Không lo thiếu tiền, chỉ lo thiếu quyết tâm đi học

(PLO) - Bởi không được nói ra ở một gia đình có điều kiện, nên câu nói tưởng chừng bình thường và sáo rỗng  đó “Không lo thiếu tiền, chỉ lo thiếu quyết tâm đi học” đã gây ấn tượng đặc biệt với chúng tôi khi được chia sẻ từ những gia đình người dân tộc còn nghèo khó vất vả ở Lâm Đồng.
Chính sách tín dụng ưu đãi cho HSSV của Chính phủ đã cùng vợ chồng bà Yaga (Đức Trọng, Lâm Đồng) nuôi 6 người con gái học đại học, cao đẳng
Chính sách tín dụng ưu đãi cho HSSV của Chính phủ đã cùng vợ chồng bà Yaga (Đức Trọng, Lâm Đồng) nuôi 6 người con gái học đại học, cao đẳng

Cho con kiến thức làm vốn

Ở xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, gia đình bà Yaga (sinh năm 1962) và ông K Đốt (sinh năm 1955), người dân tộc K’Ho là một gia đình đặc biệt, được nhiều gia đình trong xã học hỏi. Nói “đặc biệt” là bởi ông bà đã không chịu buông xuôi trước khó khăn, và đã thổi được ý chí quyết tâm đó vào 6 người con gái. 

“Vợ chồng tôi nói với các con, bố mẹ không có đất cho các con ra riêng làm ăn, chỉ có nỗ lực cho các con kiến thức làm vốn. Bố mẹ làm lụng để các con được học chữ, sau này con chữ sẽ giúp các con thoát nghèo thoát khổ, vững bước đi ra đời, sống tốt hơn cuộc sống của bố mẹ” – bà Yaga tâm sự.

Nói thế thôi, nhưng mỗi khi cô con gái nào có giấy gọi đi học, vợ chồng bà cũng trăn trở nhiều ngày. Nhà chỉ có 8 sào cà phê với 1 mẫu ruộng 2 vụ/năm, nuôi thêm mấy con heo, ăn mặc thôi cũng nay hụt, mai thiếu, lo chi trả cho con cái học hành xa nhà cách nào đây? “Nhưng nhìn nước mắt các con, vợ chồng tôi lại quyết tâm, để sau này các con có hy vọng bứt lên, đời các con không còn cảnh khổ phải khóc vì không được đến trường nữa” – ông K Đốt kể.

Không phụ công ông bà, giờ cả 6 cô con gái đã bước được những bước đầu tiên vững chắc ra phía cuộc sống rộng mở, mà hành trang chính là con chữ do bố  mẹ tặng từ mồ hôi nước mắt, và từ sự sẻ chia nhân văn của chương trình tín dụng chính sách dành cho học sinh, sinh viên (HSSV). Trong đó, cô con gái lớn Ma Va Liên (sinh năm 1983) giờ là bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và cô con gái thứ ba là Ma Ri Na (sinh năm 1992) tốt nghiệp Đại học Y Tây Nguyên đang làm ở Bệnh viện Hoàn Mỹ. Các cô con gái khác là Ma Va Lia (sinh năm 1988) và Ma Va Ria (sinh năm 1990) tốt nghiệp ngành Sư phạm. Hai cô con gái nhỏ của ông bà là Ma Ri Diễm học Đại học Đà Lạt và Ma Ri Hạnh đang học Học viện mật mã TP HCM.

“Nhờ có tiền vốn chính sách dành cho HSSV, gia đình tôi bớt gánh nặng. Do đó, vợ chồng tôi mới gom góp chắt chiu nuôi các cháu đi học. Bản thân các con cũng ý thức được ý nghĩa của khoản tiền này, nên sau khi học xong, vừa lo thu xếp công việc nuôi mình, giúp bố mẹ nuôi em, các con cũng quan tâm trả nợ để các bạn khác cũng được đi học. Đến nay, cơ bản nợ nần đã thu xếp xong, vợ chồng tôi càng thấy quyết định cho con kiến thức là vô cùng đúng đắn, và sự khổ cực cố gắng của cả gia đình thật là ý nghĩa” – bà Yaga nói.

