công suất của cảng hàng không Pleiku đến năm 2030 lên 4 triệu khách/năm, có thể nói Gia Lai đã sẵn sàng đón đầu dòng khách du lịch đang dịch chuyển từ biển lên núi được dự báo sẽ trở thành xu hướng dẫn dắt hậu đại dịch.

Giao thông thông suốt, những định kiến về khoảng cách địa lý được xóa bỏ, những điểm đến thu hút được du lịch và giàu tiềm năng kinh doanh đang dần được khai phá. Với cơ chế thu hút đầu tư năng động, sáng tạo của tỉnh, không bất ngờ khi nhiều tập đoàn hàng đầu đã đặt niềm tin và bắt đầu ghi dấu sự hiện diện tại Gia Lai với vai trò dẫn dắt thị trường như TNR với khu đô thị TNR Stars Đắk Đoa, Vingroup với Vincom Shophouse Pleiku…

Mới đây, Tập đoàn FLC cũng đã triển khai dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai tại thành phố Pleiku, hay Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái - sân golf FLC Gia Lai quy mô hàng trăm ha tại huyện Đak Đoa…

Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư kỳ cựu, bất động sản Gia Lai vẫn còn nhiều tiềm năng sinh lời và đã sẵn sàng “thiên thời, địa lợi” để vươn tầm trở thành thị trường đáng đầu tư bậc nhất khu vực Tây Nguyên nói riêng trong thời gian tới.

Theo Theo Báo Đầu tư
 Một trong những dự án NƠXH tại Thừa Thiên Huế. (Ảnh trong bài: Thùy Nhung)

Vướng mắc khi tiếp cận vốn vay nhà ở xã hội

(PLVN) - Đầu tư phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, mà hỗ trợ an sinh xã hội cũng như thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nhà ở của tỉnh Thừa Thiên Huế. Song nguồn vốn vay này đang có những vướng mắc nhất định trong thực hiện.
Quang cảnh buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Quốc hội kiểm tra công tác quản lý thị trường bất động sản tại Quảng Ninh

(PLVN) - Mới đây, Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 do bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 áp dụng từ ngày 01/8/2024

(PLVN) - Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Kể từ ngày 01/8/2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực thi hành, nhiều điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ được áp dụng.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐH Luật TP HCM và Đoàn Luật sư Tỉnh Khánh Hoà trong khuôn khổ hội thảo.

Luật mới có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp bất động sản

(PLVN) -  TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM cho rằng, mặc dù trong nhiều năm qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, nhưng với những sự thay đổi trong các văn bản pháp luật trụ cột của ngành gần đây, bức tranh bất động sản đang dần có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp…
Mô hình phát triển nhà ở của Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Quý (Goldenland) thành phố Hải Dương.

Bất động sản nào đang 'hút' nhà đầu tư quan tâm nhất tại Hải Dương?

(PLVN) - Tại Hải Dương, dự án Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Phú Quý (Goldenland) đang thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư bởi đây là một trong số ít các dự án đất nền có vị trí đắc địa, thuận lợi về giao thông và được kết nối với các công trình trọng điểm của tỉnh Hải Dương...
BIM Land tổ chức Đại tiệc Kool Fest tại Halong Marina thu hút 16.000 lượt du khách

BIM Land tổ chức Đại tiệc Kool Fest tại Halong Marina thu hút 16.000 lượt du khách

(PLVN) - Mới đây, nhà phát triển BIM Land - Thành viên tập đoàn BIM Group đã tổ chức Đại tiệc ẩm thực và âm nhạc Kool Fest tại Khu Đô thị vịnh biển Halong Marina, chiêu đãi du khách bằng bữa tiệc âm nhạc hoành tráng quy tụ dàn rapper và ca sĩ đình đám, đại tiệc ẩm thực khổng lồ cùng nhiều trải nghiệm giải trí bên vịnh biển hấp dẫn.