Khát vọng mang tên ''thành phố ven sông''

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhắc đến thông tin về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, hàng vạn người dân sinh sống trải dọc khu vực ven sông Hồng trên địa bàn Hà Nội lại xôn xao. Người lo lắng, người lại kỳ vọng về chốn nương thân bình yên trong tương lai. 
Khát vọng mang tên ''thành phố ven sông''

Người dân Thủ đô khao khát Hà Nội sẽ đẹp hơn, đặc biệt là mong chờ những chính sách nhân văn sẽ giải quyết chỗ ở, ổn định cuộc sống cho cư dân vùng bãi, đồng thời với những quyết sách, nỗ lực của thành phố nhằm xây dựng một đô thị hiện đại, giàu bản sắc hai bên bờ sông.

Nỗi niềm cư dân vùng bãi

Dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng được kỳ vọng là dấu mốc để hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên bờ sông Hồng” với những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Như một dải lụa mềm mại, vắt ngang đô thị trung tâm dự kiến phát triển trong tương lai, theo dự thảo quy hoạch sẽ bao phủ diện tích khoảng 11.000ha với quy mô dân số từ 280.000 đến 320.000 người, kéo dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở; thuộc địa bàn 55 phường, xã ở 13 quận, huyện.

Từ hàng chục năm qua một bộ phận người dân sinh sống hai bên bờ sông Hồng tại các quận, huyện như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng, Phúc Thọ... rơi vào cảnh đợi chờ quy hoạch. Không ít hộ dân dù đất đã được cấp sổ đỏ nhưng vẫn chưa được xây dựng nhà, chưa thể chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất, thế chấp, vay vốn... Nguyên nhân là do chưa được quy hoạch, phải giữ nguyên hiện trạng. Cứ thế, cuộc sống tạm bợ của họ kéo dài từ năm này qua năm khác.

Men theo con đường nhỏ, sâu hun hút dẫn từ cầu Long Biên, chúng tôi tìm đến xóm Phao trên sông Hồng, thuộc địa bàn phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Ngoài cái tên “xóm Phao” dân dã, khu dân cư chỉ cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km (nhưng có thể nói là nơi nghèo nàn bậc nhất Thủ đô) này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như xóm bãi giữa, xóm chài... Đúng là có đi mới thấy cuộc sống của những người dân nơi đây gần như tách biệt hoàn toàn với phố thị. Nhà cửa là những chiếc thuyền - lều trôi nổi, được ghép nối với nhau, mỗi nhà mỗi kiểu bởi người dân tận dụng mọi vật dụng có thể như tấm bạt, bao bì, xốp, các thanh gỗ... để dựng lên. Mỗi gia đình nơi đây là một câu chuyện, hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung là nghèo.

Trong căn nhà lụp xụp, Trưởng xóm Phao - ông Nguyễn Đăng Được, 75 tuổi, đón khách với bộ quần áo xộc xệch, chân tay lấm lem bùn đất. Ông Được kể, xóm hiện có 32 hộ với hơn 100 nhân khẩu sinh sống. Họ đến từ nhiều địa phương khác nhau như Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn. Vì cuộc sống nên họ phải xa quê, lên Hà Nội làm nhiều nghề để mưu sinh và sống trôi nổi, gắn bó với cái xóm nghèo trên sông này. Người dân ở đây đều không có hộ khẩu, không có nghề nghiệp ổn định nên họ chỉ có thể kiếm sống bằng các công việc thiên về tay chân như bốc vác thuê trong chợ, đi nhặt ve chai để kiếm sống.

Nhắc đến quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, lòng ông Được lại nóng như có lửa đốt, lúc vui lúc buồn. Vui vì nếu khu vực đất bãi ven sông trở thành khu vui chơi giải trí, khu du lịch thì Hà Nội sẽ đẹp hơn rất nhiều, biết đâu người dân trong xóm cũng nhờ vậy mà có thể được tạo dựng chỗ ở, an cư lạc nghiệp, có thể kinh doanh, buôn bán phục vụ khách du lịch, đời sống khá hơn. Song trong câu chuyện ông vẫn không giấu nổi suy tư, lo lắng bởi bao nhiêu năm nay nơi đây là “xóm 3 không”, không điện, không nước sạch, không chữ. Ngay đến việc cơ bản nhất là chuyện học hành của trẻ con nơi đây cũng là nỗi niềm trăn trở. “Chúng tôi mong muốn nếu quy hoạch được triển khai, những người dân nghèo trong xóm sẽ được bố trí chính sách an cư, có nơi ở, có việc làm để nuôi sống bản thân. Hơn tất thảy là lũ trẻ được học hành...” - ông Được bày tỏ mong mỏi.

Cũng giống ông Được, bà Mai Thị Sinh cũng gắn bó với xóm Phao hơn 30 năm qua. Thời tiết thay đổi, căn bệnh tê bì khiến cả hai tay bà hoạt động khó khăn. Đến nay, dù chạy chữa song tay trái bà chỉ có thể cử động nhẹ, cầm chiếc cốc còn run rẩy. Nhắc đến việc quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, bà Sinh lại lo lắng. Bà bảo, bản thân đã già, nếu chẳng may xóm bị giải tỏa thì sống thế nào cũng được, thế nhưng con gái bà cùng đứa cháu ngoại chưa tròn 1 tuổi sẽ đi đâu về đâu? Người ta vẫn bảo “méo mó có hơn không”, dù cuộc sống bây giờ gò bó, chật chội nhưng còn hơn là không có nơi tá túc...

Nỗi niềm của ông Được, bà Sinh cũng như hàng chục cư dân xóm Phao cũng chính là nỗi niềm chung của hàng chục vạn người dân đã sinh sống, gắn bó nhiều năm, thậm chí nhiều đời, nhiều thế hệ với vùng bãi mênh mông hai bên bờ sông Hồng.

Kỳ vọng vào sự phát triển

Hà Nội là đô thị đặc biệt, đơn vị hành chính duy nhất có bộ luật riêng - Luật Thủ đô. Hẳn nhiên, với bất cứ thách thức, thử thách nào cũng có lời giải. Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng cũng vậy. Xây dựng trục cảnh quan xanh, chỉnh trị dòng sông và đảm bảo sinh kế cho người dân là ba bài toán khó nhất của quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Những hộ dân tạm cư ở bãi giữa chỉ là một phần trong hàng vạn hộ dân trong vùng quy hoạch. Hơn hết, mọi người đều có chung mong mỏi thành phố sớm có phương án giải quyết vướng mắc cho việc đầu tư, xây dựng ở khu vực này. Khi đã có quy hoạch cụ thể, các quận, huyện sẽ có căn cứ để lên kế hoạch hỗ trợ người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được lập, có thể coi đây là một điểm tựa vững chắc để thành phố bứt phá về kinh tế - xã hội, giải quyết dứt điểm bài toán dân sinh và mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Thủ đô. Về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, cần lưu tâm nhất khi lập quy hoạch sông Hồng là phải giải quyết được bài toán trị thủy, thoát lũ. Ngoài ra, cũng cần phải kiên định, lập quy hoạch để kiến tạo một đô thị xanh, đô thị bền vững phục vụ lợi ích cộng đồng chứ không phải lợi dụng quy hoạch để tạo ra những dự án kinh doanh bất động sản phục vụ cho một vài nhóm lợi ích.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết, từ xưa, do yếu tố phòng ngoại xâm nên Thăng Long - Hà Nội mở rộng diện tích đô thị chủ yếu trên bờ phía nam của dòng sông, phía bờ bắc thì mờ nhạt, thay vì kịch bản cân bằng hai bờ, nghĩa là dòng sông chia đôi đô thị như thường thấy ở các thành phố khác. Điều này dẫn đến ý kiến cho là Hà Nội “quay lưng” lại với sông.

Thêm nữa, nguồn lực của thành phố còn khó khăn. Nếu thực hiện thì thành phố phải bố trí tái định cư cho hàng trăm nghìn người dân đang cư trú ở khu vực bờ sông. Đây là việc làm vô cùng khó khăn, bởi di dời dân cư thì phải bố trí cuộc sống, thu nhập cho họ ra sao, điều đó đòi hỏi những bước đột phá rất lớn về bố trí nguồn lực. Xét đến cùng thì cảnh quan rất quan trọng, nên mọi việc thực hiện phải dựa trên các yếu tố khoa học, lấy con người là trung tâm. Khi đã có quy hoạch tổng thể, chi tiết thì trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm quy hoạch và các quy định của Nhà nước, để thành phố ven sông là điểm đến lý tưởng.

Ước mơ về thành phố ven sông hoặc các dự án phát triển đô thị hai bờ, gắn với trị thủy sông Hồng là ước mơ chính đáng mà từ hàng chục năm qua lãnh đạo Thành phố cũng như nhiều thế hệ người dân Thủ đô đã hướng đến. Bởi thế, chính người dân cũng cần chung tay cùng Thành phố để kiến tạo một đô thị hiện đại, phát triển bền vững hai bên bờ sông Hồng, góp phần mang lại diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội - thành phố văn minh, đáng sống.

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh minh hoạ.

Nhức nhối tình trạng ký túc xá bỏ hoang

(PLVN) -  Hôm qua (13/12), theo dõi phần chất vấn tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa về vấn đề 2 ký túc xá (KTX) sinh viên tại địa phương này bị bỏ hoang; những người quan tâm đến vấn đề phòng, chống lãng phí không khỏi trăn trở.
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

(PLVN) - Transit Oriented Development (TOD) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản cho các dự án TOD, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản.
Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Dự Án Quy Nhơn Iconic (Bắc Hà Thanh) do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) làm chủ đầu tư vừa được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai cho giai đoạn 1 từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Định theo văn bản số4469/SXD-QLNPTĐT ngày 02/12/2024.
Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.
Thị trường căn hộ gia tăng sức nóng khi đáp ứng tốt nhất nhu cầu ở thực. (Ảnh phối cảnh dự án Hanoi Melody Residences)

"Bão giá" chung cư Hà Nội, nên mua nhà ở đâu?

(PLVN) - Trong bối cảnh thị trường chung cư Hà Nội tăng giá chưa có tín hiệu dừng, nhiều người tìm chốn an cư, nhà đầu tư bất động sản vẫn đau đáu với câu hỏi: “Đâu là nơi tốt nhất để sống?” “Đâu là nơi bền vững để đầu tư?”. Thị trường phía Nam, sức hấp dẫn của các căn hộ chuẩn "All - in - on" ở phía Nam Hà Nội đang nóng trong thời gian gần đây liệu có phải là "bến đáp" cho dòng tiền? 
Những thương hiệu quốc tế đứng sau tham vọng đưa Việt Nam lên cuộc đua bất động sản ESG toàn cầu

Những thương hiệu quốc tế đứng sau tham vọng đưa Việt Nam lên cuộc đua bất động sản ESG toàn cầu

(PLVN) - Đà Lạt - thành phố được đánh giá là đặc biệt hàng đầu Đông Nam Á về khí hậu, kiến trúc, thiên nhiên, vừa đón nhận dự án bất động sản tiêu chuẩn ESG đầu tiên tại Việt Nam, kỳ vọng trở thành điểm đến mới của toàn cầu với sự xuất hiện của những thương hiệu hàng đầu thế giới: Kengo Kuma, Isometrix, 1508 London và Chiva-Som.
Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.