Đề nghị tăng quỹ đất dự trữ, đất tái định cư trong quy hoạch

0:00 / 0:00
0:00
Đây là hai trong nhiều nội dung tại thông báo kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo công tác lập quy hoạch tỉnh Khánh Hòa liên quan đến nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong...

Ngày 7/10/2022, Tỉnh ủy Khánh Hòa có Thông báo số 474/TB-TU về kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo công tác lập quy hoạch tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) liên quan đến nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Một góc Vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Đ.A)

Kết luận được đưa ra sau khi Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị nghe báo cáo tiến độ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị có sự tham gia của Thường trực HĐND tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo quy hoạch tỉnh, ông Ngô Viết Nam Sơn - Cố vấn trưởng quy hoạch tỉnh, đại diện Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP, đại diện Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam…

Theo đó, Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, điều chỉnh diện tích đất ở tại phân khu 3 khu vực thôn Đầm Môn và phân khu 5 khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang thuộc bán đảo Hòn Gốm với tỷ lệ đất ở tối đa không quá 10% so với tổng diện tích khu vực đất liền. Đồng thời, nghiên cứu tăng diện tích quỹ đất Khu phi thuế quan gắn với trung tâm cảng biển tại khu vực Đầm Môn bao gồm khu dịch vụ logistics, khu đô thị trung tâm thương mại - tài chính và các chức năng khác; tăng quỹ đất dự trữ để phục vụ cho Cảng trung chuyển quốc tế Bắc Vân Phong với diện tích phù hợp với quy hoạch chi tiết được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

Khu vực Vân Phong hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế biển, du lịch, đô thị nghỉ dưỡng… (Ảnh: Đ.A)

Ban chỉ đạo cũng đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa tính toán, tăng thêm diện tích đất tại các khu tái định cư Vĩnh Yên, Vạn Thắng, Vạn Long nhằm xây dựng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo đảm đầy đủ các điều kiện tối ưu để người dân có cuộc sống tốt hơn tại nơi ở mới.

Về các giải pháp tạo sinh kế, Thường trực Ban chỉ đạo đề nghị phải hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án. Cụ thể, giao Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện điều tra, khảo sát kỹ lưỡng, xây dựng Đề án chuyển đổi việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề khác bảo đảm sát với tình hình thực tế, hiệu quả và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Để thực hiện theo đúng định hướng Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị về “Xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, một số nội dung thể hiện trong Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong sẽ có sự thay đổi so với các chỉ tiêu, cơ cấu sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành (cảng biển, đường bộ, đường sắt, hàng không…) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, Thường trực Ban chỉ đạo đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Ban quản lý KKT Vân Phong phối hợp với các đơn vị tư vấn và các sở ngành liên quan chủ động rà soát, chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, bảo đảm chặt chẽ, khoa học, có tính thuyết phục cao để báo cáo, giải trình với các bộ, ngành Trung ương, nhằm đẩy nhanh tiến độ trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Một số dự án tại khu vực Nam Vân Phong thuộc thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Đ/A)

Thường trực Ban chỉ đạo cũng đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến kết luận, góp ý, khẩn trương bổ sung, hoàn thiện nội dung Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, gửi UBND thị xã Ninh Hòa, UBND huyện Vạn Ninh góp ý lần cuối và hoàn chỉnh thành phần hồ sơ theo quy định, trình Bộ Xây dựng thẩm định trước ngày 15/10/2022.

Mục tiêu của Quy hoạch nhằm xây dựng KKT Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới với trình độ cao, trở thành vùng động lực phát triển đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. KKT Vân Phong còn được định hướng là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, có vai trò đầu tàu trong việc thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế các vùng lân cận và trên cả nước…

Được biết, KKT Vân Phong có diện tích 150.000ha, trong đó diện tích phần mặt nước khoảng 80.000ha, phần đất liền và đảo khoảng 70.000ha thuộc 2 huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa). Ngày 13/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 451/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hải Phòng thông tin về chủ trương, chính sách liên quan giá thuê nhà ở thuộc tài sản công. (Ảnh: Nguyên An)

Hải Phòng: Trả lời phản ánh 'giá thuê nhà chung cư tăng quá cao'

(PLVN) - Để người dân nắm bắt, hiểu rõ các chủ trương, chính sách liên quan giá thuê nhà ở thuộc tài sản công, Sở Xây dựng Hải Phòng phối hợp UBND quận Ngô Quyền và Cty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền về giá thuê nhà ở và chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà tại các khu chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn quận Ngô Quyền.
EVNHANOI là một trong những doanh nghiệp có trụ sở phải di dời.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh 'lên dây cót' cho việc di chuyển khỏi đất 'vàng' Hồ Gươm

(PLVN) - Để mở rộng không gian công cộng, phục vụ cộng đồng khu vực quanh Hồ Gươm (Hà Nội), ngoài tòa nhà “Hầm cá mập” sẽ có hơn chục cơ quan, đơn vị và gần 40 hộ dân lân cận sẽ phải di dời. Hầu hết hộ dân cũng như đại các đơn vị có trụ sở thuộc diện di dời dù rất tâm tư nhưng đều ủng hộ chủ trương của thành phố.
TP Đà Lạt có 12 vị trí quỹ đất được quy hoạch dành phát triển NƠXH. Ảnh minh họa.

Lâm Đồng quy hoạch 13 vị trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Dù có 13 vị trí quỹ đất được quy hoạch dành phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, chủ yếu là tại các đồ án quy hoạch phân khu (TP Đà Lạt 12 vị trí; TP Bảo Lộc 1 vị trí) nhưng đến nay chỉ có 1 vị trị dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư để triển khai các bước tiếp theo.
Đà Nẵng hút vốn tỷ đô: Cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản

Đà Nẵng hút vốn tỷ đô: Cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản

(PLVN) - Đà Nẵng đang bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ với hàng loạt siêu dự án tỷ đô, tạo đòn bẩy mạnh mẽ đưa thành phố vươn tầm quốc tế. Theo kế hoạch, từ quý I - II/2025, Đà Nẵng sẽ khởi công các dự án quy mô lớn với tổng vốn đầu tư hơn 150.000 tỷ đồng, mở ra giai đoạn bứt phá với kinh tế, du lịch và bất động sản (BĐS).
Đồng Nai đầu tư 18.000 tỷ đồng phát triển Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Chứa Chan

Đồng Nai đầu tư 18.000 tỷ đồng phát triển Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Chứa Chan

(PLVN) -   UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát triển du lịch núi Chứa Chan đến năm 2030, với tổng mức đầu tư lên đến 18.000 tỷ đồng. Dự án này hứa hẹn biến khu vực núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc) thành tổ hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu Đông Nam Bộ, đồng thời góp phần khai thác tiềm năng kinh tế du lịch của tỉnh.
Tỉnh Lào Cai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển NOXH

Tỉnh Lào Cai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển NOXH

(PLVN) - Lào Cai đang nổi lên như một trong những địa phương tiên phong thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội (NOXH). Với quyết tâm cao, tỉnh đã và đang triển khai nhiều dự án, góp phần quan trọng vào mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn NOXH trên cả nước giai đoạn 2021 - 2030.