Quy hoạch xây dựng nằm ở đâu?

(PLO) - Góp ý xây dựng Dự thảo Luật Quy hoạch, nhiều chuyên gia không khỏi phân vân về vai trò của quy hoạch xây dựng và tính khả thi của các quy định về quy hoạch trong Dự thảo Luật này.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Quy hoạch xây dựng có tính đặc thù cao

Trong các văn bản pháp luật liên quan từ trước đến giờ, quy hoạch xây dựng vẫn được xác định là việc sắp xếp tổ chức không gian vật thể trong phạm vi một lãnh thổ xác định; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; sử dụng, khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất đai, thiên nhiên, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo lập không gian, môi trường thích hợp cho người dân sống tại vùng lãnh thổ.

Theo nhiều chuyên gia, quy hoạch xây dựng có tính đặc thù cao, được lập trên cơ sở các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra các sản phẩm là hệ thống bản đồ và các quy định làm công cụ pháp lý để thực hiện quản lý phát triển và đầu tư xây dựng không gian vật thể của vùng, đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù.

Quy hoạch xây dựng được lập ở các cấp độ khác nhau, có thể phụ thuộc hoặc không phụ thuộc vào các giới hạn bởi ranh giới hành chính. Quy hoạch xây dựng sử dụng nguồn lực tài chính lớn của nền kinh tế để trực tiếp tạo lập, sắp xếp không gian vật thể bao gồm bất động sản, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội ở những mức độ khác nhau (vùng, đô thị, khu chức năng đặc thù và nông thôn) với vai trò và tác động đối với xã hội là rất lớn.

Chính vì vậy, quy hoạch xây dựng là cơ sở hình thành các dự án đầu tư và là công cụ cần thiết để quản lý, kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn, hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi lập quy hoạch.

Thực tế cho thấy, mỗi quốc gia đang phát triển đều cần có công cụ quy hoạch xây dựng vùng (vùng tỉnh, vùng liên tỉnh) để kiểm soát, kết nối giao thông, hạ tầng, dân cư, các cơ sở kinh tế trong vùng. Quy hoạch xây dựng vùng không cứng nhắc phụ thuộc vào ranh giới hành chính. Một vùng được đánh giá có tiềm năng phát triển thì cần thiết phải lập quy hoạch để định hướng phát triển hệ thống đô thị, dân cư, cơ sở kinh tế và làm cơ sở thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung (năng lượng, nước, giao thông,...), hạ tầng xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế...).

Bên cạnh đó, các khu chức năng đặc thù (khu kinh tế, khu du lịch, khu đại học, tổ hợp nghiên cứu khoa học,...) cũng cần lập các đồ án riêng để quản lý, kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng, không đơn thuần là khu vực đô thị hay nông thôn.

“Tôi cũng được biết Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan soạn thảo Luật Quy hoạch) có ý kiến là “thế giới không có quy hoạch xây dựng, cho nên nên bỏ”. Có lẽ Ban soạn thảo chưa báo cáo hết để Bộ trưởng hiểu hết bản chất vấn đề: Chúng ta không phải bỏ quy hoạch xây dựng mà chúng ta bỏ chữ “xây dựng” để phù hợp với thông lệ quốc tế. Chúng ta bỏ chữ “xây dựng” đúng theo chỉ đạo của Quốc hội. Bản chất quy hoạch xây dựng vùng chính là quy hoạch vùng. Quy hoạch vùng của chúng ta là quy hoạch phát triển không gian và Bộ Xây dựng 60 năm nay đã được Chính phủ giao quản lý không gian trên toàn quốc” - ông Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu quan điểm.

Sửa 72 Luật, Pháp lệnh trong khoảng 2 năm là không khả thi?

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luật Quy hoạch khi được ban hành sẽ có 72 Luật và Pháp lệnh có liên quan phải điều chỉnh hoặc bãi bỏ.

Đối với Luật Xây dựng 2014, toàn bộ Chương II về Quy hoạch xây dựng sẽ hết hiệu lực, đồng nghĩa với việc các quy hoạch xây dựng từ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh (Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô, Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh...), quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù (khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch...) không được lập để làm cơ sở định hướng không gian và quản lý việc đầu tư xây dựng mà các quy hoạch xây dựng này phải tích hợp trong quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét tính khả thi của Luật Quy hoạch. Thứ nhất, với nội dung quy hoạch tích hợp, thời gian tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt cần kéo dài để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và sự đồng thuận cao của các chuyên ngành và các bên liên quan, do đó khó đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Trong khi đó, yêu cầu về điều kiện năng lực chuyên môn của tổ chức, cá nhân tham gia quá trình lập, thẩm định quy hoạch đối với từng ngành, lĩnh vực không giống nhau nên việc tổ chức lập quy hoạch theo hướng tích hợp sẽ khó thực hiện và không đáp ứng được mong muốn giải quyết những bất cập nảy sinh trong các hoạt động quy hoạch.

