Linh Đàm, khu đô thị kiểu mẫu thành nơi 'nhếch nhác'

(PLO) - "Có phải có buông lỏng quản lý, lợi ích nhóm nên để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng trái phép như của Tập đoàn Mường Thanh, khiến khu đô thị Linh Đàm từ khu đô thị kiểu mẫu trở thành nơi nhếch nhác, đời sống người dân không đảm bảo...?", đại biểu Nguyễn Thanh Hồng nêu. 
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà mới đây lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, trong phiên họp thứ 13 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Đề cập cụ thể tới sai phạm, xử lý công trình xây dựng trái phép của Tập đoàn Mường Thanh tại khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội), đại biểu Nguyễn Thanh Hồng - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh "truy" trách nhiệm của Bộ trưởng Xây dựng và Chủ tịch TP Hà Nội trong chỉ đạo xử lý. 

"Có phải có buông lỏng quản lý, lợi ích nhóm nên để xảy ra tình trạng các công trình xây dựng trái phép như của Tập đoàn Mường Thanh, khiến khu đô thị Linh Đàm từ khu đô thị kiểu mẫu trở thành nơi nhếch nhác, đời sống người dân không đảm bảo...?", đại biểu Hồng nêu. 

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận quy hoạch đô thị hiện nay có những hạn chế, trong đó ngành xây dựng "chưa thực hiện đúng chức trách của mình". Từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy như sử dụng đất không hiệu quả, lấn chiếm đất vào các mục đích khác nhau, cấp phép xây dựng không đúng, xây dựng sai phép. “Có trục lợi hay không, tôi cho rằng về cơ bản thì không có nhưng ở một số bộ phận, một số đơn vị có tình trạng này”, Bộ trưởng Hà nói. 

Với riêng sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh tại khu đô thị Linh Đàm, ông Hà cho biết, cơ quan này đã thanh tra sai phạm của tập đoàn này, nhưng xử lý sai phạm sâu hơn lại thuộc về trách nhiệm của TP Hà Nội.

"Bộ đã chỉ đạo thanh tra một số vụ việc lớn, như thanh tra vụ Mường Thanh (Linh Đàm) đã nói nhiều. Còn xử lý trách nhiệm của Mường Thanh thì hiện Hà Nội đang thực hiện việc này”, ông Hà nhấn mạnh.

Giải trình thêm, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, giấy phép đầu tư các khu đô thị, chung cư trên địa bàn thành phố đều được cấp phép theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, thực tế triển khai dự án một số chủ đầu tư đã vi phạm mật độ quy hoạch chi tiết. Ông đơn cử, khu đô thị Đại Thanh, HH của chủ đầu tư Mường Thanh đã vi phạm quy hoạch mật độ xây dựng, chiều cao công trình. 

"Chúng tôi nhận trách nhiệm trước tiên thuộc về thành phố trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đã thiếu giám sát, kiểm tra của lực lượng thanh tra chuyên ngành. Chủ đầu tư cũng đã cố tình vi phạm mật độ xây dựng chi tiết, trong khi thanh, kiểm tra không kịp thời", ông Chung thừa nhận.

Để khắc phục, lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, vừa qua Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng, thanh tra các bộ, ngành tổ chức thanh tra kiểm tra sai phạm tại số dự án này. Thành phố cũng giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền địa phương nơi có khu đô thị, thanh tra chuyên ngành... Riêng năm 2016, ông Chung cho hay đã có 18 cán bộ cấp quận, huyện, xã... bị xử lý do vi phạm trong quản lý quy hoạch, công trình xây dựng sai phép tại địa phương.

Bộ trưởng Hà bổ sung thêm, theo báo cáo của Bộ Xây dựng năm 2016 có khoảng trên 15.000 trường hợp vi phạm, chiếm khoảng 12-13% xây dựng sai phép, không phép.

Nguyên nhân trước hết do giấy phép được cấp chưa đúng với quy hoạch chi tiết ở khu vực đó. Thứ hai là cấp đúng nhưng chủ đầu tư cố tình sai phạm, trong khi cơ quan quản lý nhà nước chưa thanh kiểm tra, phát hiện kịp thời. Nhiều vụ đã thanh kiểm tra rồi nhưng lại chưa xử lý dứt điểm.

Giải pháp tới đây, Bộ Xây dựng sẽ có những quy định quản lý để xử lý các vi phạm hành chính về lĩnh vực này mạnh mẽ hơn, có các công cụ kiểm soát tốt hơn, chế tài có sức răn đe hơn...

Chưa đồng tình với câu trả lời của Bộ trưởng Hà, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đề nghị trưởng ngành xây dựng cam kết ngăn chặn triệt để tình trạng xây dựng không phép, sai phép.

Đáp lại, Bộ trưởng Xây dựng thật lòng, "cá nhân tôi không dám cam kết trong thời gian ngắn tới đây có thể chấm dứt được tình trạng này. Chúng tôi sẽ cố gắng trong thời gian tới cùng với địa phương trực tiếp thanh tra các doanh nghiệp có sai phạm lớn".

Tại phiên làm việc, nói về việc chỉnh trang đô thị, khắc phục tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo, lãnh đạo Hà Nội cho biết đây là vấn đề được TP đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, TP đã quyết liệt chỉ đạo, vào cuộc rà soát, tiến hành xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến đường. Trước 2015 toàn thành phố có trên 300 trường hợp siêu mỏng, siêu méo, hiện còn 132 trường hợp. Những nhà diện tích dưới 30m2 thành phố kiên quyết thu hồi hoặc tiến hành cho các chủ hộ hợp khối, hợp thửa, hạn chế không làm phát sinh thêm các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo mới. Hà Nội hứa trong thời gian tới sẽ chấm dứt tình trạng này.

Chủ tịch Hà Nội cũng thừa nhận tình trạng đô thị còn nhếch nhác, Hà Nội sẽ triển khai các giải pháp quyết liệt, cụ thể như: Hạ ngầm hệ thống điện, cáp viễn thông (2016 hạ được 19 tuyến, từ đầu năm 2017 đến nay đã hạ được 72 tuyến); thay thế hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện; chỉnh trang lại mặt tiền các tuyến phố (biển hiệu, quảng cáo); sau khi làm xong những việc trên mới lát lại vỉa hè, khắc phục trình trạng vừa làm xong lại đào lên; cơ giới hóa việc thu gom rác thải; 

Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.