TP HCM: Hướng tới vùng đô thị năng động, bền vững

(PLO) - Sáng qua (23/1) tại TP HCM, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP HCM. Căn cứ vào đồ án quy hoạch thì TP HCM sẽ là đô thị hạt nhân, trung tâm tri thức, trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng hiện đại ngang tầm với các đô thị trong khu vực Đông Nam Á.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo quy hoạch, phạm vi vùng TP HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP HCM và 7 tỉnh lân cận gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404km2. Dự báo đến năm 2030, dân số của vùng từ 24 đến 25 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 18 đến 19 triệu người, gần gấp đôi so với hiện nay.

 Không gian vùng TP HCM sẽ chia thành 4 tiểu vùng. Trong đó, tiểu vùng đô thị trung tâm bao gồm: TP HCM và vùng phụ cận gồm các huyện, thành phố, thị xã: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An); Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Trong đó, TP HCM là đô thị hạt nhân trung tâm vùng. 

Tiểu vùng phía Đông gồm: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và phần còn lại phía Đông của tỉnh Đồng Nai; trong đó, TP Vũng Tàu và Bà Rịa là cực tăng trưởng trên trục hành lang quốc tế dọc quốc lộ 51; thị xã Long Khánh là cực tăng trưởng trên hành lang kinh tế dọc quốc lộ 1A. Tiểu vùng này đóng vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế của cả vùng thông qua cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải. 

Tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc gồm: tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và một phần tỉnh Bình Dương; trong đó, Chơn Thành - Đồng Xoài là cực tăng trưởng trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 13. Đô thị Trảng Bàng - Gò Dầu - Hòa Thành - Tây Ninh là cực tăng trưởng trên trục hành lang phía Tây Bắc dọc quốc lộ 22. Tiểu vùng phía Tây Nam gồm: tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An (trừ huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức). Trong đó, 2 TP Mỹ Tho, Tân An là cực tăng trưởng trên trục hành lang dọc quốc lộ 1 phía Tây Nam. Tiểu vùng này có vai trò là cửa ngõ của vùng TP HCM với vùng ĐBSCL và vùng sông Mê Kông mở rộng.

 Mục tiêu của quy hoạch này nhằm phát triển vùng TP HCM trở thành một vùng đô thị lớn phát triển năng động, bền vững; trở thành một vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm nghiên cứu khoa học - dịch vụ; trung tâm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chuyên sâu với trình độ chuyên môn hóa cao; trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á.

Phát biểu tại hội nghị, bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định, TP HCM được xác định là đô thị hạt nhân, trọng tâm của vùng, các tỉnh lân cận đều có chương trình phát triển đô thị gắn với dự án lớn. Thông qua đề án điều chỉnh quy hoạch vùng TP HCM, các địa phương cần có nghiên cứu để đảm bảo những định hướng lớn của tỉnh phù hợp với nội dung của đề án quy hoạch vùng.

Về phía trung ương, các bộ, ngành sẽ tích cực phối hợp với các địa phương để xúc tiến thực hiện đề án. “Các bộ, ngành sẽ phối hợp với các địa phương để xây dựng và huy động nguồn lực đa dạng trong xã hội tham gia vào quá trình thực hiện quy hoạch, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng và của từng tỉnh”- bà Linh nói.

Trước đó, chủ trì Hội nghị “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050” diễn ra vào cuối tháng 7/2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng TP HCM mà trung tâm là TP HCM trong sự phát triển chung của cả nước là rất lớn.

Theo Phó Thủ tướng, đây là đồ án định hướng quy hoạch vùng rất lớn nên không thể đi vào chi tiết, vào nhiều vấn đề còn mong muốn. Quy hoạch là dự báo nhưng nếu chi tiết quá đến lúc điều chỉnh rất khó. Cho nên, có những vấn đề phải định hướng, phải khái quát nhưng cũng có những vấn đề phải nhấn mạnh, đã đưa ra được ý tưởng mới trên cơ sở khoa học, kinh nghiệm quy hoạch vùng tại một số quốc gia phát triển. 

Nghị quyết 201 - “chính sách” đột phá cho phát triển nhà ở xã hội

Nghị quyết 201 - “chính sách” đột phá cho phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) -  Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh tại tọa đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội” diễn ra sáng 5/6. Theo Thứ trưởng Sinh, Nghị quyết 201/2025/QH15 mang tính đột phá, nhằm tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, cản trở quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cũng như giải quyết những khó khăn từ thực tiễn đặt ra.
Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

Không để người dân trục lợi chính sách tại chung cư đầu tư bằng ngân sách tại Hải Phòng

(PLVN) - Trước nhiều kiến nghị của người dân liên quan đến giá thuê nhà tại các chung cư do TP Hải Phòng đầu tư bằng ngân sách, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng đã có Thông báo kết luận chính thức, trong đó khẳng định việc tính giá thuê nhà đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, minh bạch và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.
Ông Michael Piro – Tổng Giám đốc Indochina Capital.

