Nhà ở xã hội làm "nóng" Nghị trường

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Chiều nay (3/11), trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các đại biểu Quốc hội đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn

Đặt vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Đại biểu Nguyễn Thị Lệ - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh - đề nghị Bộ trưởng có biện pháp tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Bà Lệ cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua chủ yếu từ nguồn lực xã hội hóa, do vậy, việc hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội phụ thuộc phần lớn vào các chủ đầu tư dự án. Mặt khác, quy định pháp luật về nhà ở chưa đảm bảo cho việc tạo nguồn cung nhà ở xã hội và chưa nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án.

Theo bà "Chính vì vậy, nguồn cung nhà ở xã hội trong thời gian qua còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội của công nhân, viên chức, người lao động."

Nhà ở xã hội làm "nóng" Nghị trường  ảnh 1

Đại biểu biểu Nguyễn Thị Lệ chất vấn tại phiên họp.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ đặt câu hỏi: Thời gian tới Bộ Xây dựng có ban hành hoặc đề xuất ban hành chính sách gì để khuyến khích phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là hỗ trợ vốn và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quy trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội? Đồng thời có biện pháp như nào để đảm bảo hiệu lực trong thực hiện các quy định về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, chủ đầu tư và đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội của công nhân, viên chức, người lao động có thu nhập thấp?

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Nguyễn Thị Lệ, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận khâu tổ chức thực hiện nhà ở xã hội vẫn còn những hạn chế.

Bộ trưởng khẳng định: Trong những năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này vẫn còn một số tồn tại, khó khăn.

Cụ thể là hành lang pháp lý vẫn còn vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi tại Luật Nhà ở và các luật khác liên quan, Về tổ chức thực hiện vẫn còn khó khăn đó là ngân sách Trung ương chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; một số địa phương chưa chú trọng việc này để tập trung nguồn lực đầu tư hoặc phát triển quỹ đất...

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, các bộ ngành cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, tháo gỡ những nút thắt cho các dự án xây dựng nhà ở đô thị.

Nhận định công tác hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng ưu tiên là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định - lo lắng với tình trạng giá nhân công, vật liệu xây dựng tăng cao như hiện này thì mức hỗ trợ các chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở cho các đối tượng ưu tiên bị lỗi thời, khó đáp ứng được nhu cầu.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị Bộ trưởng cho biết hướng hỗ trợ các chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở cho các đối tượng ưu tiên trong thời gian tới?

Nhà ở xã hội làm "nóng" Nghị trường  ảnh 2

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách là một trong chính sách ưu tiên và thể hiện tính ưu việt của chế độ Đảng, Nhà nước ta. Thời gian qua, các chương trình hỗ trợ về nhà ở như chương trình hỗ trợ người có công, chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn, chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lũ khu vực miền Trung cũng đã triển khai đạt hiệu quả cao, góp phần hỗ trợ cải thiện chất lượng nhà ở cho các đối tượng chính sách.

Tuy nhiên, tình trạng tăng giá vật liệu, nhân công cũng ảnh hưởng và không đáp ứng được chương trình này. Về giải pháp Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo của các địa phương, tổng kết chương trình hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, các địa phương để xây dựng chính sách hỗ trợ cho các đối tượng người có công, người nghèo đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo chính xác theo hướng tăng mức hỗ trợ cho Nhà nước cho các đối tượng này.

Liên quan đến giá nhà cho người lao động có thu nhập thấp, Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum - đặt vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng:

Giải quyết nhà giá rẻ là điểm mấu chốt chính sách nhở cho công nhân, người lao động. Nhưng mục tiêu trên còn khó thực hiện khi thực trạng giá nhà ở xã hội đang ở mức rất cao so với thu nhập của người lao động. Một số liệu cho thấy, giá trung bình ở mức trên 15 triệu đồng/m2, có nơi từ 21 đến 25 triệu đồng/m2.

"Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của thực trạng này và có thể đưa giá nhà ở xã hội phù hợp với khả năng của công nhân, người lao động có thu nhập thấp hay không? Nếu được thì giải pháp nào và trong thời gian bao lâu?" - ĐB đặt câu hỏi.

