Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình làm việc tại tỉnh Điện Biên về tình hình di dân: Cần làm tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với thế mạnh du lịch

(PLO) - Sáng 24/8, sau khi trực tiếp thị sát công tác di dân tự do, tái định cư trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cho rằng Điện Biên cần làm tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với thế mạnh về du lịch với nhiều danh thắng nổi tiếng mà không phải tỉnh nào cũng có được.
Phó Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Điện Biên. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Phó Thủ tướng làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Điện Biên. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn báo cáo, từ năm 2005 đến 6 tháng 6/2018, đã có 3.947 hộ, 23.096 nhân khẩu di cư tự do đi và đến địa bàn tỉnh Điện Biên; 217 hộ, 875 nhân khẩu di cư tự do ra nước ngoài (chủ yếu là sang CHDCND Lào). Một trong những khó khăn, vướng mắc hiện nay là quỹ đất sản xuất hạn chế, thiếu các công trình hạ tầng thiết yếu; một số hộ dân đã tìm cách xâm canh vào các khu rừng đầu nguồn gần biên giới, khu bảo tồn, hầu hết những hộ dân trước khi di cư tự do đều là hộ nghèo, đã bán toàn bộ tài sản, nhà ở, đất sản xuất. 

Sau khi nghe ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã điểm lại tình hình di dân tự do của tỉnh từ năm 2005 đến nay và việc bố trí, sắp xếp ổn định nơi ở cho người dân di cư tự do. Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng, cần đánh giá đầy đủ, toàn diện việc di dân tự do của Điện Biên, góp phần phục vụ cho hội nghị tới đây về công tác này. Vấn đề đặt ra không phải chỉ là ổn định nơi sinh sống của người dân di cư tự do mà quan trọng là tìm ra giải pháp giúp đồng bào có kế sinh nhai, ổn định cuộc sống lâu dài.

Đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng Điện Biên cần làm tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với thế mạnh về du lịch với nhiều danh thắng nổi tiếng mà không phải tỉnh nào cũng có được. Nếu bà con có đất ở ổn định, đất sản xuất đủ rộng thì có thể thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Đồng thời, tỉnh có thể nghiên cứu để trồng các loại cây đặc hữu như sa nhân, sả, đinh lăng để đồng bào có thể từng bước vươn lên làm giàu. Tỉnh cần nghiên cứu chọn hướng đi chiến lược, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội vì đây sẽ là động lực kéo bộ phận đồng bào còn nghèo đi lên. 

Bên cạnh đó là nâng cao năng lực hệ thống chính trị cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo. Tỉnh cần hoàn thiện chính sách phát triển nông thôn bền vững. Đồng thời, tăng cường lực lượng xuống cơ sở để nắm tình hình.

Về các kiến nghị của Điện Biên, Phó Thủ tướng Thường trực giao các bộ, ngành nghiên cứu, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở tạo điều kiện cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Nhân chuyến công tác tại Điện Biên, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Chủ tịch Danh dự Quỹ bảo trợ học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số của Báo Công an nhân dân đã trao tặng Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên 200 triệu đồng và Hội Khuyến học huyện Mường Nhé 100 triệu đồng nhằm hỗ trợ các em trước thềm năm học mới.

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…