Sửa luật Nhà ở để bảo đảm thực hiện chính sách an sinh - xã hội của đất nước

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Sửa luật Nhà ở để bảo đảm thực hiện chính sách an sinh - xã hội của đất nước

Trình bày Dự thảo luật nhà ở (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh: Chính sách nhà ở xã hội đã giúp hàng triệu người dân có khó khăn về nhà ở, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, hộ nghèo tại khu vực nông thôn tạo lập được chỗ ở hợp pháp và ổn định, bảo đảm thực hiện chính sách an sinh - xã hội của đất nước; Đồng thời, góp phần tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết sau 08 năm thực hiện, bên cạnh các kết quả đã đạt được, Luật Nhà ở năm 2014 đã phát sinh những tồn tại, hạn chế, nhất là tính thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và các luật khác có liên quan

Bộ trưởng cho biết: Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gồm 13 Chương với 196 Điều. So với Luật Nhà ở năm 2014 thì dự thảo Luật (sửa đổi) đã tăng hơn 13 Điều; trong đó bãi bỏ 07 Điều trong Luật hiện hành (Điều 98, Điều 124, Điều 130, Điều 142, Điều 143, Điều 157, Điều 172), giữ nguyên 47 Điều; sửa đổi, bổ sung 104 Điều; bổ sung mới 34 Điều; Luật hóa từ Nghị định 11 Điều. Các nội dung của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã bám sát và cụ thể hóa 08 nhóm chính sách mà Chính phủ đã trình khi lập đề nghị xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi).

"Việc xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp và người nghèo, không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Luật Nhà ở năm 2014 cho phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ các tồn tại, hạn chế, bảo đảm tính hợp hiến, sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật Nhà ở (sửa đổi) với các luật khác có liên." Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết

Ông cũng báo cáo một số điểm mới của Dự thảo so với Luật Nhà ở năm 2014: Gộp một số Điều về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở tại các chương khác nhau của Luật hiện hành và Luật hóa một số nội dung từ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và Nghị định số 30/2021/NĐ-CP;

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung như: Căn cứ xây dựng, nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; Kỳ xây dựng Chiến lược và thẩm quyền phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; Căn cứ, yêu cầu xây dựng, nội dung Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh; Xây dựng, điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh; Căn cứ xây dựng và kỳ kế hoạch, nội dung kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh; Xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh, bãi bỏ kế hoạch phát triển nhà ở hằng năm. Lựa chọn và ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.

Đề cập về vấn đề cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói: Chương này gồm 15 Điều (từ Điều 60 đến Điều 72) quy định về: Thời hạn sử dụng nhà chung cư; Các trường hợp phá dỡ nhà chung cư; Nguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư; Các hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Các cơ chế ưu đãi để thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Yêu cầu, nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Yêu cầu về quy hoạch dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời.

Về quản lý sử dụng nhà chung cư, Bộ trưởng cho biết: So với Luật Nhà ở năm 2014, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã quy định cụ thể hơn nhiều nội dung để hạn chế các tranh chấp xảy ra giúp nhà chung cư được an toàn hơn trong quá trình sử dụng như: Bổ sung quy định xác định diện tích lô gia, hộp kỹ thuật khi xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư; Hội nghị nhà chung cư; Ban quản trị nhà chung cư; Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư; Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư; Quản lý, sử dụng, cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu; Bàn giao, khai thác, quản lý sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư.

Bộ trưởng cũng thông tin về một số nội dung được quan tâm đặc biệt liên quan đến nhà ở như Chính sách về nhà ở xã hội; Tài chính cho phát triển nhà ở; Quản lý, sử dụng nhà ở; Về giao dịch về nhà ở; Quản lý nhà nước về nhà ở; Giải quyết tranh chấp về nhà ở...

"Tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu giải pháp, nhiệm vụ: Rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp...; tạo thuận lợi cho triển khai xây dựng đến năm 2030 được ít nhất 01 triệu nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp..." Bộ trưởng nói trước nghị trường Quốc hội.

Theo https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=76605
Hình ảnh minh họa.

Bộ Xây dựng thông tin việc triển khai cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tại Hà Nội, TP HCM

(PLVN) - Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin, nhiều địa phương đang tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được nêu trong Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm, quyết liệt thực hiện công tác này...
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần đáp ứng những yêu cầu gì?

(PLVN) - Việc lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải cụ thể hóa những tư tưởng chỉ đạo được ghi trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2045; bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện trường vụ cháy.

Bộ Xây dựng nói về vụ cháy 'chung cư mini': Địa phương buông lỏng quản lý trong cấp phép xây dựng

(PLVN) - Ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, cho biết, giấy phép xây dựng cấp cho ông Nghiêm Quang Minh (chủ nhà bị cháy), ghi rõ “được phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ” cao 6 tầng, trong đó không mô tả cụ thể nhà này có nhiều “căn hộ” hay không. Thực tế, ngôi nhà bị cháy là nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh (cho thuê, hoặc bán), gồm 9 tầng với 45 “căn hộ”, người dân quen gọi “chung cư mini”.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu.

Tránh bán bất động sản du lịch như bán nhà ở

(PLVN) - Ngày 15/9, trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp bộ “Kinh doanh bất động sản (BĐS) du lịch - Những vấn đề pháp lý đặt ra”, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “BĐS du lịch - Lý luận và thực tiễn”.
Hiện trường nơi xảy ra vụ cháy chung cư mini tại ngõ 28/70 phố Khương Hạ

Nỗi lo 'cư dân mạng' sống tại chung cư mini

(PLVN) - Ngay sau khi vụ cháy chung cư mini tại ngõ 28/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội xảy ra, nhiều "cư dân mạn" đã thể hiện nỗi lo sợ khi sống tại chung cư mini.
Một góc đô thị huyện Gia Lâm.

Hà Nội xem xét Đề án thành lập quận Gia Lâm

(PLVN) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP Hà Nội mới có thông báo về nội dung, thời gian và công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 13) Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Tháp Rùa được coi là nơi hồn thiêng giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Ảnh từ Internet.

Dốc toàn tâm, toàn lực để hiện thức hóa khát vọng Thủ đô Hà Nội 'Văn hiến – Văn Minh – Hiện đại'

(PLVN) - Việc Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa hết sức quan trọng về chiến lược, nhằm hiện thực hóa mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển Thủ đô “ Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” đã được ghi trong Nghị quyết XV -NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng kiểm tra thực địa công tác giải phóng mặt bằng 2 dự án tại quận Ngô Quyền.

Hải Phòng yêu cầu khẩn trương bàn giao mặt bằng đảm bảo tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

(PLVN) - UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND TP tại buổi kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác giải phóng mặt bằng Dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên (số 142 Lê Lai), phường Máy Chai và phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền và Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư và chỉnh trang đô thị tại khu vực ngõ 266 Lê Lai, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền.