D'. Palais Louis - Định nghĩa về sự trường tồn

(PLO) - Chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh thì con người mới đủ lực để thực hiện mọi mục tiêu trong đời. Chỉ khi có một ngôi nhà không những đẹp mà còn bền vững, an toàn thì cuộc sống mới thực sự thăng hoa và ấm áp.

Điều gì làm nên một căn nhà an toàn cho người sử dụng? Câu hỏi tưởng khó nhưng lại vô cùng đơn giản, đó là một căn nhà trường tồn với thời gian.

Chỉ khi ngôi nhà đó được xây dựng kiên cố, kết cấu vượt trội, chống chọi được mưa gió bão bùng, vượt qua được thiên tai, động đất mà vẫn hiên ngang, sừng sững như biểu tượng của sự trường tồn thì đó mới là một căn nhà an toàn cho người sử dụng.

Thực tế, không khó để tìm được một ngôi nhà an toàn ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên để tìm thấy một căn nhà trường tồn thì lại không dễ. Để vươn tới đẳng cấp trường tồn, đòi hỏi chủ đầu tư không chỉ có "tầm" mà còn phải có cái "tâm" rất lớn.

"Hầu hết các dự án bất động sản hiện nay đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng xây dựng, vì trước khi đưa vào sử dụng sẽ phải trải qua các cuộc kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đạt chất lượng ở mức nào thì rất khó nói, ví dụ như được 5 điểm là đạt chất lượng rồi, nhưng có dự án 6 điểm, 7 điểm, lại có dự án đạt 9, 10 điểm về chất lượng. Cho nên chất lượng công trình, độ an toàn của dự án như thế nào sẽ phụ thuộc vào kết cấu, nguyên vật liệu mà nhà đầu tư sử dụng", ông Bùi Sơn, Kỹ sư xây dựng trên 10 năm kinh nghiệm nhận định.

Theo vị chuyên gia này, muốn xây dựng một công trình an toàn, hay cao hơn là trường tồn với thời gian thì chủ đầu tư phải chấp nhận tiêu tốn một khoản tài chính rất lớn, thường gấp 2-3 lần so với các dự án thông thường, mà người "chịu chơi" như vậy dường như chỉ có ông chủ Tân Hoàng Minh.

D'. Palais Louis là ví dụ hiếm hoi trên thị trường hiện nay đạt được đẳng cấp "trường tồn". Không tự nhiên mà Ông Đỗ Anh Dũng dám khẳng định, D'. Palais Louis là công trình "thách thức với thời gian", và giống tòa tháp kiến trúc hơn là một chung cư cao cấp.

D’. Palais Louis – biểu tượng cho sự trường tồn, thác thức thời gian

D’. Palais Louis – biểu tượng cho sự trường tồn, thác thức thời gian

Nhìn vào bản thuyết trình kết cấu của tòa nhà và hạng mục nguyên vật liệu mà Tân Hoàng Minh sử dụng tại dự án này, chuyên gia Bùi Sơn cũng phải trầm trồ, thán phục. Ông nhận định, đây là một trong những công trình số 1 tại Việt Nam bởi đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về cột, lõi cứng, móng cọc hay tường vây.

Một ví dụ nhỏ cho thấy điều này là toàn bộ kết cấu phần cột và lõi cứng đều được Tân Hoàng Minh được dựng lên từ loại thép có cường độ cao, bố trí 2 lớp và các đai chống cắt. Điều này mang đến sự vững chắc và sự ổn định cao ngay cả khi xảy ra thiên tai, động đất.

Tuy nhiên, điều đặc biệt tại dự án này còn đến từ lõi cứng được đặt tại trung tâm của tòa nhà. Khu vực này tạo nên một không gian mở giếng trời có chiều rộng lên đến 20m, chiều dài 20m và chiều cao 120m.

Giếng trời có diện tích 400m với độ cao 120m chính là điểm độc đáo chỉ có tại D’. Palais Louis

Giếng trời có diện tích 400m với độ cao 120m chính là điểm độc đáo chỉ có tại D’. Palais Louis

"Chiều cao của lõi cứng này là một bài toán khó về việc lập biện pháp thi công cho tất cả các nhà thầu thi công", chuyên gia Bùi Sơn nhận định.

