Thu hút đầu tư, bỏ quên sinh kế người dân?

(PLO) - Vốn được nối thông ra biển nhưng 10 năm trước, con đường bị phong tỏa rồi các khu nghỉ dưỡng cao cấp bịt lối khiến sinh kế, thụ hưởng của người dân bị mất đi, dù đã góp đất cùng Nhà nước mở rộng đường… 
Bà Tâm chỉ lối đi xuống biển đã  bị chặn và tuyến đường Hồ Xuân Hương
Bà Tâm chỉ lối đi xuống biển đã bị chặn và tuyến đường Hồ Xuân Hương

10 năm đòi đường ra biển

Trong buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, câu chuyện chính quyền giao đất cho nhà đầu tư khai thác du lịch vệt biển thuộc quận Ngũ Hành Sơn một lần nữa được hâm nóng. Ông Thái Văn Cát (cử tri quận Ngũ Hành Sơn) nhấn mạnh “một lần nữa” vì việc này được cử tri kiến nghị rất nhiều lần trước đây.

Ông Cát cho biết, khu vực Ngũ Hành Sơn nổi tiếng với bãi biển Bắc Mỹ An. Năm 1963, tuyến đường Hồ Xuân Hương hình thành và trở thành lối đi chính để người dân ra biển. Năm 2003, thành phố chủ trương giải tỏa, cho mở rộng thêm con đường với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thời điểm trên, hầu như mọi nhà đều đồng tình, sẵn sàng hiến đất. Oái ăm, cùng thời điểm, thành phố lại cắt một phần diện tích đất ven biển (không tính đường đi) giao cho các chủ đầu tư, trong đó có khu biệt thự nghỉ dưỡng du lịch Sunrise. 

Ông Cát kể, có những gia đình, nhiều nhất ở đoạn cuối đường Hồ Xuân Hương (hướng biển) phải chấp nhận di dời hẳn, vì ai nấy đều kì vọng sau khi hoàn thành con đường sẽ đem lại lợi ích cho nhân dân. Chưa kịp mừng, năm 2007, một khu biệt thự du lịch cao cấp mọc lên. Lâu dần, chủ đầu tư cho xây tường bao độc chiếm lối xuống biển. Không chấp nhận, năm nào tại các buổi tiếp xúc cử tri ở quận Ngũ Hành Sơn người dân cũng bức xúc, kiến nghị chính quyền TP Đà Nẵng, yêu cầu chủ đầu tư trả lại đường. Thế nhưng đến nay, nguyện vọng trên vẫn chưa có câu trả lời.

Tiếp lời, bà Tăng Thị Tâm (60 tuổi, ngụ đường Hồ Xuân Hương) trình bày, vì chủ trương phát phát triển thành phố, gia đình sẵn sàng mất đi 300m2 đất, không có tiền đền bù. Công việc kinh doanh cũng phải ngưng để phục vụ giải tỏa cung đường. “Việc thành phố giao đất cho nhà đầu tư để phát triển du lịch, chúng tôi ủng hộ. Tuy nhiên, cũng phải tính toán kỹ để chừa khoảng cách giữa các khu du lịch làm lối xuống biển cho dân. Nhà đầu tư nhảy vào rào kín, giờ biển trước mặt mà phải đi lòng vòng mãi, sao chấp nhận được. Chúng tôi cũng vì thế mới phản ánh, mà đã 10 năm, dân chờ một câu trả lời không thấy”, bà Tâm nói.

Trong các cuộc họp tiếp dân, bà con quận Ngũ Hành Sơn còn thẳng thắn đặt nghi vấn, ở đây không phải khu vực quân sự hay một công trình an ninh quốc gia mà không hiểu vì sao cả vùng biển rộng lớn chỉ để doanh nghiệp thừa hưởng. Con đường dân đóng góp cũng chỉ phục vụ cho những doanh nghiệp này?

Quyết tâm của chính quyền chỉ dừng trên giấy

Đặc biệt, khi bít đường xuống biển, tuyến đường Hồ Xuân Hương cũng không còn được kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư trong lĩnh vực lưu trú du lịch như đề ra. Các khách sạn tầm cỡ trong khu vực khi được hỏi đều cho biết, công suất khai thác phòng bình quân chưa đến 40% vào mùa du lịch cao điểm. Phần lớn nhà hàng “ăn theo” khách sạn cũng chấp nhận thua lỗ, tháo dỡ. Nguyên nhân do không có đường xuống biển cho du khách. 

“Thật ra quyết tâm mở lối xuống biển của chính quyền là có. Tuy nhiên, hiện đất đã giao cho nhà đầu tư nên có lẽ thành phố đang tiến hành làm việc để thỏa thuận lấy lại một phần nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Chính phường cũng chưa biết lúc nào dự án mở lối xuống biển được thực hiện”, ông Nghĩa phân bua.

Trao đổi với PV, ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ xác nhận thực tế này. Theo ông Nghĩa, nếu đi dọc bờ biển rộng lớn thuộc phường Mỹ An và phường Khuê Mỹ dễ dàng nhận thấy lối xuống biển bị bịt kín bởi các khu nghỉ dưỡng cao cấp và resort. Ngoài ra, còn có nhiều dự án khác cũng xí phần đất bằng cách dựng hàng rào che chắn. 

