5 nhà đầu tư ngoại dẫn đầu trên thị trường bất động sản Việt Nam

Theo khảo sát của Công ty Trách nhiệm hữu hạn CBRE Việt Nam, tính đến thời điểm này, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản và Hong Kong (Trung Quốc) đang trong tốp đứng đầu về nắm giữ tài sản bất động sản ở Việt Nam.
Một góc khu đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Một góc khu đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Các nhà đầu tư từ những quốc gia và vùng lãnh thổ này bao gồm cả chủ đầu tư và các quỹ đầu tư vẫn tiếp tục hoạt động tích cực trên thị trường. Cùng đó, các nhà đầu tư từ Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ được kỳ vọng sẽ tham gia tích cực hơn trên thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.

Trước đây, các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu hoạt động tích cực trên thị trường với vai trò là người bán, trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài lại tìm kiếm các cơ hội để mua.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, từ năm 2017, nhà đầu tư trong nước có xu hướng chiếm lĩnh thị trường mua, dẫn đến sự cạnh tranh giữa hai khối nhà đầu tư trong khi số lượng các tài sản là hữu hạn; đặc biệt là tài sản có khả năng sinh lời.

Tình trạng này sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2018 khi mà những người mua trong nước có thể tận dụng sự hiểu biết của mình về thị trường để rút ngắn quá trình hoàn thành giao dịch.

Trên thị trường, hiện đất nền đang đứng đầu về các loại hình bất động sản có số lượng và khối lượng giao dịch cao nhất. Nhà ở và đất xây dựng dự án phức hợp là những loại hình phổ biến nhất.

Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đón nhận sự gia tăng về nguồn cung mới và số lượng nhà bán được trong năm vừa qua.

Thời gian qua, giao dịch chuyển nhượng trên các loại hình bất động sản còn lại được phân bổ đều giữa căn hộ, văn phòng, khách sạn và bán lẻ. Quá trình đô thị hóa tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra cơ hội ở trung tâm và khu vực phát triển trong tương lai.

Tỷ lệ hấp thụ cao trong những năm qua cùng với sự tiếp tục gia tăng về nhu cầu mua nhà do tỷ lệ sở hữu nhà còn chưa cao và mức thu nhập ngày càng tăng giúp duy trì sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như chủ đầu tư trong ít nhất một vài năm tới.

Giá nhà trung bình có xu hướng tăng vừa; trong khi đó nhu cầu cho nhà ở có chất lượng ngày càng tăng cao. Các nhà đầu tư đã và đang cạnh tranh mua lại các dự án ở mức giá ngày càng cao. Một số các dự án đang xây dựng dở đã được chuyển nhượng và khôi phục cho thấy xu thế lạc quan của thị trường. Số lượng giao dịch của các tài sản có sinh lời ở mức hạn chế trong năm 2017, cho thấy nguồn cung còn hạn chế.

Thiếu hụt về nguồn cung sẽ khuyến khích các nhà đầu tư bắt tay hợp tác với những tập đoàn trong nước để đầu tư xây dựng dự án. Đồng thời, nhiều quỹ đầu tư bất động sản cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm mua lại cổ phần của các chủ đầu tư lớn trong nước./.

Theo Vietnam+
Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.