Hội thảo có sự tham gia của GS. Naoshi Takasugi đến từ Nhật Bản; PGS.TS: Nguyễn văn Cừ đến từ trường Đại học Luật Hà Nội; PGS.TS: Đoàn Đức Lương – Hiệu trưởng trường Đại học Luật Huế cùng nhiều đại diện các ban, ngành liên quan.
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo ra diễn đàn học thuật, thảo luận và trao đổi về chủ đề giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại, từ đó tạo lập một kênh trao đổi, chia sẻ tri thức học thuật, tăng cường hợp tác, nghiên cứu giữa các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế
Với sự toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, các quốc gia phải đối mặt với quốc tế hóa các tranh chấp dân sự bao gồm: Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ; Giải quyết tranh chấp môi trường; Giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài dưới góc độ so sánh; Tranh chấp về quyền lợi của người thứ ban ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu…Mặt khác, khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh thì vấn đề pháp lý đầu tiên cần xác định vụ việc đó thuộc thẩm quyền của nước nào trước khi đưa ra giải quyết.
Giáo sư Naoshi Takasugi trình bày tham luận tại hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo Giáo sư Naoshi Takasugi đến từ Nhật Bản cho biết, đây là một hội thảo vô cùng ý nghĩa, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang ngày càng biến đổi cùng với đó là nhiều tranh chấp dân sự xảy ra. Đây là dịp để chúng ta thảo luận những quan điểm, những ý kiến về các quyền tranh chấp của Việt Nam cũng như của Nhật Bản.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã được nghe các tham luận như “Pháp luật về mang thai hộ và giải quyết tranh chấp ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ đến từ trường Đại học Luật Hà Nội; “Giải quyết tranh chấp hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng đến từ trường Đại học Luật Huế…
Hội thảo kết thúc vào 11h50 cùng ngày.