Yên ổn hàng chục năm bỗng mất ăn mất ngủ vì ý kiến của Bộ NN&PTNT

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ổn định hàng chục năm trên mảnh đất do chính mình góp sức khai hoang, vun bồi, nhiều gia đình gắn bó 5-6 thế hệ, hàng ngàn người dân ven sông phường Bồ Đề tưởng chừng cứ thế an yên sống. Bỗng nhiên, mấy ngày gần đây, họ rơi vào thấp thỏm, lo âu, mất ăn mất ngủ khi hay tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có ý kiến không đồng ý với đề xuất giữ lại khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề...
Hà Nội đang xây dựng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.
Hà Nội đang xây dựng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Nỗi lo bất ngờ

Phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) có 4 tổ dân phố nằm giáp bờ sông là các tổ dân phố (TDP) số 1, 2, 24 và 25. Người dân khu Bồ Đề phần lớn từ các “làng trong đê” quận Long Biên (huyện Gia Lâm cũ) ra tái định cư; sỹ quan, quân nhân, nhân viên quốc phòng được cấp nhà; cán bộ, nhân viên các bộ, sở, ngành… định cư hàng chục năm nay. Ví dụ khu tập thể TCty 319 Bộ Quốc phòng (liên gia 319, tổ dân phố 24) hiện là nơi sinh sống của 179 hộ gia đình, nhiều gia đình đã có tới 4 thế hệ.

Ông Nguyễn Thanh Nhượng (Bí thư Chi bộ TDP 24) cho biết, khoảng từ năm 1985, khu đất trống bỏ hoang gần đê sông Hồng thuộc xã Bồ Đề cũ được TCty 319 cải tạo nâng nền thành nơi đỗ xe, tập kết phương tiện. “Khu đất này ngày trước hoang vu, cỏ cây um tùm không một bóng người. Dần dần qua thời gian dài cải tạo, đổ đất, trồng cây mới bằng phẳng như hiện nay. Từ 1987 đến 2008, Cty xây dựng các dãy tập thể, nhà nội bộ sau đó phân cho cán bộ hoặc cho công nhân ở. Nhiều gia đình đã được chính quyền tạo điều kiện cho sửa sang, xây dựng nhà cửa kiên cố 3-4 tầng, sinh sống ổn định đến bây giờ”, ông Nhượng nói.

Người dân ở khu tập thể TCty 319 cho biết, với mức thu nhập ít ỏi, mong muốn có chỗ “chui ra chui vào” giữa Thủ đô là ước mơ cả đời của họ. Bản thân họ lâu nay vốn nghĩ cuộc sống đã ổn định bởi có sổ hộ khẩu, có số nhà. Do vướng mắc trong việc chuyển giao đất giữa TCty 319 với địa phương nên quá trình làm thủ tục cấp sổ đỏ bị chậm trễ. Mãi mới đây họ mới được quận trả lời nhà đất đang sử dụng đủ điều kiện làm sổ đỏ và hướng dẫn người dân hoàn thiện các thủ tục.

Niềm vui của người dân càng lớn khi có thông tin trong quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, TP Hà Nội đề nghị giữ hai khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề. “Có lẽ niềm mong mỏi của chúng tôi đã được lắng nghe, thấu hiểu nên TP Hà Nội mới đưa ra đề nghị trên. Cũng như hàng triệu người dân Thủ đô khác, chúng tôi chỉ muốn được ổn định trên mảnh đất gắn bó bao năm, yên tâm sinh sống, làm việc”, ông Bùi Văn Hùng sống tại khu tập thể TCty 319 nói.

Thế nhưng mới đây, họ lại thấp thỏm, âu lo khi nghe tin Bộ NN&PTNT không đồng ý với đề nghị không di dời các khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề của Hà Nội. Lý do Bộ đưa ra là khu vực nằm sát bờ sông thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn.

“Mấy hôm nay nghe tin qua đài báo, người dân rất lo lắng. Sau bao năm chờ đợi, hoàn thành đủ các loại giấy tờ, quận trả lời nhà cửa đủ điều kiện làm sổ đỏ thì nay lại bị kiến nghị như vậy. Không biết rồi đây cuộc sống chúng tôi sẽ đi đâu, về đâu? Không biết đến bao giờ mới thoát cảnh sống trong âu lo, nhà cửa có thể không còn?”, bà Nguyễn Thảo Nguyên, Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng TDP số 2 nói.

Người dân khu tập thể TCty 319 thấp thỏm, lo âu trước đề xuất Bộ NN&PTNT đưa ra.

Người dân khu tập thể TCty 319 thấp thỏm, lo âu trước đề xuất Bộ NN&PTNT đưa ra.

Bồ Đề cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Bồ Đề cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Bà Thảo Nguyên cho biết, hầu hết các hộ dân TDP số 2 đã được cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Gia đình bà Thảo Nguyên sinh sống, ổn định ở Bồ Đề (gần Đền Ghềnh) 50-60 năm. Cụ của bà đã mất trên mảnh đất này...

Cần khảo sát, tính toán kỹ lưỡng

Trao đổi trên VnExpress, Kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, mục tiêu chống lũ, chỉnh trị sông Hồng và xây dựng đô thị là bài toán quan trọng thành phố cần phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tính toán, có giải pháp phù hợp. Ý tưởng của đồ án rất táo bạo khi muốn giải quyết vấn đề căn bản là xây dựng không gian văn hóa xanh và đảm bảo phù hợp với hành lang thoát lũ. Bởi trong hành lang thoát lũ thì không được phép xây dựng công trình kiên cố.

