Hà Nội tính chuyện bảo tồn biệt thự cũ

0:00 / 0:00
0:00
Toàn bộ 1.216 biệt thự tại TP Hà Nội sẽ được khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng nhằm xác định mức độ xuống cấp, nguy hiểm để có giải pháp, phương án cải tạo, chỉnh trang biệt thự cũ và công trình kiến trúc tại khu vực nội đô lịch sử, các quận nội thành. Vấn đề đặt ra là bảo tồn biệt thự cũ như thế nào?
Hơn 1.000 biệt thự sẽ được thành phố tiến hành khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng. Ảnh: Quang Vinh.
Hơn 1.000 biệt thự sẽ được thành phố tiến hành khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng. Ảnh: Quang Vinh.

Ưu tiên kiểm định 24 biệt thự, 8 công trình kiến trúc

Theo kế hoạch số 115/KH-UBND về việc khảo sát, đánh giá và kiểm định chất lượng biệt thự và một số công trình kiến trúc khác trên địa bàn thành phố theo Chương trình số 03- CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, trong 1.216 biệt thự trước mắt sẽ ưu tiên kiểm định, đánh giá chất lượng chi tiết 24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc khác thuộc sở hữu Nhà nước do thành phố quản lý để bảo tồn, chỉnh trang. Mục đích nhằm xác định mức độ xuống cấp, nguy hiểm để có giải pháp, phương án cải tạo, chỉnh trang biệt thự cũ và công trình kiến trúc khác tại khu vực nội đô lịch sử, các quận nội thành.

24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc nói trên vốn đã được xếp nhóm 1, nhóm 2 thuộc sở hữu Nhà nước nằm trong danh mục biệt thự không được bán, hiện Nhà nước quản lý, sử dụng. Theo kế hoạch, việc kiểm định, đánh giá chất lượng chi tiết 24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc khác thuộc sở hữu Nhà nước do TP Hà Nội quản lý, thực hiện xong trước 30/9/2023. Đối với 1.192 biệt thự còn lại sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá sơ bộ bằng phương pháp trực quan và chuyên gia, đưa ra đánh giá dựa trên các dấu hiệu bên ngoài của các kết cấu và phải hoàn thành xong trước ngày 30/6/2024.

Trong 24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc được ưu tiên kiểm định có căn số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, quận Hoàn Kiếm, diện tích hơn 400 m2. Đây là biệt thự do cựu Chủ tịch UBND Hà Nội Hoàng Văn Nghiên từng thuê từ năm 2002-2014. Sau đó không có người sử dụng, hiện biệt thự đang bị bỏ hoang. Căn biệt thự này đã nhiều lần được cử tri quận Hoàn Kiếm kiến nghị thành phố có phương án quản lý, sử dụng. Tuy nhiên do Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng nhà chuyên dùng nên Hà Nội vẫn chưa đưa ra phương án quản lý, sử dụng đối với biệt thự này.

Lần này Tháp nước Hàng Đậu cũng được đưa vào trong số 24 biệt thự cũ được ưu tiên kiểm định. Đây là một trong những kiến trúc lâu đời còn sót lại của Thủ đô, là tháp nước cổ xưa nhất và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người Hà Nội.

Bảo tồn và thích nghi

Tháng 6/2022, Hà Nội đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn. Theo đó, tất cả nhà biệt thự thuộc danh mục (gồm cả sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân) được phân cấp theo các mức độ để quản lý, tuyệt đối không được tự ý phá dỡ. Trường hợp biệt thự bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, muốn cải tạo phải có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng và được cấp thẩm quyền cho phép.

Chính vì vậy lần này, theo kế hoạch Hà Nội đưa ra việc khảo sát chi tiết được thực hiện bằng các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng thí nghiệm, tính toán và đánh giá mức độ an toàn của kết cấu nhà và công trình. Từ đó, để xuất phương án xử lý tiếp theo như: tiếp tục sử dụng, sửa chữa, gia cường, hoặc các biện pháp can thiệp khác.

Liên quan đến việc kiểm định, đánh giá chất lượng chi tiết 24 biệt thự cũ và 8 công trình kiến trúc khác, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu, Sở Xây dựng tiếp nhận và quản lý hồ sơ khảo sát, đánh giá, kiểm định chất lượng toàn bộ các biệt thự trên địa bàn thành phố để khai thác, sử dụng, quản lý nhà nước về biệt thự.

Bên cạnh đó, ông Tuấn giao Sở Văn hoá thể thao hỗ trợ việc cung cấp thông tin biệt thự có giá trị lịch sử văn hoá, cách mạng, cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin chuyên ngành để thực hiện việc khảo sát, đánh giá và kiểm định chất lượng biệt thự.

PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hoá Quốc gia cho rằng: Chỉnh trang biệt thự cũ cần phân loại để có cách “đối xử” khác nhau. Bởi bảo tồn cũng cần thích nghi với đời sống hiện tại. Những biệt thự có giá trị thì cần giữ nguyên trạng; có biệt thự chỉ giữ dáng vẻ bên ngoài, cải tạo nội thất. Bởi vậy không thể áp chung “một công thức” cho tất cả các loại biệt thự.

Trong phân loại đánh giá, theo ông Bài, cần lưu tâm tới phân loại giá trị kiến trúc, phân loại tình trạng kỹ thuật bền vững hay không bền vững? Có căn biệt thự có thể giữ nguyên trạng, có căn phải cải tạo để thích nghi. Có căn xuống cấp quá không bảo tồn được thì phải đập bỏ nếu tình trạng kỹ thuật quá xấu, ảnh hưởng tới tính mạng con người. Vì cũng như con người, cái gì cũng có “tuổi thọ”. Biệt thự cũ quá thì cũng phải bỏ, không thể giữ được tất cả. Nhất là có biệt thự nằm ở vị trí ẩm thấp, tuổi thọ sẽ kém những căn ở vị trí thông thoáng. Khi đã xuống cấp nghiêm trọng, “bệnh” nặng quá thì không cứu chữa được.

“Cho nên trước tiên chúng ta cần phải khảo sát, kiểm định, đánh giá chất lượng để phân loại đối với từng trường hợp biệt thự cụ thể trước khi bảo tồn chứ không áp dụng chung cả 24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc” - ông Bài lưu ý.

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nêu quan điểm: Về nguyên tắc chung khi bảo tồn bất kỳ các loại di sản nào cũng phải tôn trọng tính lịch sử, làm sao bảo tồn, khôi phục, giữ gìn song vẫn phải giữ nét lịch sử giá trị của di sản văn hoá chứ không phải “phá cách”… thành cái hôm nay, không đúng với giá trị của di sản. “Muốn bảo tồn thì phải giữ vững được nguyên tắc đó thì mới gọi là bảo tồn”- nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội lưu ý.

“Muốn bảo tồn biệt thự cũ, trước tiên phải phân loại đánh giá thực trạng đối với từng biệt thự một cách tỉ mỉ, chi tiết chứ không thể à uôm. Phải tôn trọng tính lịch sử, giữ cho được tính lịch sử. Nếu không sẽ ra “biệt thự mới” thì mất hết ý nghĩa”- ông Mỳ nói đồng thời nhấn mạnh: “Biệt thự xây từ thời Pháp thì phải giữ được nét cổ kính của thời Pháp chứ không phải thời…hiện đại. Cho nên bây giờ từ việc đánh giá đúng hiện trạng thì mới đưa ra phương án bảo tồn hợp lý. phương án phải thật cụ thể, tỉ mỉ đối với từng biệt thự”.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), cần phải bảo toàn biệt thự cũ ở Hà Nội vì ngoài giá trị sử dụng như một nơi ở thì còn là giá trị văn hoá. Cho nên nó rất ý nghĩa, có giá trị lịch sử. Ông Trí dẫn chứng rằng: Tại Anh, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, những công trình càng cổ thì càng có giá trị. Tôi đã đến Trường Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh được xây dựng từ năm 1209, đến nay đã gần 1000 năm; họ rất tự hào về ngôi trường này. Cầu thang hỏng nhưng họ không sửa. Tôi hỏi, họ bảo rằng: “sự cót két chính là tầm cỡ, cái hay”. Tôi đến Hoa Kỳ, nơi James D. Watson là người đồng khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA thì đến nay vẫn giữ nguyên cái ghế lúc ông James D. Watson ngồi nghiên cứu khám phá ra cấu trúc xoắn kép của DNA làm thay đổi toàn bộ quan điểm về di truyền sự sống. Đến nay miếng gỗ của chiếc ghế họ vẫn không thay.

“Cho nên đối với biệt thự cũ ở Hà Nội bên cạnh giá trị sử dụng thì quan trọng nhất là giá trị văn hoá, là lịch sử của Hà Nội được minh chứng qua các thời kỳ, qua các căn biệt thự cũ. Hầu hết kiến trúc các biệt thự này đều rất đẹp. Vì vậy chúng ta cần gìn giữ, bảo tồn. Nhưng quan trọng nhất để bảo tồn cho tốt chúng ta cần các cơ chế, chính sách, pháp luật, các văn bản để chính thức hoá việc bảo tồn sao cho đúng, khoa học, hợp lý” - ông Trí nói.

