ĐH Tài Chính Ngân hàng Hà Nội: Bỏ hoang dự án xây dựng trụ sở mới

(PLO) - Dự án trường Đại học Tài Chính – Ngân hàng Hà Nội tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh – Hà Nội có diện tích trên 10ha, được biết đến là một dự án quy mô đào tạo hàng chục ngàn sinh viên, sau nhiều năm vẫn bỏ hoang không một bóng người.

Theo tìm hiểu của phóng viên PLVN, tại xã Tiền Phong huyện  Mê Linh, nhiều người dân địa phương ở đây không biết có dự án trường đại học đang tồn tại trên địa bàn.

Dự án trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội nằm cạnh dự án Khu đô thị Cienco 5, tại dự án chỉ có 1 dãy nhà cấp 4 khoảng 3 phòng nhỏ có biển hiệu ghi bên ngoài là “Ban quản lý Dự án trường ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội", còn toàn bộ mảnh đất trong khuôn viên đang là nơi trông rau màu,  cây cỏ um tùm, chưa thấy ký túc xá, giảng đường hay bất kỳ một sinh viên nào. Nhưng theo website của trường, đây lại là trụ sở chính của ĐH Tài Chính Ngân hàng Hà Nội.

Cơ ngơi của trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội ở xã Tiên Phong (Mê Linh, Hà Nội) sau nhiều năm xây dựng vẫn chỉ có duy nhất dãy nhà cấp 4 này làm điểm nhấn.
Cơ ngơi của trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội ở xã Tiên Phong (Mê Linh, Hà Nội) sau nhiều năm xây dựng vẫn chỉ có duy nhất dãy nhà cấp 4 này làm điểm nhấn.

Tuy nhiên, trong khi Dự án trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội vẫn bỏ hoang nhiều năm ở Mê Linh, thì đơn vị này lại đi thuê trụ sở của ba công ty con của Tổng công ty cầu Thăng Long (CTCP) có địa chỉ tại đường Phạm Văn Đồng làm giảng đường giảng dạy hàng ngàn sinh viên.

Trên thực tế, nhiều ý kiến cho rằng cơ sở vật chất giảng dạy của trường ở đây không đảm bảo các điều kiện để sinh viên học tập, đặc biệt là trong một không gian chật hẹp liệu có đúng với quy định của giáo dục đại học.

Hiện nay, do đường Phạm Văn Đồng đang làm nên việc đi lại của sinh viên cũng như giảng viên ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, do đường Phạm Văn Đồng đang làm nên việc đi lại của sinh viên cũng như giảng viên ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn.

Theo văn bản số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 cuả chính phủ, khi thành lập trường ĐH phải có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính không dưới 05 ha và đạt bình quân ít nhất 25m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhất là giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường.

Đối với trường công lập phải có Dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn điều lệ với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường), vốn đầu tư và vốn điều lệ được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

Như vậy nếu chiều theo quy định thì việc thành lập cơ sở cũng phải đảm bảo các quy chuẩn theo văn bản nói trên của Chính phủ ban hành.

Dự án trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội bỏ hoang nhiều năm
Dự án trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội bỏ hoang nhiều năm

Được biết, trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội được thành lập nhằm thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực tài chính ngân hàng có chất lượng cao trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.

Trong khi đó các cơ quan chức năng đang có quy hoạch vùng cho các trường Đại học di dời ra khỏi nội thành thì đơn vị này lại từ ngoại thành chuyển vào nội thành để thuê cơ sở vật chất giảng dạy.

Như vậy, đối chiếu quy định với thực tế thì thấy rằng trường Đại học Tài chính – Ngân hàng  Hà Nội đang “lộ” ra nhiều vấn đề bất cập trong công tác đào tạo? Đặc biệt, với dự án được chấp thuận và bàn giao địa điểm xây dựng trường tại địa bàn huyện Mê Linh thì không được triển khai, vậy UBND thành phố Hà Nội sẽ xử lý thế nào?.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin vụ việc tới bạn đọc./

Khu phức hợp Sky Villas đầu tiên tại Việt Nam - Sunshine Crystal River tầm cỡ như thế nào?

Khu phức hợp Sky Villas đầu tiên tại Việt Nam - Sunshine Crystal River tầm cỡ như thế nào?