Nhà ở xã hội làm "nóng" Nghị trường  ảnh 3

Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Về ý kiến của đại biểu Tô Văn Tám, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội theo chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 chưa đạt mục tiêu theo yêu cầu và giá nhà ở xã hội cũng đang ở mức cao. Nguyên nhân là chưa đảm bảo được nguồn cung nhà ở xã hội; quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội cũng còn hạn chế; nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội chưa được đảm bảo; chính sách ưu đãi, khuyến khích chưa thật sự thu hút và khả thi; khâu tổ chức thực hiện còn nhiều phức tạp dẫn đến nguồn cung chưa đảm bảo… Thời gian tới, giải pháp được nêu ra là điều chỉnh pháp luật để thu hút phát triển nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội, cố gắng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Tại phiên chất vấn, Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Tp. Hồ Chí Minh - đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gỡ khó về thủ tục xây dựng nhà ở xã hội. Theo bà các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất và thủ tục miễn tiền sử dụng đất quy định trong Luật Đất đai năm 2013 hoặc hủ tục về thẩm định giá nhà ở xã hội, thủ tục xác định về đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội… đã dẫn đến các thủ tục xây dựng nhà ở xã hội nhiều hơn và khó hơn so với các thủ tục xây dựng nhà ở thương mại, khiến kéo dài thời gian thực hiện, làm cho nhà đầu tư mệt mỏi, bỏ cuộc. Kết quả là số lượng nhà ở xã hội hoàn thành rất thấp so với chỉ tiêu đề ra.

Nhà ở xã hội làm "nóng" Nghị trường  ảnh 4

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy - Tp. Hồ Chí Minh

Trả lời đại biểu Trần Thị Diệu Thúy, Bộ trưởng thừa nhận về thủ tục xây dựng nhà ở xã hội còn phức tạp dẫn đến khó khăn trong đầu tư như ý kiến phản ánh của đại biểu. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ cùng với các cơ quan bộ, ngành tiếp tục tập trung quan tâm để rà soát trong các quy định của pháp luật để đảm bảo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà trọ. Trong đó có quy trình thủ tục, đồng thời thực hiện các giải pháp để tháo gỡ trong thủ tục hành chính trong đầu tư đất đai, xây dựng, quy hoạch để triển khai phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định: Trong thực hiện mục tiêu xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và cho công nhân sẽ thực hiện cụ thể các giải pháp này trong thời gian tới.

Đặt vấn đề chất vấn, Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên - đề nghị Bộ trưởng làm rõ tính khả thi của các dự án nhà ở xã hội. Đại biểu cho rằng thực tế hiện nay, nhà ở xã hội không còn hấp dẫn doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xây nhà xã hội không bán được do vướng cơ chế, sau đó lại chuyển trở thành nhà ở thương mại để bán. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu rõ trách nhiệm của mình về vấn đề này như thế nào? Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết triệt để tình trạng trên?

Nhà ở xã hội làm "nóng" Nghị trường  ảnh 5

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

Trả lời chất vấn của đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đang xây dựng đề án, gồm tổng thể nhiều giải pháp cụ thể, từ rà soát xây dựng pháp luật cho đến tổ chức triển khai thực hiện, huy động nguồn lực phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Với nhiều giải pháp đồng bộ, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp thì đề án sẽ đảm bảo tính khả thi.

Cũng trong phiên chất vấn chiều nay của Quốc hội dành cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Đại biểu cũng đã chất vấn về vấn đề quy hoạch, vấn đề kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, việc áp dụng kỹ thuật và vật liệu mới trong xây dựng...

Kết thúc buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết 36 đại biểu chất vấn, 1 đại biểu tranh luận, 4 bộ trưởng tham gia giải trình. Còn 25 đại biểu đăng ký nhưng chưa được chất vấn, đề nghị các đại biểu gửi bằng văn bản. sáng mai, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị sẽ tiếp tục trả lời 5 ý kiến của đại biểu, trước khi Quốc hội bước vào phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ 2.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký , chủ trì tiếp công dân thường kỳ tháng 3/2023.

Bí thư Quảng Ninh yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp công ích

(PLVN) - Ngày 15/3, tại buổi tiếp công dân thường kỳ tháng 3, Bí thư tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký đã yêu cầu huyện Vân Đồn nói riêng và các địa phương trong tỉnh cùng với sở, ngành liên quan rà soát tổng thể 5% quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; công tác quản lý quỹ đất này, không để xảy ra vi phạm, tham nhũng, lãng phí.
Ảnh minh họa

'Gọi tên' thủ tục

(PLVN) - Xin bắt đầu bằng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, dài 58km, tổng vốn hơn 31.300 tỷ đồng, khởi công 9 năm trước đến nay vẫn dang dở do thiếu vốn, vướng thủ tục. Trong khi, dự án này có ý nghĩa trục huyết mạch nối hai vùng Đông - Tây Nam Bộ, giảm ùn tắc cho TP HCM.
Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

