M&A ngân hàng: Không dễ “bén duyên” nhà đầu tư ngoại

(PLO) - Ngân hàng nhà nước vừa cấp phép hoạt động cho một ngân hàng 100% vốn nước ngoài sau gần chục năm giữ ổn định với con số 5 ngân hàng. Với xu hướng “kết hôn” nhà đầu tư nước ngoài, nhiều ngân hàng cũng muốn có cuộc hôn nhân đẹp như những “đàn anh” đi trước, song có lẽ “duyên” chưa đến…
Không phải ngân hàng nào cũng là “cô gái đẹp” như Vietcombank để bén duyên với nhà đầu tư ngoại
Không phải ngân hàng nào cũng là “cô gái đẹp” như Vietcombank để bén duyên với nhà đầu tư ngoại

Vietcombank và thương vụ bán cổ phần để giữ vị trí dẫn đầu

Ngày 29/8/2016, tại Singapore, đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) đã ký bản thỏa thuận ghi nhớ, theo đó GIC sẽ mua 7,73% cổ phần tính trên toàn bộ cổ phần của Vietcombank - ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam.

Cụ thể, GIC sẽ mua 305.810.895 cổ phần mới của Vietcombank. Giá trị của thương vụ này chưa được công bố, tuy nhiên một số nguồn tin cho hay GIC sẽ đầu tư không quá 400 triệu USD (gần 9.000 tỷ đồng) và theo Vietcombank khoản đầu tư của GIC là một phần trong giao dịch phát hành riêng lẻ 359.777.745 cổ phần mới của ngân hàng.

Theo  ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank, việc đầu tư cổ phần của GIC sẽ làm tăng vốn điều lệ của Vietcombank và giúp ngân hàng chuẩn bị cho việc triển khai BASEL II cũng như duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.

“Thỏa thuận này nếu được Thống đốc NHNN và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chấp thuận, sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa GIC và Vietcombank. Kinh nghiệm và danh tiếng của GIC sẽ mang đến sự hỗ trợ cần thiết để Vietcombank đạt được các mục tiêu tài chính và kinh doanh cả ở trong nước và trên thị trường quốc tế. Đồng thời, vị thế dẫn đầu thị trường và triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của chúng tôi cũng hứa hẹn mang lại hiệu quả cho GIC đối với khoản đầu tư vào Vietcombank”, ông Thành nói.

Trước đó, hồi cuối năm 2011 Nhật Bản Mizuho cũng đã đầu tư gần 600 triệu USD vào Vietcombank và hiện khoản đầu tư này có giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD. Trước kế hoạch tăng vốn của Vietcombank, nhà cổ đông chiến lược này dự kiến mua thêm 54 triệu cổ phiếu để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 15%. 

Xu hướng nhà đầu tư ngoại?

Trung tuần tháng 8 vừa qua, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã chính thức trở thành cổ đông của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) với gói đầu tư giá trị 403,105 tỷ đồng (khoảng 18,3 triệu USD) thông qua hình thức mua cổ phiếu ưu đãi, cho phép IFC sở hữu 4,999% cổ phần tại TPBank.

Không có tham vọng dẫn đầu như Vietcombank, việc đầu tư của IFC được kỳ vọng giúp ngân hàng này có thêm nguồn vốn kinh doanh và đầu tư phát triển cũng như cung cấp các khoản vay với tổng giá trị lên tới 2 tỷ USD cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 5 năm tới.

Trước đó, IFC là cổ đông chiến lược của ngân hàng ABBank với tỷ lệ sở hữu 10%, VietinBank với tỷ lệ 8,03% cổ phần và VPBank mới đây đã huy động được 125 triệu USD từ IFC.

Trong khi đầu năm nay, quỹ đầu tư ngoại Dragon Capital mạnh tay mua lại 64,2 triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội từ Maritime Bank. Với thương vụ chuyển nhượng này vốn của MBB do Maritime Bank nắm giữ đã giảm từ 8,8% xuống còn 4,785%.

