Lập ngân hàng về quỹ đất để sản xuất lớn

(PLO) - Tại phiên họp toàn thể về nội dung kinh tế-xã hội, tái cơ cấu kinh tế của Quốc hội (QH) hôm qua (2/11), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết Bộ đã đề xuất lập ngân hàng về quỹ đất để tạo điều kiện cho sản xuất lớn.
Việc sử dụng đất đai hiệu quả là yêu cầu cấp bách.
Việc sử dụng đất đai hiệu quả là yêu cầu cấp bách.

Mạnh tay với cán bộ nhũng nhiễu dân

Cho ý kiến tại phiên họp, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho biết báo cáo Chính phủ nêu năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu; kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính còn chưa nghiêm và hầu như năm nào trong báo cáo của Chính phủ trình bày trước QH có hạn chế này. Đặt câu hỏi: “Vì sao tình trạng này lại tồn tại dai dẳng như vậy”, ĐB Học cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo thanh tra, kiểm tra để xác định bản chất vấn đề và xử lý nghiêm sai phạm để chấn chỉnh, khắc phục. ĐBQH và người dân cần có câu trả lời của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ là có chấn chỉnh được thực trạng này hay không và khi nào sẽ khắc phục được yếu kém này.

Đồng quan điểm trên, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng nguyên nhân của những bức xúc của xã hội có một điểm chung đó là sự vận hành của bộ máy nhà nước, việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức nhà nước. “Bộ máy nhà nước tự bản thân nó không làm ra điều gì mà được tạo lên từ bộ máy công chức, viên chức. Thực tế, có sự giải thích là do buông lỏng quản lý là luôn đúng và mãi mãi đúng”, ĐB Cương nêu quan điểm. “Đáng lẽ, việc xử lý vi phạm phải làm từ lâu rồi, chứ không phải lúc xảy ra rồi mới làm”, ĐB Cương nói.

ĐB Cương cũng nêu lên tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp của chính quyền. “Nhiều doanh nghiệp nhỏ phản ánh, chính quyền và lực lượng chức năng trên địa bàn việc gì cũng biết và việc “thăm hỏi” thường xuyên. Nhưng thăm hỏi không phải để kiểm tra, xử lý sai phạm gì mà đến để xin kinh phí hỗ trợ. Trước kia chỉ xin hỗ trợ dịp Tết Nguyên đán, nay xin cả dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, tổ chức hội nghị cũng xin. Việc được cho là tùy tâm, nhưng không cho thì chuốc lấy sự khó dễ, dù doanh nghiệp chẳng làm gì sai”, ĐB Cương phản ánh. 

Theo ĐB Cương, những vấn đề thực tế từ những vụ sập mỏ khai thác đá, lật du thuyền trái phép, cháy nhiều cơ sở và mới nhất là vụ cháy quán karaoke tối 1/11 làm 13 người chết… thì cứ xảy ra vấn đề rồi chính quyền mới đến, công bố sẽ xử lý nghiêm vi phạm. 

Để chấn chỉnh vấn đề trên, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) đề nghị cần mạnh tay kể cả đuổi việc một số trường hợp vi phạm để răn đe, giáo dục làm gương cho mọi người. “Làm như vậy sẽ nâng cao được chỉ số lòng tin, làm yên lòng người dân và doanh nghiệp”, ĐB Cầu nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà giải trình tại phiên họp
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà giải trình tại phiên họp

Giải bài toán với nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Đề cập đến đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ĐB Lưu Thành Công (Vĩnh Long) cho rằng Việt Nam có nhiều sản phẩm nông nghiệp ngon, chất lượng cao nhưng việc định hướng và xác định những sản phẩm chủ yếu cho nông nghiệp để xây dựng thương hiệu tìm kiếm thị trường thời gian qua Chính phủ đã bỏ ngỏ vấn đề này, người nông dân phải tự “bơi” trong cơ chế thị trường.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này ĐB Lê Thị Thu Hồng (Bắc Giang) và ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho biết, thực trạng nông nghiệp nước ta ai cũng rõ, từ đất đai manh mún, mô hình sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng thấp, khó áp dụng cơ giới hóa và khó tiếp cận thị trường. Hàng hóa Việt Nam được bán dưới dạng nguyên liệu thô, chủ yếu chưa qua chế biến, giá thấp, sức cạnh tranh hạn chế so với các nước và thua kém về chất lượng.