Nghị quyết 68-NQ/TW: Thúc đẩy tính minh bạch của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là một "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế", là "bước ngoặt lịch sử" phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản - với vai trò là một bộ phận quan trọng trong khu vực này - đang được kỳ vọng sẽ tạo ra luồng sinh khí mới, mở ra cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản Việt Nam. Ông Michael Piro - Tổng Giám đốc Indochina Capital đã chia sẻ với Báo PLVN về vấn đề này.
Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng cảnh báo dừng dự án nếu địa phương chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng

(PLVN) - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Xây dựng đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,88%, thấp hơn cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng nhiều dự án ì ạch, thậm chí chưa giải ngân, Bộ trưởng Trần Hồng Minh ra công điện yêu cầu các địa phương phải dứt điểm các vướng mắc, đặc biệt là công tác mặt bằng. Nếu không cải thiện, các dự án sẽ bị xem xét dừng, giao lại địa phương theo quy định mới.
Chung cư HH1-HH2, HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình

Hải Phòng: Xử lý nghiêm các vi phạm tại các chung cư thuộc tài sản công

(PLVN) - Hiện nay các chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn TP Hải Phòng đang bị sử dụng sai mục đích, nhiều hộ dân không ký hợp đồng thuê nhà, tự ý mua bán, sang nhượng, không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Trước thực trạng này, TP Hải Phòng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm nhằm chấn chỉnh việc quản lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản công.
Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng nhiều cơ chế đột phá để phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Ngày 20/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh báo cáo việc xây dựng Nghị quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 1 triệu căn NƠXH đến năm 2030.
Một dự án NƠXH tại TP HCM. (Ảnh: T.Giang)

TP HCM: Đề xuất gỡ vướng vấn đề xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại

(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản kiến nghị Ban Thường vụ Đảng ủy UBND TP chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà ở thương mại (NƠTM) không phải bố trí quỹ đất 20% của dự án để xây nhà ở xã hội (NƠXH). Thay vào đó, các CĐT được đóng tiền tương đương tổng giá trị quỹ đất trên hoặc bố trí NƠXH tại các vị trí khác.
Ảnh minh hoạ.

Giải pháp căn cơ với đất ven sông

(PLVN) -  Hà Nội là TP của những dòng sông, nên số lượng đất ven sông, bãi bồi là rất lớn. Theo báo cáo của UBND Hà Nội công bố cuối 2024 cho thấy, chỉ riêng khu vực bãi sông, ngoài đê sông Hồng và sông Đuống đoạn qua Hà Nội đã rộng khoảng 23.551ha, liên quan gần 364 ngàn nhân khẩu, hơn 94 ngàn hộ gia đình.
Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp được đề xuất làm trụ sở cho P.Yên Sở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Ảnh internet

Một trung tâm thương mại tại Hà Nội sẽ được dùng làm trụ sở phường

(PLVN) - Hà Nội dự kiến sử dụng Trung tâm thương mại Trung Văn làm trụ sở của phường Đại Mỗ mới, nguyên nhân do trên địa bàn phường Trung Văn hiện chỉ có một trụ sở cơ quan hành chính có thể sử dụng, nhưng diện tích lại không đủ để bố trí đầy đủ các cơ quan của phường Đại Mỗ sau sáp nhập.

Dự án Khu nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, Đông Anh do Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.

Phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội: Nỗ lực giải toả nỗi lo người thu nhập thấp không có nhà Hà Nội

(PLVN) - Giá bất động sản và thuê nhà ở các đô thị lớn như Hà Nội liên tục tăng cao, khiến nhà ở xã hội được nhiều người trẻ, công nhân, người thu nhập thấp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình, điều kiện để mua, thuê nhà ở xã hội, dẫn đến việc nhiều người nhẹ dạ tin theo “cò” tư vấn, đặt cọc rồi bị sập bẫy các chiêu lừa đảo.
Khu nhà ở xã hội Evergreen (thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).

Phát triển một triệu căn nhà ở xã hội: Người lao động “chạm tay vào giấc mơ” có nhà ở

(PLVN) -  Chính sách cho vay nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ đơn thuần là một gói tài chính ưu đãi, mà còn là thông điệp sâu sắc về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành và chính quyền địa phương đối với đời sống người dân.Với nguồn vốn ưu đãi, nhiều người lao động đủ điều kiện đã chạm tay tới giấc mơ có một mái ấm cho riêng mình.