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nêu quan điểm: Về nguyên tắc chung khi bảo tồn bất kỳ các loại di sản nào cũng phải tôn trọng tính lịch sử, làm sao bảo tồn, khôi phục, giữ gìn song vẫn phải giữ nét lịch sử giá trị của di sản văn hoá chứ không phải “phá cách”… thành cái hôm nay, không đúng với giá trị của di sản. “Muốn bảo tồn thì phải giữ vững được nguyên tắc đó thì mới gọi là bảo tồn”- nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội lưu ý.

Những biệt thự nào được ưu tiên kiểm định?

24 biệt thự cũ ưu tiên kiểm định gồm: Biệt thự tại số 10 Điện Biên Phủ; 26 Điện Biên Phủ; 17 Điện Biên Phủ; 71 Quán Thánh; 34 Phan Đình Phùng; 42 Quang Trung; 46 Trần Hưng Đạo; 51 Lý Thái Tổ; 62 Phan Đình Phùng; 12 Nguyễn Chế Nghĩa; 63 Bà Triệu; 5 Lê Phụng Hiểu-20 Tôn Đản; 67 Bà Triệu; 135 Phùng Hưng; 80 Nguyễn Du; 54 Nguyễn Du; 172 Bà Triệu; 36-38 Tăng Bạt Hổ; 28D Điện Biên Phủ; 83 Quán Thánh; 97 Quán Thánh; 12-14 Phan Đình Phùng; 36 Ngô Quyền; 55D Hàng Bài.

Bên cạnh đó, 8 công trình kiến trúc khác ưu tiên kiểm định, gồm: Báo Hà Nội mới, số 44 Lê Thái Tổ; Tháp nước Hàng Đậu; Trụ sở công an thành phố, 87-89 Trần Hưng Đạo; Cột cờ Hà Nội, số 28B Điện Biên Phủ; Trường PTTH Phan Đình Phùng, 30 Phan Đình Phùng; Trường THPT Chu Văn An, số 10 Thuỵ Khuê; Trường THPT Trần Phú, số 8 Hai Bà Trưng; Trường THPT Việt Đức, số 47 Lý Thường Kiệt.

Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.
Ảnh minh họa từ internet.

Bắc Ninh: Phê duyệt kế hoạch LCNT một số gói thầu dự án ĐTXD ĐT 282B đoạn từ ĐT 285 đi đường dẫn cầu Bình Than

(PLVN) - Ngày 19/3/2024, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 279/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (LCNT) một số gói thầu phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thuộc dự án Đầu tư xây dựng (ĐTXD) ĐT 282B đoạn từ ĐT 285 đi đường dẫn cầu Bình Than, huyện Gia Bình.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trao Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040 cho Lãnh đạo thành phố Hà Tiên.

TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang phát triển theo mô hình "lưỡng cực, nhất thể, đa trung tâm"

(PLVN) - Ngày 15/3/2024, tại TP Hà Tiên, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Bộ Xây dựng công bố Quyết đựng của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung TP và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và đại diện các ngành chức năng liên quan, lãnh đạo Quân khu 9 và tỉnh Kiên Giang tham dự hội nghị.
Toàn cảnh diễn đàn

Diễn đàn Mùa Xuân lần thứ IV - vinh danh các thương hiệu bất động sản

(PLVN) -  Sáng 15/3 tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Sự kiện thường niên: Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023 - 2024. Sự kiện được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ: “Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ: “Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

(PLVN) - Nhận định về thị trường bất động sản (BĐS) năm 2024, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là năm bản lề trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BĐS Việt Nam. Trong đó, với những lợi thế cũng những tiềm năng vốn có, thị trường BĐS khu vực Tây Nam Bộ được đánh giá là điểm sáng về biên độ lợi nhuận trong năm 2024, sẽ là “miền đất hứa” chờ các “đại bàng” về làm tổ.
Toàn cảnh Tọa đàm. (ảnh: UNDP)

Việc công khai thông tin đất đai được cải thiện

(PLVN) - Việc công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên cổng thông tin điện tử (TTĐT) của chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện trong năm 2023 đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2021 và 2022.
Hình ảnh minh họa từ Internet.

Sắp thêm khu công nghiệp tại Thái Nguyên

(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mới ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2, tỉnh Thái Nguyên.
Sắp diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV

Sắp diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV

(PLVN) - Dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, kế thừa những kết quả tốt đẹp đã đạt được từ chương trình các năm trước, sáng 15/3 tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Sự kiện thường niên: Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023-2024.