Dự thảo luật đất đai (sửa đổi): Cần quan tâm hơn vấn đề tài chính về đất đai

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất, cơ quan chủ trì thẩm tra không nêu vấn đề tài chính về đất đai để xin ý kiến, nhưng qua góp ý của một số chuyên gia thì đây là vấn đề rất quan trọng nhằm bảo đảm tính đồng bộ của chính sách tài chính đất đai với các quy định pháp luật liên quan.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất thuế thu nhập

Tại Phiên họp Tham vấn ý kiến về Dự thảo Luật Đất đại (sửa đổi) do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức gần đây, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ - kiến nghị cần nghiên cứu sửa đổi thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) cùng đồng thời với sửa Luật Đất đai. Nếu không, sau khi Luật Đất đai có hiệu lực, khoản thuế này có nguy cơ trở nên bất khả thi với hai lý do.

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật thuế thu nhập hiện hành thì thuế suất thuế thu nhập đối với cá nhân chuyển nhượng QSDĐ là 2% trên thu nhập chịu thuế, mà thu nhập này được xác định trên cơ sở giá mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận về giá chuyển nhượng thấp hơn giá Nhà nước quy định thì thu nhập chịu thuế được xác định theo giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.

Tuy nhiên, giá do UBND cấp tỉnh quy định hiện nay thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Do vậy, hầu như người dân khi chuyển nhượng QSDĐ đều có hai hợp đồng, một hợp đồng với giá thỏa thuận thực chỉ có người mua và người bán biết và một hợp đồng được ghi với giá rất thấp dùng để xuất trình khi nộp thuế. Trên thực tế, về cơ bản người dân nộp thuế thu nhập theo giá ảo (giá thấp) trên hợp đồng, hoặc theo giá do UBND cấp tỉnh quy định. Do đó, người dân có thể chấp nhận nộp loại thuế này. Nhưng nếu Nhà nước căn cứ đúng theo giá thị trường (tức là giá chuyển nhượng thực tế) thì với mức thuế thu nhập 2% cộng với 0,5% lệ phí trước bạ sẽ rất khó khả thi. Bởi với mức thu nhập chung và giá cả thị trường bất động sản hiện nay, người dân khó có thể chấp nhận được mức thuế này.

Thứ hai, theo ông Đinh Dũng Sỹ, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ không còn khung giá đất, sẽ không còn loại giá mà UBND cấp tỉnh quy định hiện nay thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường mà thay vào đó là bảng giá đất được xác định trên cơ sở giá đất phổ biến trên thị trường và sẽ là căn cứ để xác định thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ. Theo đó, nếu chúng ta vẫn giữ mức thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ là 2% và lệ phí trước bạ 0,5% như hiện hành thì sẽ không khả thi vì người dân khó có thể chịu nổi mức thuế này. Bởi vậy, cần nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ đồng thời với sửa Luật Đất đai để bảo đảm tính khả thi của chính sách.

Xử lý chênh lệch địa tô đối với đất đai

Cũng quan tâm góp ý vấn đề này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Trần Văn Khải nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại Nghị quyết 18 về hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai đó là: “Nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch”. Đất đai là tài sản lớn nhất của quốc gia, để phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí thì cần phải xử lý được hai vấn đề rất lớn, trong đó có vấn đề chênh lệch địa tô và giá đất.

Ông Trần Văn Khải cho rằng, “chênh lệch địa tô” được hình thành từ việc chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất có giá trị thấp sang loại đất có giá trị cao hơn. Đất nông nghiệp được mua gom, được đền bù với giá rẻ rồi chuyển đổi thành đất phi nông nghiệp, đất ở và đất thương mại, dịch vụ có giá cao gấp cả chục lần, thậm chí cả trăm lần so với đất nông nghiệp. Vì vậy, Luật Đất đai (sửa đổi) lần này phải xóa bỏ bất công từ lợi ích do chênh lệch địa tô, tránh nguồn lực đất đai bị thất thoát, xây dựng chính sách tài chính đất đai, phương thức xác định giá đất và bảo đảm hài hòa lợi ích trong khai thác chênh lệch địa tô giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Để điều tiết chênh lệch địa tô, ông Trần Văn Khải đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo Luật về “phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường” bảo đảm thực sự rõ ràng, thể chế đầy đủ, toàn diện theo yêu cầu của Nghị quyết số 18; nghiên cứu quy định rõ trong Luật mục đích sử dụng đất được dùng làm căn cứ định giá đất là mục đích đất đang sử dụng hiện tại hay trong tương lai; tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể hơn tại Dự thảo Luật về phương pháp xác định giá đất, nguyên tắc xác định giá đất để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến, giúp minh bạch về vấn đề này…

