Xuất hiện nhiều thủ đoạn rửa tiền tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm rửa tiền thường lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt của người dân để mua tài sản có giá trị cao như bất động sản, ô tô, vàng bạc…, sau đó nhờ người khác đứng tên, cất giấu nhằm hợp pháp hóa nguồn tiền thu được từ các hoạt động tội phạm.

Sáng 31/5, TAND tối cao phối hợp cùng Ngân hàng nhà nước tổ chức công bố Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP (Nghị quyết số 03) ngày 24/5/2019 hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật hình sự về tội rửa tiền. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 7/7/2019.Theo báo cáo tại Hội nghị, rửa tiền là loại tội phạm khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đang có diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn rửa tiền tinh vi, xảo quyệt. 

Tội phạm rửa tiền thường lợi dụng thói quen giao dịch bằng tiền mặt của người dân để mua tài sản có giá trị cao như bất động sản, ô tô, vàng bạc…, sau đó nhờ người khác đứng tên, cất giấu nhằm hợp pháp hóa nguồn tiền thu được từ các hoạt động tội phạm.

Trước diễn biến đó, để có cơ sở pháp lý nhằm xử lý hiệu quả tội phạm rửa tiền, BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung và cụ thể hóa các tình tiết có tính chất định tính về tội rửa tiền nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Nhưng thực tiễn vẫn còn một số quy định chưa  thực sự rõ ràng, cụ thể.

Nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn xét xử, góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, minh bạch tài sản, thu nhập; đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh cam kết của Việt Nam trong công tác chống rửa tiền…, HĐTP TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết 03.

Nghị quyết 03 gồm 6 điều, trong đó đáng chú ý đã bổ sung, quy định cụ thể về một số tình tiết định tội (Điều 4), quy định rõ về hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự. Nghị quyết cũng nêu rõ về khái niệm tội phạm nguồn là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và tài sản có được từ tội phạm đó trở thành đối tượng của tội rửa tiền (ví dụ: Tội giết người; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội mua bán người; Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…).

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình tại Lễ công bố Nghị quyết 03
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình tại Lễ công bố Nghị quyết 03

Theo Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình trên thế giới tội rửa tiền không còn xa lạ nhưng với Việt Nam đang còn mới. Việc ban hành Nghị quyết 03 tạo hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này, bởi tội rửa tiền liên quan tới hầu hết các loại tội phạm nguồn (ma túy, lừa đảo, tham nhũng…). 

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh  Nghị quyết 03 có ý nghĩa phòng chống tội phạm, nâng cao tín nhiệm chế định tài chính của Việt Nam, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực thi công ước của LHQ về chống tội phạm tham nhũng, ma túy, rửa tiền… Để ban hành Nghị quyết, hơn 1 năm qua HĐTP đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức nhiều hội thảo trong và ngoài nước, thu được những góp ý quý báu của chuyên gia. 

Từ năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của APG (nhóm châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền), đồng thời cam kết thực thi đầy đủ 40 khuyến nghị về chống rửa tiền và 9 khuyến nghị về chống tài trợ khủng bố. Năm 2009, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước LHQ về Chống tham nhũng và thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Sài Gòn Đại Ninh) được dẫn giải tới tòa.

Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại gia Nguyễn Cao Trí sức khỏe yếu, đang điều trị bệnh

(PLVN) - Theo luật sư của cựu Bộ trưởng và đại gia Nguyễn Cao Trí, sức khỏe của 2 bị cáo yếu, đề nghị HĐXX cho bị cáo được ngồi trả lời và sử dụng phòng y tế khi cần. Bởi ông Dũng đang điều trị nội trú tại khoa thần kinh do di chứng của nhồi máu não, ông Trí đang điều trị bệnh về cột sống, tình trạng bệnh rất xấu.

Đọc thêm

Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam kể công

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam khai, khi nhận thức được hành vi sai phạm, ông đã làm đơn tự thú khi cơ quan công an chưa phát hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ông Thái còn nói, nhờ đơn tố giác của ông mà phát hiện đường dây SGK giả lớn nhất từ trước tới nay.

Triệt phá đường dây chế độ vũ khí quân dụng

Các đối tượng bị bắt giam về tội "Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng" cùng tang vật (Ảnh: CACC).
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT quận 4 (TP HCM) vừa triệt phá đường dây “độ, chế”, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ liên tỉnh/thành; khởi tố, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp

Kỷ luật 2 lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).