Thu giữ tài sản bảo đảm: Thế nào là hợp pháp?

(PLO) - Pháp luật ghi nhận thu giữ tài sản bảo đảm là quyền hợp pháp của chủ nợ, thế nhưng khi các tổ chức tín dụng thực hiện quyền của mình thường vấp phải sự chống đối của “con nợ” và đôi khi là sự phản ứng trái chiều từ dư luận xã hội.
Các tổ chức tín dụng thực hiện quyền của mình thường vấp phải sự chống đối của “con nợ”
Các tổ chức tín dụng thực hiện quyền của mình thường vấp phải sự chống đối của “con nợ”

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO đồng thời là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tư vấn, phản biện chính sách tài chính cho rằng: Quyền thu giữ tài sản bảo đảm được pháp luật cho phép song thường trái ý muốn của chủ sở hữu và người nắm giữ tài sản bảo đảm. Do đó, việc không nhận được sự đồng tình, hợp tác, thậm chí còn chống đối, phản ứng dữ dội của người đang giữ tài sản bảo đảm thường xảy ra.

Dưới đây là phân tích của luật sư Trương Thanh Đức xung quanh vấn đề đang gây nhiều tranh cãi này:

Thưa luật sư, trước hết xin ông cho biết pháp luật quy định như thế nào về việc thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng?

- Điều 336 về “Xử lý tài sản cầm cố” và Điều 355 về “Xử lý tài sản thế chấp” của Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như khoản 1, Điều 63 về “Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29-12-2006 của Chính phủ về “Giao dịch bảo đảm” đã quy định cụ thể như sau:

Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý hoặc yêu cầu Toà án giải quyết.

Người xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp này chính là bên nhận bảo đảm, mà điển hình nhất là các tổ chức tín dụng nhận thế chấp tài sản để cho vay vốn.

Quyền thu giữ tài sản của các tổ chức tín dụng là hợp pháp, tuy nhiên, quá trình thu giữ tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng được phép làm những gì và trách nhiệm của tổ chức tín dụng như thế nào, thưa luật sư?

- Các quy định pháp luật nêu trên đã quy định hai trách nhiệm của các tổ chức tín dụng khi thực hiện việc thu giữ để xử lý tài sản bảo đảm. Thứ nhất, phải thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Thời hạn hợp lý sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng thông thường thì tối thiểu là khoảng 5 – 7 ngày. Văn bản thông báo thu giữ tài sản phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Thứ hai, các tổ chức tín dụng không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

Yêu cầu hành xử không được trái với quy định của pháp luật (hay trái với điều cấm của pháp luật) và không trái với đạo đức xã hội là một trong những nguyên tắc cơ bản đối với các quan hệ dân sự nói chung. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng như pháp luật không giải thích cụ thế thế nào là các biện pháp trái quy định pháp luật và trái đạo đức xã hội. 

Tuy nhiên, có thể hiểu, các tổ chức tín dụng được quyền thực hiện các biện pháp sau: Được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành việc thu giữ tài sản bảo đảm; được thu thập, phân tích, đối chiếu các thông tin liên quan đến tài sản bảo đảm; được yêu cầu chủ sở hữu và người giữ tài sản bảo đảm cung cấp thông tin, thực hiện việc bảo quản, bàn giao, thu giữ tài sản bảo đảm;

Được đề nghị chính quyền địa phương, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân liên quan hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm; được yết thị thông báo tại nơi có tài sản bảo đảm; được thông báo cho các tổ chức, cá nhân hữu quan và đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng về việc thu giữ tài sản; được sử dụng các biện pháp để di chuyển tài sản bảo đảm đến nơi khác; được kê biên, phong tỏa, niêm phong để áp đặt quyền quản lý, trông giữ, bảo vệ tài sản bảo đảm;...

Nếu các tổ chức tín dụng sử dụng các biện pháp sau đây thì sẽ bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội: Thực hiện những hành vi lừa gạt, sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực đối với người giữ tài sản bảo đảm; thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của người giữ tài sản và tổ chức, cá nhân khác liên quan.

Luật sư Trương Thanh Đức
Luật sư Trương Thanh Đức

Thực tế hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng thời gian qua cho thấy khi các tổ chức này thực hiện quyền của mình hợp pháp, đúng pháp luật song vẫn bị dư luận phản ứng trái chiều, người nắm giữ tài sản chống đối, không hợp tác. Xin luật sư cho biết, trong trường hợp này, tổ chức tín dụng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?

- Công chúng và người có nghĩa vụ phản ứng là do nhiều khi chưa hiểu rõ quy định của pháp luật về quyền của chủ nợ có bảo đảm. Hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm là một hoạt động hợp pháp, được pháp luật cho phép, nhưng lại thường trái ý muốn của chủ sở hữu và người nắm giữ tài sản bảo đảm. Do đó, trên thực tế có thể xảy ra nhiều trường hợp các tổ chức tín dụng không nhận được được đồng tình, hợp tác, thậm chí còn chống đối, phản ứng dữ dội của người đang giữ tài sản bảo đảm.

Để giải quyết tình trạng này, khoản 5, Điều 63 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy định rõ: “Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.”

Khoản 2, Điều 14 về “Trách nhiệm thi hành” Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06-6-2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm” cũng đã quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Công an và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong phạm vi quản lý của mình tích cực phối hợp, hỗ trợ bên nhận bảo đảm thực hiện việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm và nghiêm túc quán triệt, thi hành Thông tư này.”

Người có trách nhiệm giao tài sản bảo đảm cho các tổ chức tín dụng mà chống đối, không bàn giao tài sản là vi phạm pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.

Khi đó, bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường theo quy định tại khoản 4, Điều 63 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Nếu họ có những hành vi gây mất trật tự trị an hay xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nhân viên các tổ chức tín dụng hay người khác, thì tùy theo mức độ vi phạm còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự, bị xử phạt vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng sau khi thu giữ tài sản bảo đảm một cách hợp pháp thì có được quyền chủ động bán tài sản để thu nợ không, thưa luật sư?

- Việc bán tài sản bảo đảm là một trong những quyền quan trọng nhất của các tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm. Việc này được thực hiện theo quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Về nguyên tắc, tổ chức tín dụng được quyền chủ động bán tài sản bảo đảm mà không phụ thuộc vào việc đã hay chưa thu giữ được tài sản bảo đảm.

Do vậy, nếu đã thu giữ được tài sản bảo đảm, thì tổ chức tín dụng đương nhiên có quyền bán tài sản để thu hồi nợ. Khi đó, việc bán tài sản sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, đơn giản hơn nhiều so với trường hợp chưa thu giữ được tài sản bảo đảm.

Xin cảm ơn luật sư!

Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.