MB hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2017, chuyển dịch mạnh mẽ theo Chiến lược phát triển 2017 – 2021

(PLO) - Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán 2017. Theo đó, tổng tài sản của ngân hàng tính đến 31/12/2017 đạt 313.878 tỷ đồng, tăng 22% đứng trong Top 5 các ngân hàng trên thị trường; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 4.616 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016. Lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng đạt 5.355 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch, tăng 44,3% so với năm 2016.
MB hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2017, chuyển dịch mạnh mẽ theo Chiến lược phát triển 2017 – 2021

MB đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh 2017 được Đại hội đồng cổ đông giao phó. Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy, đến hết năm 2017, dư nợ cho vay khách hàng đạt 184.188 tỷ đồng, tăng 22%  so với 2016, mức tăng trưởng đứng thứ 02 so với các ngân hàng đồng hạng. Trong đó, cơ cấu xu hướng chuyển dịch tăng tỉ trọng bán lẻ, dư nợ tín dụng KHCN tăng 33%. Tiền gửi  khách hàng đạt 220.176 tỷ đồng, tăng 13% so với 2016. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức 1,20%. Đồng thời, MB là một trong 3 ngân hàng tiên phong hoàn thành việc xử lý toàn bộ trái phiếu VAMC trước hạn. Đây là một nỗ lực của MB trong việc vừa đảm bảo kết quả kinh doanh tốt, vừa đảm bảo xử lý nợ để nâng cao chất lượng tài sản, minh bạch hoạt động và tập trung toàn bộ nguồn lực của ngân hàng cho việc phát triển kinh doanh trong thời gian tới.

Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh năm 2017 là việc tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng đã tăng ấn tượng (đứng thứ 02 thị trường) từ 3,2% ( năm 2016) lên mức 3,8% (năm 2017) nhờ chi phí giá vốn tốt, hoạt động cho vay được mở rộng sang các mảng tiêu dùng, bán lẻ, nên mặc dù cho vay khách hàng chỉ tăng trưởng 22% song lãi thuần lại tăng mạnh gấp gần hai lần. Ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng NIM trong năm 2018, khi mảng tài chính tiêu dùng phát triển mạnh hơn thông qua công ty tài chính tiêu dùng MCredit, dự kiến NIM của MB hợp nhất trong năm 2018 sẽ tiếp tục xu hướng tăng. 

Ngoài ra, năng suất lao động (LNTT/người bình quân) của MB đã được cải thiện mạnh mẽ và tăng 33%; tổng thu lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.131 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2016. Kết quả ấn tượng này là nhờ MB đã triển khai tích cực Chiến lược giai đoạn mới với các chuyển dịch chiến lược, áp dụng các cơ chế tạo động lực toàn hệ thống. Bên cạnh việc cải tiến quy trình, tăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ, MB cũng đã triển khai mạnh các dự án ngân hàng số nhằm cung cấp các tiện ích hiện đại, vượt trội của sản phẩm số, gia tăng cơ sở khách hàng.

Chi phí hoạt động cũng được quản trị hiệu quả (hệ số CIR của riêng ngân hàng giảm xuống mức 36,7% so với mức 40,4% năm 2016); chỉ số ROA, ROE đạt tương ứng ở mức 1,22% và 12,4% (chỉ số riêng ngân hàng đạt tương ứng 1,5% và 16,1%). Với kết quả này, MB tiếp tục duy trì vị thế trong nhóm các ngân hàng TMCP dẫn đầu về hiệu quả hoạt động. Số điểm giao dịch của toàn hệ thống được cấp phép đạt 285 điểm trên toàn quốc với 2 chi nhánh nước ngoài (Lào và Campuchia), 01 văn phòng đại diện tại Nga, trong đó 274 điểm đã chính thức hoạt động. 

Kết thúc năm 2017, MB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 18.155 tỷ đồng, đồng thời ổn định cơ cấu cổ đông. Trên thị trường chứng khoán, giá trị cổ phiếu MBB tăng 100% trong năm 2017 đạt mức cao nhất kể từ khi niêm yết tháng 11/2011, và tiếp tục giữ đà tăng trong đầu năm 2018. Giá trị vốn hóa đạt gần 47.000 tỷ đồng, tăng ~ 2 lần so với năm 2016, đến nay đã đạt 65.000 tỷ đồng.

Năm 2017, MB đã hoàn thiện mô hình quản trị ngân hàng mẹ và các công ty thành viên trong các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ, quản lý và khai thác tài sản, tài chính tiêu dùng. Các công ty thành viên duy trì hoạt động kinh doanh ổn định với tổng LNTT năm 2017 của 5 công ty thành lập từ trước năm 2016 đạt ~321,25 tỷ đồng, hai công ty mới thành lập là MBAL và MCredit hiệu quả tốt với mạng lưới phát triển mạnh tại các tỉnh thành trên cả nước. 

Bằng những kết quả đạt được, MB tiếp tục tạo dựng được lòng tin với khách hàng, cổ đông; khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chính sách tiền tệ của NHNN VN và các hoạt động an sinh xã hội; vinh dự được nhận nhiều cờ thi đua của Chính Phủ, Bộ Quốc Phòng, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính; Ngân hàng nằm trong “Top 5 DN lớn đạt chuẩn về công bố thông tin” theo chương trình bình chọn của HOSE phối hợp với các đơn vị tổ chức…

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

Huyện Nam Sách tập trung giải phóng mặt bằng, tăng tốc các dự án

(PLVN) - Ông Vương Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) chia sẻ, phương châm triển khai giải phóng mặt bằng (GPMB) của huyện là luôn chú trọng bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân theo quy định của pháp luật; đồng thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước...
Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…