Rào cản khiến doanh nghiệp khó đầu tư dự án nông nghiệp lớn

(PLVN) - Hôm qua (26/12), tại Hội thảo “Kiến tạo thị trường bất động sản nông nghiệp: Thực trạng và kiến nghị chính sách”, nhiều ý kiến đều thống nhất cho rằng, những khó khăn về tích tụ, tập trung đất đai nông nghiệp đang là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp khó đầu tư sản xuất ngành Nông nghiệp quy mô lớn.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, hiện khái niệm về thị trường bất động sản nông nghiệp (BĐSNN) tại Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng, thiếu tính nhất quán; nguồn lực tài sản đất đai, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường; cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều bất cập…

Những khó khăn, vướng mắc này dẫn đến kết quả thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng phát triển; chưa huy động được hết nguồn lực và nhu cầu đầu tư vào nông nghiệp của các thành phần kinh tế.

Trước thực trạng này, “việc xác định, công nhận BĐSNN là một loại hình sản phẩm bất động sản là điều cần thiết và phù hợp với nhu cầu thị trường. Việc đánh giá quy mô, tiềm năng phát triển, từ đó có các định hướng phát triển, đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý cho loại hình này cũng là điều hết sức cấp thiết”, ông Chiến nói. 

Tham luận tại Hội thảo, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, phát triển thị trường mua bán đất nông nghiệp và xu hướng tập trung đất đai là tất yếu. Đó là xu hướng làm gia tăng sản lượng nông nghiệp, áp dụng công nghệ, hiện đại hóa và tăng giá trị gia tăng cho đất nông nghiệp.

Đây cũng là xu hướng ổn định nguồn cung và chất lượng nông sản để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời cũng là xu hướng tất yếu để thu hút lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông thôn, tham gia vào các khu vực khác như công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

“Vấn đề đặt ra là Chính phủ phải có một chiến lược toàn diện về việc giải quyết những vướng mắc của thị trường BĐSNN. Quan trọng nhất là đầy đủ nền tảng pháp lý, tạo sự an toàn, dài hạn cho nhà đầu tư. Trên cơ sở đó mới tập trung được nguồn lực đất đai để đi vào sản xuất lớn”, ông Nghĩa nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, thị trường BĐSNN có nhiều tiềm năng, cần được tiếp tục gỡ nút thắt. “Phát triển thị trường BĐSNN là giải pháp tối ưu và là xu hướng tất yếu để đưa ngành Nông nghiệp vươn xa. Điều kiện để thành hình và phát triển thị trường BĐSNN lành mạnh của các hộ nông dân là các giao dịch về BĐSNN cần đáp ứng được các yêu cầu, như: Không chuyển mục đích sử dụng đất; hài hòa mục tiêu lợi nhuận; nâng cao chất lượng đất, chất lượng sản phẩm nông sản”, ông Phong nói.

Theo PGS. TS Trần Kim Chung, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thị trường BĐSNN đã có những bước tiến triển trong giai đoạn 2000 - 2019. Ông Chung cũng chỉ ra một trong những vướng mắc hiện nay là vấn đề hạn điền.

Theo quy định hiện tại, hạn điền chỉ là 2 - 3ha. Nếu tích tụ vượt quá 10 lần sẽ chuyển sang thuê của Nhà nước. Việc thế chấp đất đai chỉ dựa trên số tiền thuê của Nhà nước, vì vậy các chủ thể tích tụ ruộng đất gặp khó khăn trong tạo lập tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, các quy định về chủ thể có thể được mua quyền sử dụng đất cũng đang là một hạn chế cho các nhà đầu tư vào nông nghiệp khi tiếp cận đất đai. Việc tập trung hóa ruộng đất đang còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.

Dưới góc nhìn của GS Đặng Hùng Võ, giải pháp là phải sửa đổi Luật Đất đai 2013 để giải bài toán tập trung tích tụ đất đai dựa trên mối liên kết doanh nghiệp - nông dân hoặc liên kết cộng đồng nông dân.  

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đều thống nhất cho rằng, những khó khăn về tích tụ, tập trung đất đai nông nghiệp đang là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp khó đầu tư sản xuất ngành Nông nghiệp quy mô lớn. Vấn đề này cần được giải quyết khi sửa đổi các luật và văn bản nghị định liên quan.

Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.