Hơn 2 triệu hộ gia đình được vay 44.200 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi

(PLO) - Hơn 10 năm qua, chương trình cho vay Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn do NHCSXH thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng triệu lượt hộ vay tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ ngay tại nơi sinh sống, góp phần vào nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị trường, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân một cách bền vững. 
Chương trình cho vay Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn do NHCSXH thực hiện đã giúp cho hơn 2 triệu hộ gia đình tại vùng khó khăn được vay vốn để phát triển kinh doanh, cải thiện cuộc sống
Chương trình cho vay Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn do NHCSXH thực hiện đã giúp cho hơn 2 triệu hộ gia đình tại vùng khó khăn được vay vốn để phát triển kinh doanh, cải thiện cuộc sống

Chương trình cho vay Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn được thực hiện theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Quyết định 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và Quyết định 12/2016/QĐ-TTg ngày 11/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18/7/2012 và Quyết định 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân vùng khó

Đối tượng vay vốn của chương trình là các hộ gia đình theo quy định của Bộ luật Dân sự, bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại, không thuộc diện hộ nghèo thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. 

Có thể thấy, đối tượng vay vốn của chương trình này là các hộ không thuộc diện hộ nghèo, nhẽ ra là khách hàng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiện nay các Ngân hàng Thương mại hầu như không có chi nhánh tại các vùng khó khăn hoặc nếu có cũng chỉ ở các thị trấn huyện trong khi bình quân khoảng cách từ thị trấn huyện đến các xã ở vùng khó khăn khoảng 30-50 km. Khi các hộ sản xuất kinh doanh muốn đến giao dịch với ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian và chi phí đi lại, nhất là khi có sai sót về hồ sơ thì càng thêm vất vả. Chính vì vậy, NHCSXH với mạng lưới trải rộng toàn quốc và tổ chức giao dịch trực tiếp tại gần 11.000 Điểm giao dịch xã đã được Chính phủ giao nhiệm vụ cho vay đối tượng này. 

Mức vay đối với một hộ tối đa là 50 triệu đồng. Trong một số trường hợp cụ thể, mức vay vốn của một hộ có thể trên 50 triệu đồng, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng. Hiện nay, lãi suất của chương trình là 0,75%/tháng (9%/ năm).

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chương trình đã giúp cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn có thêm nguồn vốn để đầu tư kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế, xã hội tại địa phương. Tính đến hết 28/2/2017, đã có hơn 2.030.000 lượt hộ được vay vốn, doanh số cho vay qua các năm của chương trình đạt trên 44.200 tỷ đồng, dư nợ đến thời điểm hiện tại đạt hơn 16.400 tỷ đồng với hơn 640.000 hộ đang còn dư nợ, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn chỉ có 0,35%. Theo thống kê từ các địa phương, dự kiến từ nay đến năm 2020 nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn cần thêm ít nhất khoảng 6.600 tỷ. 

Tạo sức bật từ những đồng vốn nhỏ

Là một trong những khách hàng được vay vốn từ chương trình những năm trước, gia đình chị Hoàng Thị Sức ở thôn Tân Thành, xã Bảng Hành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn từ ngân hàng thương mại. Năm 2008 theo chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg, gia đình chị được Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn bình xét và NHCSXH cho vay 30 triệu đồng để đầu tư mua 2 con trâu sinh sản.

Sau 3 năm chăm sóc, trâu sinh sản, gia đình chị bán nghé và hoàn đủ tiền gốc cho ngân hàng. Đến năm 2014, chị Sức quyết định tiếp tục vay vốn NHCSXH, vẫn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn 30 triệu đồng để mở rộng chăn nuôi lợn và được vay vốn chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để cải tạo công trình vệ sinh nhằm đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Cuộc sống khấm khá dần, con cái được học hành đầy đủ, niềm vui của chị xuất phát từ sự nỗ lực của bản thân và nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ đắc lực, kịp thời.

Hay đối với hộ bà Đỗ Thị Nghị ở thôn Minh Tường, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang việc đi hàng chục cây số để tiếp cận với ngân hàng thương mại ở phố huyện thật nan giải. Năm 2014, bà Nghị đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng vốn ưu đãi chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn để đầu tư trồng 1ha cây keo. Mọi thủ tục vay vốn và nhận nợ đều được thực hiện ngay tại UBND xã thuận tiện cho những hộ dân vùng khó khăn như gia đình bà.

Đến nay, cây đang phát triển tốt và hứa hẹn sau khi thu hoạch bà sẽ trả được tiền gốc cho ngân hàng và dư giả để cải thiện cuộc sống cũng như lo cho con cái học đại học. Thành công của những gia đình như chị Sức, bà Nghị đã khuyến khích những hộ sản xuất mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, làm giầu ngay trên quê hương.

Chương trình cho vay Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn mang lại cho các hộ gia đình tại vùng khó khăn cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu, cải thiện kinh tế gia đình trên chính mảnh đất quê hương. Nhiều mô hình làm giàu từ nguồn vốn vay ưu đãi này như các mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương... đã ra đời, góp phần lớn giúp thay đổi cuộc sống của không ít hộ gia đình vùng kinh tế khó khăn, đóng một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng và địa phương. 

Nhìn chung, thời gian qua chương trình cho vay Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn do NHCSXH thực hiện đã đạt được những hiệu quả rõ rệt. Chương trình đã cho vay đúng đối tượng, hộ vay được cả Ngân hàng và cộng đồng cùng giám sát nên đã sử dụng đúng mục đích, hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn.

Chương trình đã làm tốt vai trò là động lực, cầu nối hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình tại vùng khó khăn, tạo bộ mặt nông thôn nơi đây có nhiều thay đổi, giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo, giải quyết lượng lớn lao động tại địa phương, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Ảnh minh họa

Hài hòa giá thuê nhà ở xã hội

(PLVN) -  Trong thời điểm cả nước phấn đấu đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH), tuần qua, một trong những sự kiện “nóng” thu hút sự chú ý của dư luận, là một tỉnh tại khu vực Đông Nam Bộ ban hành giá cho thuê NƠXH với mức giá bị đánh giá chưa phù hợp.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát triển Nhà ở xã hội cho thuê: Cần cơ quan chuyên trách quản lý

(PLVN) - Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội cho thuê đang gia tăng, nhưng tiến độ phát triển vẫn còn chậm và thiếu nguồn cung. Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mô hình này, cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý NOXH, giúp giải quyết các vướng mắc về thủ tục, vốn và đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.