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

(PLVN) - Trước nhiều kiến nghị của người dân liên quan đến giá thuê nhà tại các chung cư do TP Hải Phòng đầu tư bằng ngân sách, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng đã có Thông báo kết luận chính thức, trong đó khẳng định việc tính giá thuê nhà đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Ông Michael Piro – Tổng Giám đốc Indochina Capital.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Thúc đẩy tính minh bạch của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", là "bước ngoặt lịch sử" phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản - với vai trò là một bộ phận quan trọng trong khu vực này - đang được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, mở ra cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Michael Piro - Tổng Giám đốc Indochina Capital đã chia sẻ với Báo PLVN về vấn đề này.
Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng cảnh báo dừng dự án nếu địa phương chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng

(PLVN) - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Xây dựng đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,88%, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng nhiều dự án ì ạch, thậm chí chưa giải ngân, Bộ trưởng Trần Hồng Minh ra công điện yêu cầu các địa phương phải dứt điểm các vướng mắc, đặc biệt là công tác mặt bằng. Nếu không cải thiện, các dự án sẽ bị xem xét dừng, giao lại địa phương theo quy định mới.
Chung cư HH1-HH2, HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình

Hải Phòng: Xử lý nghiêm các vi phạm tại các chung cư thuộc tài sản công

(PLVN) - Hiện nay các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn TP Hải Phòng đang bị sử dụng sai mục đích, nhiều hộ dân không ký hợp đồng thuê nhà, tự ý mua bán, sang nhượng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trước thực trạng này, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm nhằm chấn chỉnh việc quản lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản công.
Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Ngày 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh báo cáo việc xây dựng Nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 1 triệu căn NƠXH đến năm 2030.
Một dự án NƠXH tại TP HCM. (Ảnh: T.Giang)

TP HCM: Đề xuất gỡ vướng vấn đề xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà ở thương mại (NƠTM) không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội (NƠXH). Thay vào đó, các CĐT được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất trên hoặc bố trí NƠXH tại các vị trí khác.
Ảnh minh hoạ.

Giải pháp căn cơ với đất ven sông

(PLVN) -  Hà Nội là TP của những dòng sông, nên số lượng đất ven sông, bãi bồi là rất lớn. Theo báo cáo của UBND Hà Nội công bố cuối 2024 cho thấy, chỉ riêng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội đã rộng khoảng 23.551ha, liên quan gần 364 ngàn nhân khẩu, hơn 94 ngàn hộ gia đình.
Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp được đề xuất làm trụ sở cho P.Yên Sở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Ảnh internet

Một trung tâm thương mại tại Hà Nội sẽ được dùng làm trụ sở phường

(PLVN) - Hà Nội dự kiến sử dụng Trung tâm thương mại Trung Văn làm trụ sở của phường Đại Mỗ mới, nguyên nhân do trên địa bàn phường Trung Văn hiện chỉ có một trụ sở cơ quan hành chính có thể sử dụng, nhưng diện tích lại không đủ để bố trí đầy đủ các cơ quan của phường Đại Mỗ sau sáp nhập.

Dự án Khu nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, Đông Anh do Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.

Phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội: Nỗ lực giải toả nỗi lo người thu nhập thấp không có nhà Hà Nội

(PLVN) - Giá bất động sản và thuê nhà ở các đô thị lớn như Hà Nội liên tục tăng cao, khiến nhà ở xã hội được nhiều người trẻ, công nhân, người thu nhập thấp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình, điều kiện để mua, thuê nhà ở xã hội, dẫn đến việc nhiều người nhẹ dạ tin theo “cò” tư vấn, đặt cọc rồi bị sập bẫy các chiêu lừa đảo.
Khu nhà ở xã hội Evergreen (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Phát triển một triệu căn nhà ở xã hội: Người lao động “chạm tay vào giấc mơ” có nhà ở

(PLVN) -  Chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân.Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động đủ điều kiện đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.