Thứ hai, về mối quan hệ của các loại quy hoạch, Dự thảo Luật chỉ xác lập quy hoạch là phải theo thứ tự tầng bậc từ trên xuống dưới sẽ dẫn tới cứng nhắc trong thực hiện vì chưa tính đến vấn đề điều chỉnh quy hoạch. Điều chỉnh quy hoạch không chỉ là khi điều chỉnh quy hoạch cấp trên thì điều chỉnh quy hoạch cấp dưới phải điều chỉnh mà còn là khi quy hoạch cấp dưới phát hiện vướng mắc trong quá trình triển khai thì buộc quy hoạch cấp trên cũng phải điều chỉnh.

Thứ ba, việc hình thành một Hội đồng quy hoạch Quốc gia bao gồm đại diện các Bộ, ngành để thẩm định quy hoạch tích hợp sẽ dẫn tới không xác định được vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quy trình thẩm định và quản lý quy hoạch. Trên thực tế, một hồ sơ (một bản) quy hoạch không gian vật thể phải do một cơ quan quản lý về quy hoạch xây dựng thẩm định và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện sau khi quy hoạch được phê duyệt. Vì vậy, nếu tổ chức lập quy hoạch theo hướng tích hợp thì có thể phải xem xét, nghiên cứu đến việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hiện nay.

Dự thảo Luật Quy hoạch cũng chưa đề cập đến lộ trình sửa đổi các Luật và các văn bản hướng dẫn Luật để đảm bảo việc chuyển tiếp thực hiện được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc đề xuất Luật Quy hoạch sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2019 là không khả thi.

Theo mô hình mới, Vinhomes sẽ xây dựng khối kinh doanh bán lẻ trực tiếp cho khách hàng (tự doanh).

Vinhomes bổ sung mô hình kinh doanh mới

(PLVN) - Ngày 09/01/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes công bố xây dựng bổ sung hệ thống phân phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc. Công ty cũng tiến hành chiến dịch tuyển dụng nhân viên kinh doanh quy mô lớn, sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa.

Dự báo năm 2024 giá chung cư tiếp tục tăng

(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), giá chung cư nội đô dù đã cao nhưng đà tăng vẫn tiếp tục vì lượng cầu lớn trong khi nguồn cung hạn chế. Trong đó, giá bán chung cư sơ cấp tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trung bình 3 - 8%, với chung cư cao cấp tăng nhiều nhất. Nguồn cung hạn chế cũng sẽ khiến giá cho thuê căn hộ Hà Nội trong năm 2024 tăng khoảng 5%.
Bên trong căn hộ tại Lancaster Luminaire sở hữu tầm nhìn tầng cao bao quát thành phố Hà Nội.

Lancaster Luminaire sẵn sàng đón cư dân về nhà mới

(PLVN) - Lợi thế về hoàn thiện thi công, sẵn sàng bàn giao, kết hợp với giá trị về vị trí, chất lượng sản phẩm cùng hệ tiện ích nội - ngoại khu đa dạng khiến Lancaster Luminaire trở thành địa chỉ tin cậy để các khách hàng quan tâm “chốt deal” đón Tết 2024 trong căn hộ mới.
ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing

Mua nhà cuối năm cần biết những cạm bẫy này

(PLVN) -  Thời điểm cuối năm, giao dịch BĐS thổ cư đang diễn ra sôi động nhất trong năm. Tuy nhiên trong thị trường còn nhiều “vùng xám” cộng với tâm lý chốt giao dịch trước Tết, người mua có thể gặp muôn trùng vây khiến tổn thất về tài chính, rủi ro pháp lý. Giúp khách hàng tránh những rủi ro có thể gặp phải cũng như nhận diện cơ hội đầu tư vào BĐS thổ cư, ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing chia sẻ những kinh nghiệm để tránh cạm bẫy mua nhà cuối năm.
Thiết kế như chuyến tàu bên bờ biển của Nam Ô Heritage.

Đô thị biển Tây Bắc Đà Nẵng: Tạo đà từ những dự án tiềm năng

(PLVN) - Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng đã từ lâu thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Nếu như khu vực Đông Nam đã được khai thác tối đa trong hơn 20 năm qua thì vài năm trở lại đây, khu vực Tây Bắc lại đang trở thành “ngôi sao” mới trong danh mục của nhiều nhà đầu tư.
Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

(PLVN) - Sở hữu rất nhiều lợi thế nhờ vị trí đắc địa, pháp lý hoàn thiện đầy đủ, được cấp quyền sở hữu lâu dài, Mũi Né Summerland vẫn luôn duy trì sức nóng và được các nhà đầu tư săn đón kể từ khi ra mắt cho đến nay.
Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

(PLVN) - Trong xu hướng giãn dân cơ học nhằm giảm tải áp lực cho các đô thị trung tâm, Waterpoint đang ngày càng chứng tỏ vị thế của một điểm đến hoàn hảo khi kết nối thuận tiện, cách trung tâm TP HCM chưa đến 1 giờ lái xe cùng hệ tiện ích đa dạng, thiên nhiên trong lành, thiết lập những chuẩn mực sống mới.
Hình ảnh Waterpoint xưa

Waterpoint – Dấu ấn đô thị mới bên sông Vàm Cỏ Đông

(PLVN) - Waterpoint đã và đang không ngừng hoàn thiện diện mạo của một khu đô thị tích hợp mang tính biểu tượng, thiết lập những chuẩn mực sống mới bên dòng sông Vàm Cỏ Đông.Phát triển bền vững từ tầm nhìn quy hoạch dài hạn