Quy hoạch xây dựng nằm ở đâu?

(PLO) - Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Quy hoạch, nhiều chuyên gia không khỏi phân vân về vai trò của quy hoạch xây dựng và tính khả thi của các quy định về quy hoạch trong Dự thảo Luật này.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Quy hoạch xây dựng có tính đặc thù cao

Trong các văn bản pháp luật liên quan từ trước đến giờ, quy hoạch xây dựng vẫn được xác định là việc sắp xếp tổ chức không gian vật thể trong phạm vi một lãnh thổ xác định; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; sử dụng, khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất đai, thiên nhiên, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo lập không gian, môi trường thích hợp cho người dân sống tại vùng lãnh thổ.

Theo nhiều chuyên gia, quy hoạch xây dựng có tính đặc thù cao, được lập trên cơ sở các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra các sản phẩm là hệ thống bản đồ và các quy định làm công cụ pháp lý để thực hiện quản lý phát triển và đầu tư xây dựng không gian vật thể của vùng, đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù.

Quy hoạch xây dựng được lập ở các cấp độ khác nhau, có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào các giới hạn bởi ranh giới hành chính. Quy hoạch xây dựng sử dụng nguồn lực tài chính lớn của nền kinh tế để trực tiếp tạo lập, sắp xếp không gian vật thể bao gồm bất động sản, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội ở những mức độ khác nhau (vùng, đô thị, khu chức năng đặc thù và nông thôn) với vai trò và tác động đối với xã hội là rất lớn.

Chính vì vậy, quy hoạch xây dựng là cơ sở hình thành các dự án đầu tư và là công cụ cần thiết để quản lý, kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn, hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi lập quy hoạch.

Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia đang phát triển đều cần có công cụ quy hoạch xây dựng vùng (vùng tỉnh, vùng liên tỉnh) để kiểm soát, kết nối giao thông, hạ tầng, dân cư, các cơ sở kinh tế trong vùng. Quy hoạch xây dựng vùng không cứng nhắc phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Một vùng được đánh giá có tiềm năng phát triển thì cần thiết phải lập quy hoạch để định hướng phát triển hệ thống đô thị, dân cư, cơ sở kinh tế và làm cơ sở thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung (năng lượng, nước, giao thông,...), hạ tầng xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế...).

Bên cạnh đó, các khu chức năng đặc thù (khu kinh tế, khu du lịch, khu đại học, tổ hợp nghiên cứu khoa học,...) cũng cần lập các đồ án riêng để quản lý, kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng, không đơn thuần là khu vực đô thị hay nông thôn.

“Tôi cũng được biết Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan soạn thảo Luật Quy hoạch) có ý kiến là “thế giới không có quy hoạch xây dựng, cho nên nên bỏ”. Có lẽ Ban soạn thảo chưa báo cáo hết để Bộ trưởng hiểu hết bản chất vấn đề: Chúng ta không phải bỏ quy hoạch xây dựng mà chúng ta bỏ chữ “xây dựng” để phù hợp với thông lệ quốc tế. Chúng ta bỏ chữ “xây dựng” đúng theo chỉ đạo của Quốc hội. Bản chất quy hoạch xây dựng vùng chính là quy hoạch vùng. Quy hoạch vùng của chúng ta là quy hoạch phát triển không gian và Bộ Xây dựng 60 năm nay đã được Chính phủ giao quản lý không gian trên toàn quốc” - ông Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu quan điểm.

Sửa 72 Luật, Pháp lệnh trong khoảng 2 năm là không khả thi?

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luật Quy hoạch khi được ban hành sẽ có 72 Luật và Pháp lệnh có liên quan phải điều chỉnh hoặc bãi bỏ.

Đối với Luật Xây dựng 2014, toàn bộ Chương II về Quy hoạch xây dựng sẽ hết hiệu lực, đồng nghĩa với việc các quy hoạch xây dựng từ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh (Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh...), quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù (khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch...) không được lập để làm cơ sở định hướng không gian và quản lý việc đầu tư xây dựng mà các quy hoạch xây dựng này phải tích hợp trong quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét tính khả thi của Luật Quy hoạch. Thứ nhất, với nội dung quy hoạch tích hợp, thời gian tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt cần kéo dài để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và sự đồng thuận cao của các chuyên ngành và các bên liên quan, do đó khó đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Trong khi đó, yêu cầu về điều kiện năng lực chuyên môn của tổ chức, cá nhân tham gia quá trình lập, thẩm định quy hoạch đối với từng ngành, lĩnh vực không giống nhau nên việc tổ chức lập quy hoạch theo hướng tích hợp sẽ khó thực hiện và không đáp ứng được mong muốn giải quyết những bất cập nảy sinh trong các hoạt động quy hoạch.

