Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng báo cáo dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa

(PLO) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 3206/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Đà Nẵng báo cáo vụ việc liên quan đến Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa tại bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Phối cảnh dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa.
Phối cảnh dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND thành phố Đà Nẵng báo cáo cụ thể về vụ việc Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại bán đảo Sơn Trà; trong đó làm rõ việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, an ninh quốc phòng và các quy định pháp luật có liên quan, những biện pháp đã xử lý của thành phố. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2017.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng xem xét, xử lý các kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng theo quy định; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng ngày 31/3, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Đà Nẵng cho biết Dự án du lịch sinh thái Sơn Trà đã được giao đất, cấp phép và làm các thủ tục liên quan từ lâu. Khu vực xây dựng thuộc phạm vi Sơn Trà nhưng đã chuyển đổi quy hoạch thành đất khác, không còn là đất rừng.

Tại hội nghị này, Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ yêu cầu Sở Xây dựng làm rõ văn bản giải trình mới đây do công ty CP du lịch Biển Tiên Sa gửi Thủ tướng, các bộ ngành và lãnh đạo địa phương liên quan việc xây dựng 40 móng biệt thự trên Sơn Trà.
Ông Thơ nhấn mạnh cần đánh giá khách quan vụ việc xây dựng 40 móng biệt thự. Sai ở đâu, sai mức độ nào thì xử lý đến đó.
Chủ tịch Đà Nẵng cho biết đây là dự án đã được giao đất, cấp phép và làm các thủ tục liên quan từ lâu. Khu vực xây dựng thuộc phạm vi Sơn Trà nhưng đã chuyển đổi quy hoạch thành đất khác, không còn là đất rừng. Năm 2016, Thủ tướng đã phê duyệt Sơn Trà thành khu du lịch. Tại đây, toàn bộ vệt đất đến 200m là để phát triển các loại hình du lịch, vui chơi giải trí, xây dựng các khu lưu trú.
"Đất này đã giao từ lâu và đã được cấp phép. Năm 2016, họ xin điều chỉnh quy hoạch trên đất đã được cấp phép của người ta. Tuy nhiên theo quy định, dù có điều chỉnh một tí thôi cũng phải làm lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chủ đầu tư có gửi văn bản trình bày rồi. Họ lập luận là theo quy định của luật, những căn hộ, những căn nhà ở trong các khu xây dựng biệt lập và dưới 500m2 thì không cần giấy phép. Yêu cầu Sở Xây dựng phải làm rõ”, Ông Thơ nói.

Ông Thơ khẳng định: Sai thì phải đình chỉ, xử phạt. Mà xử phạt cũng phải theo quy định, bao nhiêu triệu cũng phải theo luật lệ chứ không phải ưa phạt bao nhiêu thì phạt. Báo chí diễn dịch rằng mỗi móng biệt thự chỉ phạt 1 triệu có vẻ như cũng là để đùa giỡn cho vui. Nhưng mà luật quy định thế nào thì phải làm như thế.

Phải đánh giá đúng mức, phải công bằng, khách quan, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã nói về 40 móng biệt thự xây dựng trên bán đảo Sơn Trà của Cty Cổ phần biển Tiên Sa như vậy. Ông Thơ dẫn giải, đây là dự án đã được giao đất, được cấp phép, đã thực hiện các thủ tục liên quan đến một dự án đầu tư từ năm 2003. Và đến giờ, chủ đầu tư triển khai giai đoạn 1 của dự án, người ta làm hầu hết các thủ tục để xác lập quyền khai thác khu đất đó. Đất đó không còn là đất rừng nữa mà là đất khác, nên gọi chỗ đó là rừng Sơn Trà về mặt danh chính ngôn thuận là không đúng. Về mặt qui hoạch phát triển du lịch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành qui hoạch về phát triển du lịch, ở đó toàn bộ vệt đến 200m dành để phát triển du lịch, gồm tất cả các loại hình du lịch gồm vui chơi, giải trí, thăm thú, xây dựng các khu lưu trú. Dự án này đã thực hiện việc giao đất từ lâu, đã được cấp phép xây dựng phần hạ tầng, người ta đã thực hiện giải tỏa đền bù, đã tiến hành làm gần như hoàn chỉnh phần hạ tầng, giờ chỉ còn xây dựng nên những khối nhà trên đó nữa.