Tuy nhiên, tôi cho rằng cần thay đổi quan điểm khu vực hành lang thoát lũ chỉ có một chức năng (đơn năng) này, mà cần vận dụng đa năng, tích hợp nhiều mục đích. Từ khi ba nhà máy thủy điện lớn được xây dựng trên dòng sông Đà (Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu), thì việc điều tiết, kiểm soát lũ xuống hạ lưu đã được đảm bảo. Hơn nữa, trong thời đại ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, thì khu vực hành lang thoát lũ cần được sử dụng linh hoạt. Bây giờ, chúng ta có thể dự báo được khi nào lũ lên, khi nào lũ xuống, nên sẽ chủ động được các biện pháp ứng phó. Trong trường hợp xảy ra lũ lụt lớn hàng trăm năm mới có một lần như nhiều người từng nói, thì ngoài ba cấp đê bảo vệ Hà Nội, vẫn còn chỗ dự trữ thoát hiểm là sông Đáy.

Vì vậy, dựa trên các nghiên cứu, dự báo khoa học, thành phố cần thông tin đến người dân và nhà đầu tư rõ ràng về các khu vực có thể xảy ra lũ lụt thường xuyên, không xây dựng công trình kiên cố; khu vực không hoặc ít xảy ra lũ lụt, có thể xây dựng công trình kiên cố; khu vực không hoặc ít xảy ra lũ lụt, có thể xây dựng công trình kiên cố. Những khu vực dân đã ở ổn định và đảm bảo an toàn cần cho phép xây dựng.

Nhiều người dân hai khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề cho biết họ đồng tình với chiến lược phát triển TP ven sông Hồng của Thủ đô. Thế nhưng, họ không đồng tình với lý do Bộ NN&PTNT đưa ra là khu dân cư nằm ở khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở.

“Nói khu vực Bồ Đề dễ sạt lở càng khó tin bởi bờ sông phía phường Bồ Đề là bên bồi, dòng sông qua đây không không phải là đoạn bị co thắt, nước chảy không quá xiết. Người dân địa phương vẫn thường ra sông tắm mát, tập bơi, nhất là vào mùa nắng nóng.Các hộ dân cho biết, từ khi sinh sống ở đây gần 40 năm, họ chỉ chứng kiến trận lũ lịch sử vào năm 1996. Khi đó nước hồ Gươm tràn bờ, các khu vực xung quanh ngập nặng nhưng khu vực TDP 24 nước lũ chỉ mấp mé đường ngõ.

Tôi không rõ Bộ NN&PTNT đưa ra nhận định trên dựa vào căn cứ thực tiễn nào? Gia đình tôi sinh sống tại đây từ năm 1979 chưa chứng kiến đợt lũ lớn nào.

Trước đây chưa có thủy điện Sông Đà thì vào mùa lũ nước có mấp mé bờ đường, còn ngay nay có thêm Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu… chúng ta cũng đã trị thủy tốt hơn rất nhiều nên hầu như ở đây không bị ngập lũ”, ông Lê Trọng Phúc, Bí thư kiêm Tổ trưởng TDP số 1, phường Bồ Đề nói.

Điều người dân thắc mắc nữa là trong góp ý quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, các cơ quan chức năng đề cập tới phương án nâng nền để đảm bảo giao thông, vậy tại sao không nâng nền với những khu dân cư đã ổn định lâu năm như khu dân cư Bồ Đề?

“Chúng tôi chỉ khát khao, mong mỏi các cơ quan chức năng khảo sát thật kỹ lưỡng, phù hợp thực tiễn để có phương án hài hòa tốt nhất. Các gia đình ở đây đều đã nhiều thế hệ, sinh sống ổn định lâu nay, giờ đây chúng tôi cũng chỉ mong muốn được tiếp tục ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, làm ăn”, ông Nhượng tiếp lời.

Tiếc nuối những giá trị văn hóa, lịch sử

Nhiều người dân phường Bồ Đề cho hay, nếu phải di dời như ý kiến của Bộ NN&PTNT là nhiều giá trị văn hoá lịch sử có thể biến mất vĩnh viễn. Khu dân cư Bồ Đề là nơi lưu giữ các công trình văn hoá tâm linh, di tích lịch sử của Hà Nội. Điển hình như Đền Ghềnh - nơi thờ tự Công chúa Lê Ngọc Hân. Cùng với các di vật quý, đền Ghềnh ngày nay đã trở thành một công trình kiến trúc cổ kính, được đông đảo du khách cả nước biết đến. Bên cạnh những giá trị vật thể, tại di tích này, hàng năm đều diễn ra Lễ hội đền Ghềnh nổi tiếng.

Phường Bồ Đề còn có nhiều công trình tâm linh văn hóa nổi tiếng khác như: chùa Bồ Đề, đình làng Phú Viên; cụm di tích đình - đền - chùa Lâm Du; di tích lịch sử địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến cầu phao Chương Dương… “Với vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử như thế nếu phải từ bỏ sẽ là điều rất đáng tiếc. Tất nhiên trong quá trình phát triển phải thay đổi nhưng nếu hài hòa với lịch sử, bảo tồn được các giá trị văn hóa sẽ là điều đáng trân quý”, Tổ trưởng TDP24 nói.

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.