Chỉ lo thiếu ý chí, không lo thiếu tiền

Đứng bên những nong tằm, chị Lê Thị Diễm (thôn Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, Lâm Đồng) khoe, những lứa tằm này là miếng cơm, manh áo hằng ngày đấy, để “lấy ngắn nuôi dài”. Vừa là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn, đồng thời cũng là hộ vay, nên chị Diễm ý thức rất rõ việc phải thế nào để sử dụng vốn chính sách hiệu quả và làm thế nào để quản lý được việc sử dụng vốn của các thành viên trong tổ mình quản lý.

“Tôi có 6 sào cà phê, cũng đang vay vốn chính sách để đầu tư vào rẫy cà phê và triển khai nuôi tằm” – chị Diễm kể. Nuôi tằm vừa ổn định, có đầu ra, công việc lại nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ, “là phương thức phát triển kinh tế bền vững”. Nhưng tất cả đó chỉ là nhằm một trong những mục đích mà gia đình chị quan tâm lúc này là nuôi cho con gái đi học đại học. “Nhà tôi vay 60 triệu đồng chương trình HSSV cho con gái tôi là cháu Đinh Ngọc Như Quỳnh đi học. Giờ cháu đang học năm thứ hai Khoa Ngữ văn Anh Đức Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM” – chị Diễm cho biết – “Là một tổ trưởng, tôi cũng động viên các gia đình có cùng hoàn cảnh, cố gắng thu xếp để con cái có thể đi học. Chi phí học tập chừng 2,5 – 3 triệu một tháng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 1.5 triệu, còn lại bố mẹ hỗ trợ. Mà nhà nào khó khăn thì ý thức của con cái về việc học tập chuyên môn và làm thêm kiếm tiền đi học cũng rất nghiêm túc”.

Cũng ở xã Đinh Lạc, ông K B Róp – dân tộc K’Ho – được coi là một người tiên phong khi ông mạnh dạn “bứt” khỏi nơi ở cũ trong làng ra sống phía ngoài nơi có nhiều đất canh tác hơn. Có nhiều đất, cộng với tính tình chăm chỉ bản năng của một người K’Ho, cuộc sống của gia đình ông K B Róp đã từ đói nghèo vươn lên cuộc sống dễ chịu hơn. Nhưng ảnh hưởng lớn nhất mà ông K B Róp – với tư cách là một Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn – tác động đến các tổ viên trong tổ mình, cũng là hàng xóm với ông trong cộng đồng, là tư duy phải cho con cái đi học để biết cách tính toán thu xếp cuộc sống. “Không phải nói suông đâu cô ạ, anh em nhà tôi và nhiều gia đình tôi biết, cuộc sống khá lên rõ lắm. Là bởi phải đi học mới làm được, không thì không biết tính toán thu xếp thế nào mà làm được đâu” – ông K B Róp tâm sự.

Gia đình ông K B Róp cũng vay mấy chục triệu từ chương trình tín dụng dành cho HSSV để nuôi hai cô con gái là Ka Hảo và Ka Huỳn đang là sinh viên Đại học Đà Lạt. “Vợ chồng tôi chăm sóc vườn cà phê và tiêu để lấy tiền giúp con trang trải chi phí, cũng còn vất vả. Khoản tiền Nhà nước cho vay đi học vừa san bớt gánh nặng trên vai chúng tôi, vừa tạo cho con cái chúng tôi ý thức về trách nhiệm đối với việc học và kế hoạch sống của các cháu” – ông K B Róp nói.

Chị Lê Thị Diễm (Di Linh, Lâm Đồng) khẳng định, với sự chung sức của Chính phủ trong chương trình tín dụng ưu đãi cho HSSV, không lo thiếu tiền, chỉ lo thiếu quyết tâm đi học
Chị Lê Thị Diễm (Di Linh, Lâm Đồng) khẳng định, với sự chung sức của Chính phủ trong chương trình tín dụng ưu đãi cho HSSV, không lo thiếu tiền, chỉ lo thiếu quyết tâm đi học

Mong muốn mở rộng đối tượng để nhiều sinh viên có cơ hội

Trong báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV từ năm 2012 -2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng cho hay, từ khi triển khai cho vay từ tháng 09/2007 đến nay, doanh số cho vay đạt gần 431 tỷ đồng, với 51.953 lượt HSSV được vay vốn. Mức cho vay bình quân trong giai đoạn này là 8 triệu đồng/HSSV/một năm học.  