Chỉ cột và lõi cứng đạt tiêu chuẩn cao nhất vẫn là chưa đủ đối với Ông Đỗ Anh Dũng. Một dự án bất động sản thực sự "trường tồn" theo ông Dũng còn phải đến từ hệ thống móng cọc. Nếu như phần lớn các công trình có quy mô tương đương với D'. Palais Louis đều sử dụng giải pháp móng cọc khoan nhồi, thì Chủ tịch Tân Hoàng Minh lại lựa chọn giải pháp móng cọc Barrete.

"Tiết diện cọc 800x2800 dài 46m cắm mũi vào lớp đá cuội sỏi lên đến 6-7m sẽ rất tốn kém. Tuy nhiên ưu điểm của giải pháp này là móng có thể chịu được tải trọng lớn hơn đồng thời khả năng lún ít hơn", chuyên gia ngành xây dựng cho biết.

Móng cọc chắc kết hợp với tường vây được thiết kế sâu 32m so với mặt đất tự nhiên cùng hệ thống đài móng, dầm giằng toàn khối…đã tạo nên một D'. Palais Louis có thể chống chọi với động đất cũng như chịu được các yếu tố về lực bất thường.

Khi có lực tác động vào công trình lập tức được truyền xuống móng, sẽ mang lại sự an toàn cao nhất cho người sử dụng.

Là kỹ sư tham gia vào không ít dự án bất động sản tại Việt Nam hiện nay, điều ông Bùi Sơn ấn tượng nhất với D'. Palais Louis chính là bể bơi được thiết kế trên đỉnh của tòa nhà. Theo ông Sơn, nhìn thì rất đẹp và tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế, để thiết kế được một bể bơi nằm ở độ cao 120m, có thể khống chế được các yếu tố lực bất thường là cực kỳ khó.

Bể bơi tọa lạc tại độ cao 120m trên đỉnh tòa tháp tượng trưng cho sự vững chắc của công trình D’. Palais Louis

Bể bơi tọa lạc tại độ cao 120m trên đỉnh tòa tháp tượng trưng cho sự vững chắc của công trình D’. Palais Louis

"Khi xây dựng công trình cao hàng chục tầng, chủ đầu tư sẽ phải tính toán rất kỹ các yếu tố lực tác động vào. Trên thực tế, đỉnh của tòa nhà sẽ có một dao động nhấ định, như ở D'. Palais Louis là H/500 = 240mm. Vậy điều kiện cân bằng ở đây là gì?

Hệ thống 2 bể bơi lớn nằm trên tầng 28 ở độ cao 115m đối xứng nhau qua lõi cứng với mục đích được hiểu như là 2 con lắc để phân phối, ổn định cân bằng của toàn công trình khi gặp các tải trọng bất thường như động đất cấp 7 hoặc tải trọng ngang của gió. Một thiết kế rất thông minh và tôi rất ấn tượng", ông Sơn nói.

Có thể thấy, nếu như mặt tiền của tòa nhà được ví như vẻ đẹp quý phái, sang trọng của một cô gái kiều diễm, thì ẩn sâu bên trong D'. Palais Louis được ví như cơ thể săn chắc của một người đàn ông lực lưỡng có bộ xương chắc khỏe.

Hãy tưởng tượng, nếu bạn được sinh sống trong một căn nhà được dựng lên từ phần móng vững chắc, phần lõi, phần tường chất lượng cao thì bạn sẽ yên tâm đến nhường nào? Chỉ khi có một cơ thể khỏe mạnh thì con người mới đủ lực để thực hiện mọi mục tiêu trong đời. Chỉ khi có một ngôi nhà không những đẹp mà còn bền vững, an toàn thì cuộc sống mới thực sự thăng hoa và ấm áp.

"Mong muốn của tôi khi xây dựng D'. Palais Louis là muốn tạo ra một tòa tháp trường tồn cùng thời gian, để 10 năm, 20 năm hay thậm chí là 50, 100 năm nữa, kể cả khi tôi không còn trên cõi đời này thì những thế hệ sau vẫn có thể tự hào rằng ở Việt Nam vẫn tồn tại một công trình bất động sản thực sự thách thức với thời gian”, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh nói những lời tâm huyết.

Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.