Ngược dòng thời gian cách đây vài năm, nhiều nhà đầu tư ngoại đã “bén duyên” với các ngân hàng Việt Nam trong làn sóng M&A thứ nhất. Ngân hàng Nhật là Bank of Tokyo-Misubishi UFJ đã chi 743 triệu USD để nắm giữ 20% cổ phần của Vietinbank. Mizuho Bank mua 15% cổ phần VCB, Sumitomo Mitsui Banking Corporation thâu tóm 15% cổ phần của EximBank. Vào thời điểm đó, các quỹ đầu tư Dragon Capital hay Vina Capital cũng rót vốn vào ACB và Eximbank  để lần lượt nắm 7,13% và 4,97% cổ phần của các ngân hàng này…

Mới đây, hàng loạt ngân hàng cũng đã xin được “nới room” - tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài như VietcomBank và VietinBank đang xin cơ quan chức năng cho phép nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên trên 30% - tỷ lệ tối đa theo quy định hiện hành.

Trong khi đó, đại diện của SCB, ABBank, HDBank, VPBank… cho biết đến nay họ vẫn nuôi hy vọng bán cổ phần để có thêm nguồn lực tái cơ cấu. Bài học xương máu của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam càng thôi thúc các ngân hàng tìm đến nguồn vốn ngoại để tái cơ cấu, thậm chí một số ngân hàng nhỏ chia sẻ rằng họ muốn bán đứt 100% vốn cho cổ đông ngoại.

Không thể phủ nhận nguồn lực tài chính từ các đối tác nước ngoài, đặc biệt nguồn lực này đang hỗ trợ các ngân hàng nội trong cuộc chạy đua khốc liệt đáp ứng tiêu chuẩn an toàn về vốn Basel II vào năm 2017; song theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, vấn đề không phải là tiền, với sự có mặt của các nhà đầu tư ngoại có thương hiệu mạnh, các ngân hàng Việt có thêm điều kiện cần để tiếp cận với các chuẩn mực quản trị mới, các cách thức phát triển mới.

Thực tế cho thấy, sau các thương vụ “kết hôn” có yếu tố nước ngoài, giá cổ phiểu của các ngân hàng này đã tăng nhanh chóng. Trường hợp cổ phiếu VCB của VietcomBank là một ví dụ. Với thương vụ thỏa thuận bán 7,73% cổ phiếu cho GIC, bất chấp những lùm xùm quanh vụ khách hàng của ngân hàng này mất 500 triệu đồng trong tài khoản,  giá cổ phiếu VCB có mức tăng trưởng khá mạnh, từ 53.000 đồng/cổ phần (ngày 23.8)  lên tới 57.500 đồng/cổ phần (ngày 29/8).

Thành lập mới hay mua cổ phần?

Thống đốc NHNN cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài của Ngân hàng CIMB Bank Berhad tại Việt Nam - Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam. Ngân hàng có vốn điều lệ 3.203 tỷ đồng với thời hạn hoạt động là 99 năm, kể từ ngày 31/8/2016.

Theo danh sách cập nhật của NHNN đến 31/6/2016, hiện Viêt Nam có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam. Các ngân hàng này được cấp phép vào thời điểm cuối năm 2008, trong đó ngoài HSBC Việt Nam có vốn điều lệ 7.528 tỷ đồng và Shinhan Việt Nam có vốn điều lệ 4.547 tỷ đồng thì các ngân hàng còn lại vốn chỉ khoảng 3000 tỷ đồng (Standard Chartered Việt Nam mới điều chỉnh lên 3.080 tỷ đồng).  

Sau CIMB Việt Nam vừa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, Woori Hàn Quốc sẽ là ngân hàng 100% vốn nước ngoài thứ 7 và không phải không có cơ sở để dự báo một làn sóng đầu tư ngân hàng 100% vốn nước ngoài lần thứ hai tại Việt Nam.

Trở lại thương vụ GIC thỏa thuận mua 7.73% cổ phần của VietcomBank, một số nguồn tin cho biết giá cổ phiếu mà quỹ đầu tư này bỏ ra khá thấp, chỉ khoảng một nửa so với thị giá, trong khi cổ phiếu của ngân hàng này đang có mức tăng trưởng ấn tượng và đây là ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất Việt Nam...

Song không phải ngân hàng nào, nhất là những ngân hàng nhỏ là “cô gái đẹp” như Vietcombank. Nợ xấu, mức sinh lời thấp của cổ phiếu ngân hàng đang làm cho các nhà đầu tư ngoại đắn đo hơn với các khoản đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam. Trong khi cánh cửa cho ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đang mở rộng…

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.