Doanh số thu nợ từ 01/01/2012 đến 31/8/2018 là 698.676 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 31/8/2018 là gần 281,76 tỷ đồng, với 10.333 hộ gia đình vay vốn, tương ứng 11.936 HSSV đang thụ hưởng chính. Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 39,279 tỷ đồng, với 1.642 hộ gia đình vay vốn, chiếm 12,3% số hộ và 13,9% số tiền cho vay. Dư nợ quá hạn là 1,776 tỷ đồng, chiếm 0,63% trên tổng dư nợ.

Như vậy, có thể thấy, thông qua hệ thống NHCSXH, nguồn vốn của Nhà nước đã và đang được chuyển tải đến với các hộ có hoàn cảnh khó khăn có con theo học tại các trường đại học, cao đẳng, học nghề. Vốn tín dụng HSSV đã góp phần giúp cho hàng chục nghìn hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, có chi phí cho con được học tập. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhiều hộ không phải quá lo lắng về chi phí cho con đi học, nhờ vậy đã yên tâm đầu tư vào sản xuất nâng cao đời sống gia đình nói riêng và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Thông qua việc cho vay học nghề đã giải quyết được việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng thanh niên ở khu vực nông thôn. Qua đó, tạo thêm nguồn nhân lực có tri thức, có tay nghề góp phần làm đồng bộ hóa các giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. 

Những kết quả đó cho thấy hiệu quả xã hội và tính nhân văn sâu sắc của chương trình tín dụng ưu đãi dành cho HSSV. Tuy nhiên, vẫn còn những trăn trở hằn sâu trên gương mặt những ông bố, bà mẹ lam lũ ở các huyện thành phố của Lâm Đồng. “Trong điều kiện giá cả sinh hoạt tăng cao như hiện nay, với mức cho vay là 1,5 triệu đồng/tháng/sinh viên so với chi phí thực tế HSSV phải chi trả còn thấp, nên chúng tôi, nhất là những gia đình có 2, 3 con trở lên cùng đi học, vẫn bị áp lực lắm. Chúng tôi mong Nhà nước nâng mức cho vay lên để tương đối phù hợp với chi phí thực tế con em chúng tôi phải chi trả” – chị Lê Thị Diễm chia sẻ tâm sự của các gia đình thành viên trong Tổ Tiết kiệm và Vay vốn của mình.

Ông K B Róp và nhiều hộ khác thì mong Nhà nước “mở rộng đối tượng cho vay đối với HSSV là hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các xã thuộc vùng khó khăn, bổ sung đối tượng cho vay đối với gia đình có từ 02 HSSV trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo chưa thuộc đối tượng vay vốn theo quy định hiện nay, với mức cho vay bằng mức cho vay theo quy định chung đối với tín dụng HSSV”. “Chúng tôi có thể chấp nhận mức lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất mà con em chúng tôi hiện đang được hưởng để đỡ gánh nặng  của ngân sách nhà nước, nhưng mong có cơ chế “mở” hơn để chương trình tác động nhiều hơn đến cuộc sống người dân” – ông K B Róp nói.

Còn một Phó Chủ tịch xã khi nói về tác động của chương trình tín dụng ưu đãi dành cho HSSV thì lại tâm sự, mong muốn các cơ quan hữu trách có biện pháp nào đó giới thiệu các em đã vay, sau khi tốt nghiệp có thể về công tác tại địa phương, nhất là đối với HSSV là người dân tộc thiểu số, đưa ra các chính sách đãi ngộ thích hợp thu hút HSSV tốt nghiệp loại giỏi, loại khá trở về địa phương công tác, không để “miền núi nai lưng nuôi người tài cho thành phố”…

Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.