“Cần có lời giải cho bài toán đối với nông nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào, việc tái cơ cấu nền nông nghiệp nước ta theo hướng nào là câu hỏi cần có sự trả lời thỏa đáng”, ĐB Hồng băn khoăn.

Giải trình vấn đề này, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, nguyên nhân dẫn tới những vấn đề mà các ĐB nêu trên đó là việc nhận thức tái cơ cấu vẫn chưa phổ biến trong dân; chính sách ban hành nhiều nhưng một số chính sách chưa đi vào cuộc sống; nguồn nhân lực đầu tư 5 năm qua đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu; quản lý nhà nước cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Để giải bài toán trên, Bộ trưởng Cường cho biết, nước ta cần tập trung xác định nhóm lợi thế cấp quốc gia để dồn vào phát triển khoảng 10 sản phẩm có giá trị 1 tỷ USD trở lên như cá tra, hạt điều,.., cùng nhóm quy mô cấp tỉnh có lợi thế riêng để phát triển xây dựng ngành hàng chủ lực. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Cường, nút thắt lớn nhất vẫn nằm ở vấn đề đất đai. Bộ trưởng Cường cho rằng, nếu QH cho phép sửa luật mà không quy định mức hạn điền thì người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ sản xuất hàng hóa và hội nhập được. 

Đề xuất lập ngân hàng quỹ đất 

Việc quản lý, sử dụng đất đai một cách hiệu quả là vấn đề được nhiều ĐB đặt vấn đề tại phiên họp. ĐB Lê Công Đỉnh (Long An) cho biết, nhiều doanh nghiệp hiện nay nhìn nhận nông nghiệp là lĩnh vực tiềm năng để đầu tư nhưng vẫn chần chừ đầu tư cho lĩnh vực này. Một phần nguyên nhân được ông Đỉnh chỉ ra là do đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần diện tích rộng và thời hạn sử dụng đất lâu dài để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa nhằm tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo đồng bộ của sản phẩm trên diện rộng và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, hiện nay đất sản xuất đang thuộc quyền sử dụng của người dân, mỗi hộ một diện tích nhỏ, manh mún và không đồng đều. Doanh nghiệp rất khó tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn, còn người dân thì không muốn rời bỏ đất đai vốn là tài sản lớn nhất của mình và tập quán canh tác đã hình thành từ lâu đời. 

Còn ĐB Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) thì đặt vấn đề QH hiện đã có Nghị quyết 112 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh. Tuy nhiên, qua giám sát và kiểm tra thực tế, kết quả thực hiện chưa được là bao, có thể nói rất ít. Trong bối cảnh đó, cử tri ở vùng có các nông, lâm trường tiếp tục kiến nghị Chính phủ rà soát, thu hồi diện tích đất sử dụng không có hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích và giao lại cho địa phương quản lý để giao cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai nhằm đảm bảo đời sống cho nhân dân, xóa đói, giảm nghèo.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, đất đai là tài nguyên quý giá của đất nước, việc sử dụng đất đai hiệu quả là yêu cầu cấp bách nhưng cho đến nay chúng ta “chưa làm được”. Cho rằng nếu xử lý tốt các vấn đề liên quan đến sử dụng đất đai sẽ phục vụ hiệu quả cho tiến trình tái cơ cấu, ông Hà nhấn mạnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới sẽ chủ động nghiên cứu phương pháp hiện đại hóa công tác quy hoạch sử dụng đất đai và quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch trên cơ sở tiếp cận cơ chế thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin.

Ông Hà cũng cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tiến hành kiểm kê trên cả nước, đặc biệt là đất nông, lâm trường. Bộ đã cùng Bộ Tài chính bố trí hơn 600 tỉ để đo đạc, lập bản đồ địa chính hồ sơ, cùng với các địa phương xây dựng đề án tăng cường năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai. Về phương hướng thời gian tới, Bộ trưởng Hà đề xuất hoàn thiện quy định của luật pháp về cơ chế, chính sách về đất đai theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cho phép tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn, công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có giá trị cao trên thị trường trong nước và quốc tế. “Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất phương án thành lập ngân hàng về quỹ đất để tạo niềm tin cho người dân, họ gửi đất chưa có nhu cầu sử dụng vào ngân hàng này” – ông Hà thông tin.

