Những giải pháp thúc đẩy hiệu quả của chính sách tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số

(PLO) - Là một người nhiều năm trăn trở với các vấn đề an sinh xã hội nói chung, công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, Tiến sĩ Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (ảnh) đã có nhiều kiến nghị nhằm thúc đẩy việc thực hiện chính sách tín dụng đối với đồng bào DTTS.
Tín dụng chính sách góp phần giúp đồng bào DTTS tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội
Tín dụng chính sách góp phần giúp đồng bào DTTS tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội

Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số kiến nghị này.

Vốn chính sách góp phần giúp đồng bào DTTS tăng vị thế trong xã hội

Đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) quản lý trên 20 chương trình tín dụng chính sách và các dự án, tổng dư nợ đạt 177.735 tỷ đồng, với 8,4 triệu món vay của trên 6,7 triệu khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, trên 1.478 ngàn khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại NHCSXH, với tổng dư nợ 43.376 tỷ đồng (chiếm 24,4%/tổng dư nợ của NHCSXH), dư nợ bình quân một hộ đồng bào DTTS đạt hơn 29 triệu đồng (trong khi bình quân chung tất cả các hộ là 26 triệu đồng/hộ). 

Đến Quý I/2018, các chương trình cho vay dành riêng cho đồng bào DTTS theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đạt doanh số cho vay 3.094 tỷ đồng; Doanh số thu nợ: 942 tỷ đồng; Xóa nợ 29 tỷ đồng; Tổng dư nợ đạt 2.122 tỷ đồng, với 201.017 hộ còn dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn là 90,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 4,2%, nợ khoanh 83 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3,9%. 

Vốn chính sách đã góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề căn bản thiết yếu của cuộc sống trong khu vực đồng bào DTTS và giúp cho hộ đồng bào DTTS dần nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý vốn để dần vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống, giảm bệnh tật, thất học, các tệ nạn xã hội... bảo đảm an sinh xã hội. Đặc biệt, thông qua sử dụng vốn tín dụng ưu đãi đã tác động đến nhận thức, giúp đồng bào DTTS tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi do NHCSXH đầu tư cho gần 100% hộ đồng bào DTTS tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tại vùng sâu, vùng xa, có những hộ đã vay vốn từ 2 đến 3 chương trình tín dụng ưu đãi. Nguồn vốn tín dụng phục vụ đồng bào DTTS đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giai đoạn 2005 - 2016 đã giảm từ 22% xuống còn 8,38%, năm 2017 còn 6,8%. Kết quả này đã được Quốc hội, các bộ, ngành, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao.

Với vai trò là công cụ để thực hiện chính sách giảm nghèo của Chính phủ, NHCSXH luôn chỉ đạo tập trung ưu tiên nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo... Đồng thời, NHCSXH đã tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trong toàn hệ thống, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp và 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng chính sách, đảm bảo phục vụ nhân dân tốt hơn.

Thông qua mô hình tổ chức và phương thức chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH, đã góp phần là “cầu nối” giữa cấp ủy chính quyền địa phương các cấp với quần chúng nhân dân, trong đó có đồng bào DTTS, qua đó, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng tại các địa phương.

TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách 

Tuy nhiên, những năm vừa qua, có thể nhận thấy một số khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ đồng bào DTTS.

Việc bố trí nguồn vốn đôi khi còn chưa kịp thời, chưa đảm bảo nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Đồng thời, mức cho vay tối đa từng chương trình nhìn chung còn thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Việc xác nhận đối tượng được thụ hưởng chính sách đối với cơ sở cấp xã đôi lúc còn gặp khó khăn do hàng năm hộ nghèo vẫn phát sinh tăng - giảm (gồm: hộ tái nghèo; hộ mới tách ở riêng, hộ mới xây dựng gia đình thuộc diện nghèo). Các đối tượng này đều phát sinh sau thời điểm điều tra hộ nghèo theo tiêu chí của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

Hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,… của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chưa được quan tâm thường xuyên, nhất là khu vực đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, dân trí thấp. Hộ vay vốn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, đất đai để chăn nuôi gia súc nên hiệu quả vốn tín dụng đầu tư thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay của một bộ phận người vay là chưa cao, khó khăn trong việc thoát nghèo bền vững.

Ngoài ra, còn một bộ phận hộ đồng bào DTTS sử dụng vốn vay chưa hiệu quả hoặc có tư tưởng ỷ lại, trông chờ, không chịu làm ăn và trả nợ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHCSXH. Một số hộ đồng bào DTTS vay vốn đi xuất khẩu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật còn thấp, chưa có tác phong công nghiệp, bỏ về nước trước hạn, vi phạm hợp đồng lao động hoặc một số doanh nghiệp dịch vụ chiếm dụng vốn của người lao động...

