Loạn tình trạng doanh nghiệp “ôm đất xí phần” ở Khu kinh tế Dung Quất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Khu Kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, quỹ đất dành cho đầu tư dự án phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ gần như đã lấp đầy. Tuy nhiên, trong số đó có hàng chục dự án, doanh nghiệp chỉ “ôm” đất nhưng không khẩn trương xây dựng, đưa vào hoạt động... mà bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất đai.
Tình trạng doanh nghiệp "ôm đất" nhưng không triển khai hiệu quả các dự án, khiến tình trạng bỏ hoang đất ở Khu kinh tế Dung Quất rất nhiều, lãng phí tài nguyên
Tình trạng doanh nghiệp "ôm đất" nhưng không triển khai hiệu quả các dự án, khiến tình trạng bỏ hoang đất ở Khu kinh tế Dung Quất rất nhiều, lãng phí tài nguyên

Trước tình trạng trên, tỉnh Quảng Ngãi đang tiến hành tổng rà soát tất cả các dự án đầu tư tại KKT Dung Quất.

Trong các nhiệm kỳ trước, tranh thủ những chính sách ưu đãi của tỉnh Quảng Ngãi để thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, nhiều nhà đầu tư đã xin làm dự án. Thế nhưng khi được cấp phép đầu tư dự án và bố trí đất, lại không làm tới nơi tới chốn; có nhà đầu tư hiện đang “ôm” cả trăm ha đất.

Không khó để nhìn thấy, vào năm 2005, dự án Khu du lịch Thiên Đàng do Công ty TNHH Thiên Đàng (sau đổi tên Công ty CP Thiên Đàng) làm chủ đầu tư được Ban Quản lý KKT Dung Quất (nay là BQL KKT Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi) cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng (sau điều chỉnh nâng lên hơn 1.800 tỷ đồng). Khi dự án được triển khai, lãnh đạo tỉnh và người dân kỳ vọng du lịch vùng biển đảo của Quảng Ngãi sẽ “cất cánh”. 17 năm sau, khu du lịch này vẫn trong tình trạng “chết yểu”.

Tình trạng dự án chết yểu tại Khu kinh tế Dung Quất gây bức xúc dư luận

Tình trạng dự án chết yểu tại Khu kinh tế Dung Quất gây bức xúc dư luận

Một trong những dự án triển khai đầu tư xây dựng không hiệu quả dẫn đến tình trạng xuống cấp

Một trong những dự án triển khai đầu tư xây dựng không hiệu quả dẫn đến tình trạng xuống cấp

Một dự án khác cũng đang trong tình cảnh tương tự là dự án Khu Đô thị Công nghiệp Dung Quất của Công ty CP Hoàng Thịnh Đạt. Theo quy hoạch, Khu Đô thị công nghiệp Dung Quất có diện tích 496ha. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 gồm giai đoạn 1A có diện tích hơn 151ha và giai đoạn 1B có diện tích hơn 167ha, tổng mức đầu tư 2.025 tỷ đồng; giai đoạn 2 có diện tích gần 177ha.

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ ngày 15/8/2016 đơn vị này đã tổ chức động thổ dự án. Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ứng ngân sách 100 tỷ đồng cho Ban Quản lý KKT Dung Quất để giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, dự án Khu Đô thị Công nghiệp Hoàng Thịnh Đạt được giao đất gần 100ha vào năm 2020 đến nay vẫn là… bãi đất trống

Đây là 2 dự án có quy mô lớn, tổng diện tích hơn 400 ha ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đã phát đi “tối hậu thư” về thời gian thực hiện nhưng nhà đầu tư vẫn chây ỳ không thực hiện dự án gây bức xúc cho người dân.

Đơn cử như Khu du lịch Thiên Đàng, dự án liên tục vi phạm tiến độ, từ năm 2009 đến năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần xử lý, cho chủ trương điều chỉnh dự án nhưng đều không đạt kết quả như mong muốn. Tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thanh tra toàn bộ Dự án khu du lịch sinh thái Thiên Đàng. Qua thanh tra cho thấy, Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi chịu trách nhiệm liên đới trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư ngoài ngân sách sau cấp phép. Nhà đầu tư nhiều lần vi phạm pháp luật nhưng Ban Quản lý không kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Hậu quả, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng gặp nhiều lúng túng trong việc xử lý chấm dứt, thu hồi dự án.

“KKT Dung Quất đất đai còn bạt ngàn nhưng mà đụng đến đâu cũng có chủ hết, hết sức vô lý", ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi từng thông tin

“KKT Dung Quất đất đai còn bạt ngàn nhưng mà đụng đến đâu cũng có chủ hết, hết sức vô lý", ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi từng thông tin

Cũng ở trong Khu Kinh tế Dung Quất, dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên tại khu vực sông Trà Bồng do Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất làm chủ đầu tư cũng rơi vào cảnh dang dở. Dự án có tổng mức đầu tư gần 100 tỷ đồng trên diện tích đất được cấp 7,4 ha để xây dựng nhà ở, biệt thự cho 1.000 cán bộ, nhân viên. 14 năm qua, dự án này chỉ mới triển khai một số công trình, nhiều hạng mục còn ngổn ngang. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển dự án Nhà máy đóng tàu Dung Quất về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong đó có việc xử lý những tồn tại yếu kém của một số dự án, bao gồm cả dự án khu nhà ở này.

Theo thống kê, KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, hiện có 243 dự án đã đi vào hoạt động. 105 dự án đang trong quá trình triển khai; trong số này có 53 dự án thương mại, dịch vụ và khu dân cư.

Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chỉ rõ những sai phạm, lỏng lẻo trong quản lý đất đai tại KKT Dung Quất của thời kỳ trước đây đang khiến cho việc xử lý các vướng mắc, nhất là trong khâu thu hồi đất các dự án gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất. “KKT Dung Quất đất đai còn bạt ngàn nhưng mà đụng đến đâu cũng có chủ hết, hết sức vô lý. Dứt khoát phải thu hồi, bất kể dự án đó là của ai nếu không đúng quy định của pháp luật”, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa, Phó Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi cho biết, KKT Dung Quất có diện tích hơn 45.000ha, nhưng hiện nay quỹ đất dành cho đầu tư dự án phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ gần như đã lấp đầy. Thời gian gần đây có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đặt vấn đề đầu tư.

Tỉnh Quảng Ngãi đang chờ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 để có thêm quỹ đất kêu gọi các nhà đầu tư mới vào đầu tư. Hiện nay, Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đang tiến hành rà soát lại tất cả dự án đã được giao đất cho thuê đất nhưng chậm đưa vào sử dụng 12 tháng liên tục, sẽ lập thủ tục và hướng dẫn cho nhà đầu tư để gia hạn tiến độ sử dụng đất theo thời hạn quy định của pháp luật để nhà đầu tư triển khai thi công dự án. Nếu như sau khi đã có quyết định giao đất rồi, đã gia hạn tiến độ sử dụng đất rồi mà tiếp tục chậm tiến độ thì kiên quyết xử lý thu hồi đất.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.