Đất ở Thành phố Hồ Chí Minh được bồi thường tối đa gấp 25 lần giá Nhà nước

(PLVN) - Theo quyết định vừa được UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) ban hành, áp dụng từ 18/3, đất ở tuỳ quận huyện có hệ số điều chỉnh gấp 3-25 lần so với giá nhà nước. Khu vực có hệ số cao nhất, tối đa 25 lần, là huyện Hóc Môn (10-25 lần) và Thủ Đức (6-25 lần). Khung hệ số này tăng 10 đơn vị so với 2022 (tối đa 15 lần).
Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định

(PLVN) -  Góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Đất đai lần này cần khắc phục tình trạng chồng chéo mâu thuẫn trong các quy định về đất đai nói chung và thu hồi đất nói riêng; khắc phục sự bất hợp lý trong thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.
Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản. (Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN)

Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS: Hoàn thiện thể chế, chính sách đảm bảo khả thi, đồng bộ

(PLVN) -  Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến phát triển thị trường bất động sản đảm bảo tính khả thi, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật… Tôn trọng và tuân thủ quy luật thị trường; lĩnh vực bất động sản bình đẳng với các ngành nghề, lĩnh vực khác.
Một góc TP Cà Mau.

Nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất ở Cà Mau

(PLVN) - Theo thông báo Kết luận Thanh tra (KLTT) 716/TB-TTCP Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố, việc xác định đơn giá thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thuê đất; ban hành áp dụng chính sách miễn giảm tiền SDĐ, thuê đất không đúng quy định tại một số dự án ở Cà Mau; gây thất thoát ngân sách Nhà nước (NSNN).
Chính phủ ban hành Nghị quyết về thị trường bất động sản, trong đó tập trung gỡ thể chế, khơi thông nguồn vốn.

Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa

Giải pháp nào hiện thực giấc mơ 'nhà giá rẻ'?

(PLVN) -  Trong 5 năm, có 18 ngàn người ở TP HCM cần vay vốn nhà ở xã hội (NƠXH) để mua hoặc xây nhà, nhưng chỉ 310 người được vay (đạt 1,7%). Thông tin được lãnh đạo Sở Xây dựng TP đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và công bố kế hoạch 10 năm tới tại TP HCM.
 Một số công trình trái phép hoạt động trên bán đảo Sơn Trà.

Đà Nẵng khó xử lý công trình trái phép ở bán đảo Sơn Trà

(PLVN) -  Nhiều năm trước, Kết luận 792 ngày 18/10/2016 của Thanh tra TP Đà Nẵng đã chỉ rõ, có 68 công trình xây dựng trái phép ở bán đảo Sơn Trà (từ 1997 - 2010) phải tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, 6 năm qua, mới có 10 trường hợp bị xử lý.
TS. Vũ Tiến Lộc, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn bất động sản mùa xuân.

Đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản

(PLVN) - Tại Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ III do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra dự báo về xu hướng, triển vọng và cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ảnh minh họa.

Đốc thúc sở, ngành giao đất cho 5.700 hộ dân huyện Mê Linh

(PLVN) - Ngày 9/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, yêu cầu Sở Tài, nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch và Kiến trúc, Tư pháp, Tài chính… giải quyết tồn tại, vướng mắc về giao đất dân cư dịch vụ trên địa bàn huyện Mê Linh.
Các dự án do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư vướng kiện cáo, tranh chấp

Quảng Nam chỉ đạo công an vào cuộc vụ 1.000 người mua đất dự án Bách Đạt An

(PLVN) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa chỉ đạo Công an tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình triển khai thực hiện 3 dự án bất động sản gồm khu đô thị Hera Complex Riverside, khu đô thị 7B mở rộng và khu đô thị Bách Đạt 1 do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư.

Sửa đổi Luật Đất đai phải tổng thể, lâu dài, không để xảy ra cài cắm lợi ích nhóm

Sửa đổi Luật Đất đai phải tổng thể, lâu dài, không để xảy ra cài cắm lợi ích nhóm

Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, phải bảo đảm tính tổng thể, chiến lược, lâu dài; tuyệt đối không hợp thức hóa những vướng mắc có tính chất vi phạm; đề phòng cài cắm lợi ích nhóm.
Quang cảnh Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai tại Hà Nội.

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có chế tài xử lý nghiêm các dự án “treo”

(PLVN) - Hôm qua (3/3), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh đều đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.