Tuy vậy, năm 2016 chủ đầu tư xin điều chỉnh qui hoạch trong khu được cấp phép (đã được cấp sổ đỏ, đã trả tiền hết rồi), không giống vụ trên Hải Vân, đất rừng cứ làm đại ra đó. Sau khi điều chỉnh qui hoạch, điều chỉnh lại vị trí các khối nhà, thì luật qui định phải làm lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Chủ đầu tư đã nộp hồ sơ, đã được thẩm định, khi xong báo cáo tác động môi trường mới được cấp phép. Nhưng đang chờ báo cáo tác động môi trường, chủ đầu tư tiến hành làm các móng biệt thự đó. Như vậy rõ ràng là sai. Vì dù muốn dù không, không có giấy phép mà xây dựng là sai. Sai thì tiến hành xử phạt, đình chỉ. Mà xử phạt phải theo luật, chứ không phải muốn phạt mấy tỷ cũng được hết. Ông Thơ nói, vấn đề ở đây chủ đầu tư làm đúng qui hoạch chi tiết chỉ là thủ tục chưa đầy đủ, dẫn tới chưa có phép chứ họ không lấn chiếm đất đai, không xâm hại rừng, bạt núi, băm rừng. Việc họ sai đến đâu thì xử lý đến đó theo luật định. Chứ không phải đẩy vấn đề lên, làm to hơn, nào phá núi, bạt rừng, xâm hại rừng, làm cho Sơn Trà be bét đi, điều đó có công bằng không, có đúng không?- ông Thơ đặt câu hỏi.

Cũng liên quan đến vụ việc này, được biết, ông Đinh Đức Cường – Tổng Giám đốc Công ty Tiên Sa đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thành ủy Đà Nẵng và UBND TP Đà Nẵng giải trình quá trình triển khai thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa:

Tại văn bản này, đơn vị chủ đầu tư đã có đề xuất: Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án như theo cam kết với UBND Thành Phố hoàn thành dự án trước 31/12/2017, do quy mô dự án lớn, có nhiều hạng mục khác nhau, Công ty Tiên Sa đang song song thực hiện công tác hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đồng thời tiếp tục triển khai thi công hoàn thiện phần hạ tầng kỹ thuật còn lại theo hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng số 82/GPXD ngày 04/02/2009. Bên cạnh đó, địa hình của dự án quá phức tạp, có độ dốc lớn, nhiều mảng đá to, nhiều cây bụi, nên Công ty phải hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo Giấy phép xây dựng số 82/GPXD và tiến hành thi công một số công trình tạm như: đường vào phục vụ thi công, phát quang để đo vẽ hiện trạng tỷ lệ 1/200, công trình phụ trợ phục vụ cho công tác lấy số liệu khảo sát thiết kế. Theo điểm c Khoản 2 Điều 89 Luật Xây Dựng năm 2014, công tác san lấp mặt bằng, thi công xây dựng công trình đường tạm và hạ tầng kỹ thuật tạm phục vụ thi công công trình chính không phải xin Giấy phép xây dựng.

Các văn bản liên quan đến việc quy hoạch xây dựng Khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa

Theo quy định tại khoản 3 điều 25 và khoản 5 điều 89 Luật xây dựng năm 2014 thì trên cơ sở quy hoạch chi tiết xây dựng của Dự án được lập, Chủ đầu tư có thể lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng đối với 1, một số hoặc tất cả các công trình thuộc Dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt các hạng mục nhà biệt thự có quy mô 2 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng dưới 500m2 nên theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, các công trình nhà ở, nhà biệt thự có quy mô 2 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng dưới 500m2 thuộc đối tượng được miễn giấy phép xây dựng phần công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thi công xây dựng đối với công trình miễn phép theo quy định, tuân thủ quy hoạch xây dựng chi tiết được phê duyệt.

Do vậy, việc thi công hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và một số công trình tạm như đường vào phục vụ thi công, phát quang để đo vẽ hiện trạng tỷ lệ 1/200, một số công trình phụ trợ để phục vụ cho công tác khảo sát thiết kế…Công ty đang thực hiện theo giấy phép xây dựng số 82/GPXD ngày 04/02/2009 và các quy định của Luật xây dựng năm 2014. 

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

Masterise khẳng định uy tín và năng lực với cú đúp tại Giải thưởng 'Bất động sản tiêu biểu 2024'

(PLVN) - Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ảnh minh hoạ.

Nhức nhối tình trạng ký túc xá bỏ hoang

(PLVN) -  Hôm qua (13/12), theo dõi phần chất vấn tại cuộc họp HĐND tỉnh Khánh Hòa về vấn đề 2 ký túc xá (KTX) sinh viên tại địa phương này bị bỏ hoang; những người quan tâm đến vấn đề phòng, chống lãng phí không khỏi trăn trở.
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc

(PLVN) - Transit Oriented Development (TOD) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản cho các dự án TOD, sẽ là trợ lực cho thị trường bất động sản.
Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

Quy Nhơn Iconic đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Dự Án Quy Nhơn Iconic (Bắc Hà Thanh) do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) làm chủ đầu tư vừa được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai cho giai đoạn 1 từ Sở Xây dựng tỉnh Bình Định theo văn bản số4469/SXD-QLNPTĐT ngày 02/12/2024.
Dự án bỏ hoang ở TP Đà Nẵng (Ảnh: VNExpress.vn)

Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng

(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành xây dựng. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí, xây dựng ngành xây dựng tinh gọn và hoạt động hiệu quả.