Sẽ xuất hiện resort 5 sao trên đỉnh Mẫu Sơn

(PLO) -  Với việc công bố đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng vào khu du lịch Mẫu Sơn (Lạng Sơn), chủ đầu tư kỳ vọng sẽ biến khung cảnh hoang sơ miền biên cương phía Bắc thành trung tâm vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng sầm uất bậc nhất Việt Nam.
Một góc Mẫu Sơn khi xuất hiện băng tuyết
Một góc Mẫu Sơn khi xuất hiện băng tuyết

Dự án lớn bậc nhất Lạng Sơn

Ngày 10/12, UBND tỉnh Lạng Sơn và chủ đầu tư tổ chức khởi công Dự án Khu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái Núi tuyết Mẫu Sơn tại khu du lịch Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất tỉnh Lạng Sơn từ trước đến nay.

Chủ đầu tư là Cty CP Núi tuyết Mẫu Sơn, do ông Nguyễn Việt Phương (SN 1976) làm Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc. Ông Phương là người góp công vào sự thành công của khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng, do SunGroup làm chủ đầu tư), người có năng lực quản trị và phát triển du lịch.

Mẫu Sơn là khu du lịch khá nổi tiếng ở phía Bắc, có độ cao hơn 1.500 mét, khí hậu quanh năm mát mẻ. Đặc biệt, mùa Đông thường có hiện tượng băng tuyết thu hút được sự quan tâm của du khách. Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng trong một thời gian dài Mẫu Sơn ít được cải tạo, nâng cấp.

Lượng khách đến đây chủ yếu là người địa phương và lác đác từ các địa phương xung quanh. Họ đến đây chủ yếu để vãn cảnh trong vài tiếng đồng hồ rồi xuôi xuống TP Lạng Sơn, cách đó chừng 30km. Do không có các dịch vụ du lịch kết hợp vui chơi giải trí nên doanh thu du lịch Mẫu Sơn gần như là con số không.

Theo tìm hiểu, hơn chục năm về trước, khu du lịch này cũng được một số đơn vị tư nhân vào đầu tư. Tuy nhiên, do ít vốn, cách làm manh mún, tự phát, không đồng bộ giữa các đơn vị nên không mang lại hiệu quả. Nhiều hạng mục khu du lịch Mẫu Sơn xuống cấp, đặc biệt là hệ thống nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Tình trạng rác thải cũng được dư luận quan ngại sau mỗi dịp lễ, tết đông người đến đây. Mẫu Sơn trong mắt khách du lịch là vùng đất hoang sơ, ảm đạm.

Việc Cty CP Núi tuyết Mẫu Sơn đầu tư dự án với số vốn “khủng” được dư luận địa phương háo hức quan tâm và chờ đợi nhưng không thiếu vẻ hoài nghi do lịch sử khu du lịch Mẫu Sơn đã có nhà đầu tư thất bại.

Sẽ xuất hiện resort 5 sao trên đỉnh Mẫu Sơn?

Theo ông Nguyễn Việt Phương, dự án được chia làm ba giai đoạn, tổng mức đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng. Giai đoạn đầu sẽ đầu tư hệ thống cáp treo và khu du lịch văn hóa tâm linh với khoảng 3.025 tỷ đồng. Tuyến cáp treo dài khoảng 5,7km, được kéo từ khu vực xã Bằng Khánh (huyện Lộc Bình) đến khu vực Chân Mây trên đỉnh Mẫu Sơn. Công suất vận chuyển của tuyến cáp này là 2.000 người/giờ, tương đương 1,6 triệu người/năm. Đối tác thiết kế, xây dựng cáp treo này đến từ Áo, đơn vị từng thực hiện tuyến cáp treo Bà Nà, Fanxipan… “Dự án sẽ được chúng tôi hoàn thành và đưa vào sử dụng trong dịp lễ 30/4/2018”, ông Phương nói.

Cũng theo ông Phương, dự án sẽ xây dựng khu phức hợp vui chơi giải trí ngoài trời; khu nghỉ dưỡng mang kiến trúc Pháp với 600 phòng từ 2 sao đến 5 sao. Đặc biệt sẽ có những khu resort 5 sao cao cấp được xây dựng phục vụ nghỉ dưỡng. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo nên một khu du lịch đạt tiêu chuẩn vùng và khu vực, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước”, ông Phương chia sẻ.

Giải thích lí do chọn Mẫu Sơn để đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, ông Phương cho biết, trước đây khi đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp chọn hai địa điểm lớn và bốn địa điểm nhỏ hơn để phát triển du lịch. Hai địa điểm lớn là Sapa và Đà Đạt hiện nay trở thành những khu du lịch của cả trong và ngoài nước.

Trong bốn địa điểm nhỏ hơn là Bà Nà (Đà Nẵng), Fanxipan (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và Mẫu Sơn thì Mẫu Sơn là khu vực còn hoang sơ nhất, nhưng lại giàu tiềm năng du lịch, nghỉ dưỡng. “Đây là nguyên nhân khiến chúng tôi chọn Mẫu Sơn để đầu tư”, ông Phương nói.

Theo ghi nhận, người dân địa phương rất quan tâm đến dự án này, kỳ vọng khu du lịch Mẫu Sơn sẽ ngang tầm với các khu nổi tiếng cả nước như Đà Lạt, Sapa, Bà Nà… Tuy nhiên, đi liền với kỳ vọng là những băn khoăn. Theo đó, một số dư luận cho rằng, Bà Nà và Fanxipan do chưa có đường bộ nên phải làm cáp treo.

Mẫu Sơn là khu du lịch có đường bộ lên đến tận đỉnh nên việc xây cáp treo có thể sẽ không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, cáp treo chỉ dẫn đến khu vực Chân Mây, cách đỉnh Mẫu Sơn, nơi trung tâm du lịch khoảng 2km cũng là một bất tiện cho du khách, nhất là với người địa phương mức sống còn eo hẹp.

Trả lời thắc mắc này, ông Phương cho biết Bà Nà cũng có đường bộ như Mẫu Sơn. Hơn nữa đường Mẫu Sơn trắc trở, vận chuyển được ít khách và thiếu an toàn. Do đó, dù xây dựng cáp treo tốn kém nhưng chủ đầu tư vẫn ưu tiên thực hiện. 

Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.