Thứ hai, về mối quan hệ của các loại quy hoạch, Dự thảo Luật chỉ xác lập quy hoạch là phải theo thứ tự tầng bậc từ trên xuống dưới sẽ dẫn tới cứng nhắc trong thực hiện vì chưa tính đến vấn đề điều chỉnh quy hoạch. Điều chỉnh quy hoạch không chỉ là khi điều chỉnh quy hoạch cấp trên thì điều chỉnh quy hoạch cấp dưới phải điều chỉnh mà còn là khi quy hoạch cấp dưới phát hiện vướng mắc trong quá trình triển khai thì buộc quy hoạch cấp trên cũng phải điều chỉnh.

Thứ ba, việc hình thành một Hội đồng quy hoạch Quốc gia bao gồm đại diện các Bộ, ngành để thẩm định quy hoạch tích hợp sẽ dẫn tới không xác định được vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quy trình thẩm định và quản lý quy hoạch. Trên thực tế, một hồ sơ (một bản) quy hoạch không gian vật thể phải do một cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng thẩm định và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện sau khi quy hoạch được phê duyệt. Vì vậy, nếu tổ chức lập quy hoạch theo hướng tích hợp thì có thể phải xem xét, nghiên cứu đến việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hiện nay.

Dự thảo Luật Quy hoạch cũng chưa đề cập đến lộ trình sửa đổi các Luật và các văn bản hướng dẫn Luật để đảm bảo việc chuyển tiếp thực hiện được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc đề xuất Luật Quy hoạch sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019 là không khả thi.

Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Vinhomes Royal Island biệt lập như các “đảo tỷ phú” nổi tiếng Palm Jumeirah (Dubai) hay Indian Creek Village (Mỹ).

Vinhomes Royal Island hút giới thượng lưu khắp miền Bắc

(PLVN) - Thành phố Hải Phòng trong tương lai sẽ phát triển sánh ngang với các đô thị hàng đầu châu Á. Tạo bệ phóng vững chắc cho hành trình cất cánh này chính là các trung tâm phát triển mới như Vinhomes Royal Island trên đảo Vũ Yên.
The King tọa lạc tại cửa ngõ của Vinhomes Ocean Park 1 và Ocean City.

Tọa độ độc tôn định hình phong cách sống đỉnh cao của cư dân The King

(PLVN) - Sở hữu nhiều giá trị vượt trội từ vị trí chiến lược, tiện nghi xa hoa cùng dấu ấn kiến trúc phong cách hoàng gia Anh sang trọng, lịch lãm, tòa căn hộ The King (phân khu The London, Vinhomes Ocean Park 1) mang đến cho các cư dân tinh hoa một cuộc sống thịnh vượng và những đặc quyền như bậc “đế vương”.
Đại diện OneHousing ký kết chiến lược cùng Masterise Homes, phân phối dự án The Global City.

OneHousing là nhà phân phối số dự án tâm điểm The Global City

(PLVN) - Mới đây, OneHousing ký kết hợp tác chiến lược với chủ đầu tư Masterise Homes, chính thức phân phối phân khu cao tầng The Global City. Là nhà phân phối số 1 của Masterise Homes tại miền Bắc, OneHousing được kỳ vọng mang chuẩn mực dịch vụ cao cấp, cơ hội đầu tư sớm đến với khách hàng phía Nam.
Có nhiều lý do để thị trường có thể tin vào sự phát triển của bất động sản Long An

Bất động sản Khu công nghiệp Long An đang phát triển nóng về Thủ Thừa

(PLVN) -  Vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phối hợp với Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phát hành báo cáo nghiên cứu: Phát triển đô thị và thị trường bất động sản tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Phối cảnh tổng thể dự án nhà ở xã hội KT Home.

Nghệ An: Ra mắt dự án nhà ở xã hội KT Home

(PLVN) - Sáng 8/9, Dự án nhà ở xã hội KT Home được chính thức ra mắt cung cấp 525 căn hộ chung cư và 23 căn nhà thấp tầng liền kề cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An.