Lập kế hoạch khảo sát, đánh giá chất lượng toàn bộ 1.219 biệt thự tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị đã rà soát và trình UBND TP Hà Nội ban hành quyết định thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND TP về danh mục biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn.
Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.

Để giữ gìn các công trình biệt thự cổ được xây dựng trước năm 1954, thời gian qua, Sở Xây dựng Hà Nội đã tập trung công tác rà soát, cải tạo và chỉnh trang các công trình này.

Theo đó, Sở Xây dựng đã lập kế hoạch khảo sát, đánh giá chất lượng toàn bộ 1.219 biệt thự đồng thời lập danh sách các biệt thự đã xuống cấp, nguy hiểm cần kiểm định chất lượng công trình và kế hoạch lập hồ sơ, tài liệu lưu trữ, thiết lập hồ sơ 3D các nhà biệt thự nhóm 1.

Tính đến thời điểm hiện tại, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đơn vị đã thực hiện xong việc khảo sát, lập danh mục và kế hoạch cải tạo, chỉnh trang 32 nhà biệt thự do thành phố quản lý và danh mục 50 biệt thự do các cơ quan trung ương quản lý để cải tạo, chỉnh trang trong giai đoạn năm 2021-2025.

Trước đó, trong năm 2021, thường trực HĐND TP Hà Nội đã có công văn số 88/HĐND-VP đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo thực trạng quỹ nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn.

Trong đó, cần nêu rõ số lượng, địa chỉ cụ thể, hiện trạng, phân loại và xếp theo từng nhóm, hình thức sở hữu, đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới...; đề xuất danh mục biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 cần bảo trì, cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn giai đoạn 2021-2025.

Được biết, ghi nhận vào khoảng cuối năm 2013, UBND TP Hà Nội đã ban hành danh mục 1.253 nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo "Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội". Trong danh sách này có 352 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 100 biệt thự thuộc sở hữu của các tổ chức, 301 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân và 500 biệt thự đan xen sở hữu.

Các biệt thự cũ này tập trung chủ yếu tại 5 quận gồm: Ba Đình (428 biệt thự), Hoàn Kiếm (527 biệt thự), Hai Bà Trưng (270 biệt thự), Tây Hồ (14 biệt thự), Đống Đa (14 biệt thự). Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả và đáp ứng thực hiện, Hà Nội cần ban hành lại danh mục nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954.

Ngoài ra, Công văn số 88/HĐND-VP cũng đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo về thực trạng quản lý, duy tu, duy trì công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố; các giải pháp về đầu tư, quản lý sau đầu tư trong thời gian tới.

Kế hoạch, danh mục công viên, vườn hoa cụ thể đề xuất đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trong giai đoạn 2021-2025 cần nêu rõ số lượng đầu tư xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang, nguồn vốn đầu tư theo từng năm với địa điểm cần xác định cụ thể theo từng địa bàn quận, huyện, thị xã.

Thực hiện Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025" và căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Chương trình công tác năm 2021, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã đề nghị UBND TP chỉ đạo ra soát, báo cáo về thực trạng trồng, chăm sóc, duy tu duy trì cây xanh trên địa bàn thành phố; kế hoạch, đề xuất trồng mới, thay thế trên tuyến phố cũ và trồng mới trên các tuyến đường, phố mới mở giai đoạn 2021-2025; kết quả cải tạo, chỉnh trang các tuyến đường, phố trong thời gian qua; kế hoạch, danh mục đề xuất các tuyến đường, phố để cải tạo, chỉnh trang trong giai đoạn 2021-2025.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.