Không chỉ độc chiếm, chủ đầu tư còn phớt lờ chỉ đạo của thành phố. Cụ thể, tại Công văn 6010/SXD-QLQH (15/10/2014) mà PV có được, nội dung ý kiến của Sở TN-MT nêu: “Đề nghị thu hồi phần diện tích đường Hồ Xuân Hương nối dài (8.104 m2) và thu hồi phần diện tích phía đông tuyến đường (hiện tại chủ đầu tư đã xây dựng bãi đỗ xe) để làm đường giao thông xuống biển phục vụ nhân dân”, nhưng thực tế không được thực thi.

Đáng nói, qua phản ánh liên tục của người dân, UBND TP Đà Nẵng cũng ra quyết định phê duyệt điều chỉnh qui hoạch một số dự án du lịch nghỉ dưỡng để mở lối đi thông ra biển. Cụ thể, đầu năm 2017, mở lối xuống biển rộng 17m giữa dự án khu du lịch quốc tế đặc biệt Silver Shores và dự án của Cty CP Hòn Ngọc Á Châu; lối xuống biển rộng 10m tại phía bắc dự án The Nam Khang Resort Residences; lối xuống biển rộng 3,5m tại phía bắc dự án Khách sạn và biệt thự biển Đông Phương; lối xuống biển rộng 4m tại phía nam dự án Future Property. Ngoài ra, khu vực giữa dự án Furama và quần thể đô thị du lịch quốc tế Ariyana cũng được chọn triển khai xây dựng lối xuống biển từ tận dụng mặt trên của tuyến cống hộp. Tuy nhiên, hơn 10 tháng trôi qua, cả 5 lối đi này vẫn chưa có động tĩnh.

Ảnh minh họa

'Gỡ vướng' cho nhà tái định cư

(PLVN) - Có một nghịch lý từ lâu nay đã tồn tại ở một số địa phương. Đó là trong khi giá nhà chung cư rất đắt, nhiều người tìm mua, thì một số khu nhà tái định cư lại không sử dụng đến, thậm chí bỏ hoang lãng phí.
Đại diện lãnh đạo các Sở TN&MT, cán bộ lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở TN&MT ở 63 tỉnh, thành dự Hội nghị, tham gia ý kiến, thảo luận những vấn đề thắc mắc về các Nghị định thi hành Luật đất đai năm 2024.

Bộ TN&MT nói về điểm mới của Nghị định số 88/2024 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(PLVN) - Các đại biểu tham dự Hội nghị do Bộ TN&MT tổ chức phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai năm 2024, được nghe Phó Cục trưởng Cục quy hoạch và phát triển nguyên đất nói về điểm mới, nét nổi bật của Nghị định số 88 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 
Tham gia Hội nghị có hàng trăm cán bộ, lãnh đạo trong ngành tài nguyên môi trường của 63 tỉnh, thành phố tham dự.

Phổ biến điểm mới, nổi bật của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

(PLVN) - Tiếp tục chương trình Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 do Bộ TN&MT tổ chức, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, chiều nay, Hội nghị được nghe Phó Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai Phạm Ngô Hiếu giới thiệu những điểm mới của Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024.
Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 18.100 căn nhà ở xã hội.

Hải Phòng: Dồn lực hoàn thành chỉ tiêu nhà ở xã hội

(PLVN) - Trước nhu cầu lớn của người lao động về nhà ở xã hội (NƠXH), TP Hải Phòng đã bố trí quy hoạch quỹ đất để triển khai các dự án, đồng thời các nhà đầu tư cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, bàn giao NƠXH, đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân có thu nhập thấp, góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ đến năm 2030 xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH.
Mẫu sổ hồng mới. (Ảnh minh họa).

Từ ngày 01/8/2024 chính thức có mẫu “sổ hồng, sổ đỏ” mới

(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây vừa ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, mẫu sổ đỏ/ sổ hồng mới từ ngày 01/8/2024 theo Luật Đất đai 2024 sẽ thực hiện theo mẫu tại Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Phối cảnh Dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên.

Hải Phòng công khai giá nhà ở xã hội

(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng tại Thông báo số 335 ngày 26/7/2024 về Kết luận của Chủ tịch UBND TP tại cuộc họp nghe báo cáo thủ tục của người dân mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP, Sở Xây dựng Hải Phòng đã thông tin về các Dự án NƠXH, trình tự thủ tục và đối tượng, điều kiện mua NƠXH.
UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) lý giải một số trường hợp không được xây dựng trên đất ở

(PLVN) - UBND huyện Bảo Lâm thông tin, vừa qua, dư luận phản ánh về việc UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 29/12/2021 ban hành Thông báo 315/TB-UBND, trong đó tạm dừng tác động đầu tư, xây dựng, thi công công trình trên đất..., với 15 hộ tách thửa sai quy định và một số khu vực khác tại thôn 5, 6 (xã Lộc Quảng) để rà soát thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.
Hôm nay 1/8 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực: Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý!

Hôm nay 1/8 Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực: Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý!

(PLVN) - Luật Đất đai 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật kinh doanh Bất động sản 2023 đã được Quốc hội thông qua và sẽ đồng loạt có hiệu lực vào ngày 01/01/2025. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, mới đây Chính phủ thống nhất thông qua đề nghị và trình Quốc hội đưa 3 đạo luật trên sớm có hiệu lực, bắt đầu từ hôm nay 1/8/2024.