Hộ đồng bào DTTS chủ yếu sống tại nơi có địa hình phức tạp, diện tích núi cao nhiều, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, phân bố phân tán nên rất khó cho tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh để tạo ra sản phẩm hàng hóa trên quy mô lớn dẫn đến giá thành cao và khó tiêu thụ.

Bên cạnh những khó khăn đó, còn những tồn tại nổi lên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình cho vay đối với đồng bào DTTS nghèo. Thứ nhất, trình độ, tập quán sản xuất và việc sử dụng vốn vào sản xuất của một bộ phận hộ DTTS hiệu quả còn thấp, sản phẩm sản xuất ra không tập trung, khó tiêu thụ, lợi nhuận thấp, đồng tiền thu được không bù đắp đủ chi phí sản xuất dẫn đến khả năng mất vốn cao.

Hai là, đối tượng vay vốn là hộ DTTS, hầu hết sinh sống tại những nơi có địa hình hiểm trở, khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn...; giá cả biến động, dẫn đến hộ vay sản xuất - kinh doanh thua lỗ, không còn khả năng trả nợ NHCSXH (đặc biệt là một số tỉnh tại khu vực Tây Nam bộ như: Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang. Đây là khu vực tập trung nhiều hộ đồng bào Khmer sinh sống).

Ba là, NHCSXH đã kịp thời thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ như: gia hạn nợ tối đa, khoanh nợ, xóa nợ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi bị rủi ro bất khả kháng; song, vẫn còn những món vay không gia hạn nợ được phải chuyển nợ quá hạn, những hộ vay này quá nghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, không có khả năng trả nợ, không đủ điều kiện xem xét xử lý theo quy định.

Một số giải pháp và kiến nghị thúc đẩy thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ đồng bào DTTS

Thủ tướng Chính phủ ổn định và duy trì nguồn vốn nhà nước đầu tư cho tín dụng chính sách và bố trí nguồn vốn kịp thời đối với các chương tình tín dụng chính sách mới được ban hành để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả chương trình. Đồng thời, cần có chính sách tín dụng đặc thù cho vùng, địa phương để ưu tiên, khuyến khích đồng bào định canh, định cư tại chỗ, vừa giúp cho việc phát triển kinh tế bền vững và vừa giữ gìn bản sắc dân tộc.

UBND các tỉnh, TP hàng năm bổ sung nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh để ủy thác qua NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư TƯ Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Chính quyền địa phương các cấp, các ngành cần gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư chương trình tín dụng chính sách này vào mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; cần thực hiện tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư..., chuyển giao khoa học kỹ thuật, có định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm... để giúp hộ dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; nhân rộng các mô hình thoát nghèo theo đúng tinh thần Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về việc giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Trong đó, lưu ý đến việc tiêu thụ sản phẩm cho hộ dân để giải quyết một phần vấn đề “ly nông bất ly hương” để đồng bào yên tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Mặt trận Tổ quốc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, đồng thời quan tâm tập trung, huy động các nguồn lực vào NHCSXH để thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, người đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách khác.

Các tổ chức chính trị - xã hội, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của Hội cấp dưới, đặc biệt là nhiệm vụ của Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhất là kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ vay. Phối hợp cùng với NHCSXH trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình tín dụng nhận ủy thác, đào tạo tập huấn cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn về kỹ năng kiểm tra, giám sát, theo dõi quản lý vốn vay, nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở cơ sở.  

TS. Bùi Sỹ Lợi

Ảnh minh hoạ.

Thế khó của cơ quan xây dựng bảng giá đất

(PLVN) -  Bảng giá đất là vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là với những đô thị lớn như TP HCM, là nơi nhiều nhà đầu tư, DN có ý định tới làm ăn, sinh sống; thì lại càng quan trọng. Chính vì vậy, TP HCM mới đây đã tổ chức họp báo khi công bố Quyết định 79/2024 sửa đổi Quyết định 02/2020 về bảng giá đất trên địa bàn TP.
Ảnh minh hoạ.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.
Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

Giá đất mới tại TP HCM cao nhất 687 triệu đồng/m2

(PLVN) - Theo bảng giá đất mới, đất tại các tuyến đường trên địa bàn quận 1 tăng 3 - 5 lần. Trong đó giá đất ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi có mức cao nhất TP HCM, với 687,2 triệu đồng/m2. Còn trên địa bàn quận 3, giá đất cao nhất là 305 triệu đồng/m2...
Hiện nay cả nước đang trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025. (Ảnh trong bài: Thành Đạt)

Bộ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật khi xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng đang tập trung phổ biến, hướng dẫn các địa phương về yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật các mẫu nhà, kèm theo dự toán kinh phí dự trù vật liệu để người dân tham khảo, lựa chọn phù hợp với thực tế, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.