“Môi trường đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa”

Để giải quyết vấn đề thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt cũng như tình trạng mùa hạn thì bị xâm nhập mặn, mùa mưa thì nhiều vùng chìm trong lũ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho hay, thời gian tới Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa các nước trung, lưu vực để chia sẻ hợp lý các lưu vực sông Mekong. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ nghiên cứu, xác lập kế hoạch để thích ứng tối ưu với biến đổi khí hậu cho các vùng nhạy cảm như Đồng bằng sông Cửu Long; tập trung vào xem xét lại nước là hàng hóa, tài nguyên nên quy hoạch lại trong khai thác, sử dụng, tránh xung đột giữa các ngành, các khu vực, đồng thời giải quyết vấn đề nước phải có giá tương thích để quản lý, sử dụng hiệu quả.

Người đứng đầu Bộ TN&MT thẳng thắn nhận định sau một loạt các sự cố về môi trường thì chúng ta nhận thấy môi trường của chúng ta “đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa”. “Như vậy thì việc đổi mới cơ cấu kinh tế chính là xác lập một vị trí mới của vấn đề môi trường. Trước đây môi trường thường đi sau hoạt động phát triển thì hiện nay môi trường phải đi trước, đi ngay vào quá trình đó. Trước đây chúng ta bảo vệ môi trường trong phát triển nhưng bây giờ thì môi trường phải nằm ngay trong từng dự án đầu tư, trong chiến lược quy hoạch. Cần phải đầu tư ngay từ đầu cho môi trường” – ông nói. Ông cũng đề xuất sửa Luật Môi trường trong sửa Luật Đầu tư và doanh nghiệp trong vấn đề đánh giá tác động môi trường hoặc quy định việc giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường cũng như thông tin môi trường để Mặt trận Tổ quốc và người dân giám sát.

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

Lễ kick-off dự án Fujisan Đông Triều “đánh thức” thị trường bất động sản cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Ninh

(PLVN) - Hơn 200 “chiến binh Samurai” đến từ các đại lý Đất Xanh Duyên Hải, Won Homes, Đất Xanh Thủ Đô và TP Land 88 đã cháy hết mình tại Lễ kick off dự án Fujisan Đông Triều. Buổi lễ cũng khẳng định sức hút mạnh mẽ của Khu đô thị chuẩn Nhật đầu tiên và duy nhất tại thành phố trẻ Đông Triều, tâm chấn khuấy đảo thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Ninh trong thời gian tới.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.
Thành phố Phổ Yên (Ảnh: Báo Giáo dục Thủ đô)

Thị trường BĐS Hà Nội tăng nóng, đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển dòng vốn

(PLVN) -  Trong bối cảnh thị trường bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Phổ Yên, một thành phố trẻ đầy tiềm năng thuộc tỉnh Thái Nguyên, nổi lên như một lựa chọn sáng giá cho các nhà đầu tư nhờ kết hợp hoàn hảo giữa phát triển hạ tầng và sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI.
Lễ ký kết hợp tác giữa chủ đầu tư, đơn vị phân phối và Ngân hàng Việt Á về dự án Conic Boulevard.

Dự án chung cư hoàn thiện hiếm hoi tại TP HCM ra mắt nhà đầu tư

(PLVN) - Ngày 30/10/2024 tại TP HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong Conic (đơn vị phát triển dự án) cùng Công ty Cổ phần Bất động sản Eximrs (đơn vị tiếp thị phân phối) và Ngân hàng Việt Á tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án căn hộ Conic Boulevard.
Dự án CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm.

CIC Boulevard - Nơi phồn vinh chạm ngõ tổ ấm

(PLVN) - Ngày 29/10, Tập đoàn Tư vấn Đầu tư xây dựng CIC Kiên Giang tổ chức Lễ ra mắt Dự án CIC Boulevard (hay còn có tên gọi khác là Tuyến dân cư Đường số 2) có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.