(PLVN) -  Quy mô sản phẩm Sky Villas lớn nhất Hà Nội; tổ hợp “biệt thự trên không” sở hữu “vườn chân mây” lớn nhất Tây Hồ Tây; công nghệ thi công nội thất lần đầu tiên được áp dụng cho một dự án nhà ở tại Việt Nam; bể bơi mái cao và dài nhất, tuyến phố thương mại trên không đầu tiên và dài nhất Tây Hồ Tây… mới chỉ là số ít thông tin hé lộ về tầm cỡ “bom tấn” sắp ra mắt của Sunshine Group - Sunshine Crystal River - khu phức hợp Sky Villas đầu tiên tại Việt Nam hiện đang gây sốt thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nội đô năm 2024.
Văn hoá doanh nghiệp đã 'cứu sống' Won Group qua suy thoái

Văn hoá doanh nghiệp đã 'cứu sống' Won Group qua suy thoái

Hành trình "vượt bão" của Tập đoàn Won Group là minh chứng sắc nét cho thấy vai trò của văn hóa đối với sự thành bại của doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái. Chính nhờ tôn chỉ “Đoàn kết - Đồng hành - Chia sẻ” trên cơ sở tôn trọng mỗi cá nhân, đội ngũ Won Group đã giữ vững được “ngọn lửa nghề” xuyên suốt một thời gian dài khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, mất thanh khoản.
Sunshine Crystal River được đẩy nhanh thi công các hạng mục xây dựng quan trọng, đảm bảo giữ tiến độ cùng chất lượng an toàn, hiệu quả với đội ngũ hơn 500 công nhân, chia làm 3 ca để thi công phù hợp với yêu cầu của công việc và tiến độ.

Khu phức hợp Sky Villas đầu tiên ở Việt Nam - Sunshine Crystal River hiện ra sao?

(PLVN) -  Theo ghi nhận mới nhất tại công trường vào nửa cuối tháng 3/2024, dự án Sunshine Crystal River đang được Sunshine Group triển khai thi công với tốc độ khẩn trương, dần hình thành một khu phức hợp Sky Villas đầu tiên của Việt Nam với những tiêu chuẩn nghỉ dưỡng nội đô đẳng cấp khách sạn 5 sao cao cấp.
Tổ hợp cao tầng Sunshine Sky City tốc lực thi công với kế hoạch từ giữa tháng 4/2024 sẽ cất nóc thêm 3 tòa tháp

Tổ hợp cao tầng Sunshine Sky City tốc lực thi công với kế hoạch từ giữa tháng 4/2024 sẽ cất nóc thêm 3 tòa tháp

(PLVN) -  Tiếp nối đà thi công tấp nập, khẩn trương của các dự án Sunshine Group trên địa bàn cả nước, tại quận 7 - TP.HCM, tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ hạng sang Sunshine Sky City hiện đang được tổng thầu SCG tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, với kế hoạch liên tiếp cất nóc các tòa S4 (38 tầng), S3 (36 tầng), S2 (36 tầng) từ giữa tháng 4 , tháng 6 và tháng 7/2024.
Điểm danh một số dự án Sunshine đang bán trên thị trường

Điểm danh một số dự án Sunshine đang bán trên thị trường

(PLVN) - Cùng kế hoạch ra mắt 5 dự án mới trong năm 2024, Sunshine Group tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án đã và đang “ra hàng” trong thời gian qua, được thị trường đánh giá cao nhờ các lợi điểm tạo nên giá trị thực cho người dùng cuối như vị trí đắc địa, giải pháp thiết kế, công nghệ tiên phong, pháp lý minh bạch cùng chất lượng thi công, hoàn thiện vượt trội…
“Điểm tên” các dự án đáng sống nhất khu Tây Hồ Tây - Hà Nội

“Điểm tên” các dự án đáng sống nhất khu Tây Hồ Tây - Hà Nội

(PLVN) - Trên bản đồ bất động sản Hà Nội nói riêng, toàn quốc nói chung, Tây Hồ Tây vẫn luôn là “mỏ vàng ròng” với các giá trị đắc địa. Đồng thời, đây cũng là địa bàn quy tụ các dự án “giá trị thực cho người dùng cuối” đáng sống nhất khu vực, trong đó nổi bật phải kể đến chuỗi dự án “nhà Sunshine”, bao gồm cả đang triển khai và đã hiện hữu, đi vào hoạt động từ nhiều năm qua.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.