Đề xuất sửa đổi quy định về quy hoạch trong Luật Đất đai

(PLO) - Tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý của nhân dân, có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, về thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định hiện hành về thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày  29/11/2013 như sau: “Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm”.

Dự thảo đề xuất sửa đổi như sau: “Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là 30 năm đến 50 năm, cấp tỉnh và cấp huyện là 20 năm đến 30 năm. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, cấp tỉnh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm”.

Đồng thời Dự thảo cũng sửa đổi nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Cụ thể, căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia gồm: Căn cứ lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia kỳ trước; nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và của cấp tỉnh.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm xác định và khoanh định các chỉ tiêu sử dụng đất đối với các nhóm đất đến từng vùng và đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm: a) Nhóm đất nông nghiệp, gồm: đất trồng lúa (trong đó đất chuyên trồng lúa nước), đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất (trong đó đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); b) Nhóm đất phi nông nghiệp, gồm: đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất khu chế xuất; đất khu công nghệ cao; đất khu kinh tế; đất đô thị; đất khu dân cư nông thôn; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất giao thông, đất công trình bưu chính, viễn thông; đất có di tích lịch sử - văn hóa; và đất bãi thải, xử lý chất thải nguy hại; c) Nhóm đất chưa sử dụng, gồm: đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng và đất chưa sử dụng còn lại.

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước; nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước; khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất. 

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.