Kinh doanh bất động sản: Quý hồ tinh, bất quý hồ đa

(PLO) - Đến nay, kinh doanh dịch vụ BĐS đã hiển nhiên được thừa nhận là một ngành nghề hợp pháp. Trong đó, đội ngũ tư vấn – môi giới tham gia ngày càng đông đảo giữa bối cảnh thị trường rậm rịch phục hồi. Tuy nhiên trong khi số lượng môi giới chính thức hay cộng tác bán thời gian cho các sàn phân phối ở Hà Nội có thể đạt quân số “sư đoàn” nhưng chất lượng vẫn chưa tương xứng.

Một chiêu “tự đánh bóng” của các doanh nghiệp bán hàng BĐS?
Một chiêu “tự đánh bóng” của các doanh nghiệp bán hàng BĐS?
Quan sát thị trường Hà Nội trong vòng hơn 10 tháng qua có thể thấy, sản phẩm mục tiêu kinh doanh cho giới đầu tư địa ốc không lúc nào thiếu. Xuyên suốt, là những dự án cao cấp (cả về giá, vị trí lẫn… tên gọi được khoác lên) có giá chào bán trên dưới 30 triệu đồng/m2 lần lượt chào sàn theo các dạng thức khác nhau.
Phần lớn trong số này đều vấp phải đủ các tai tiếng, nghi ngại của giới thạo tin về pháp lý huy động vốn, “sức khỏe” chủ đầu tư, tuân thủ nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh trước khi bán hàng…
Lấp lánh, chưa hẳn là vàng
Nguồn sản phẩm đặc thù khác trong rổ địa ốc là các dự án nhà ở xã hội mới thành hình ở các trục trung tâm. “Những căn hộ nhà ở giá thấp, được hỗ trợ tín dụng từ gói 30.000 tỷ đồng, lại ở trung tâm như 143 Trần Phú (Hà Đông), 30 Phạm Văn Đồng, hay nhà ở xã hội Đồng Mô, Tứ Hiệp chẳng bao giờ lo ế. Nhu cầu mua để ở bao giờ cũng vượt trội hơn hẳn so với tổng nguồn cung dự án ngay từ khâu xếp hàng hồ sơ đăng ký", một môi giới có thâm niên ở Hà Nội tên Mạnh Khôi khẳng định.
Với đội quân môi giới Hà Nội, hai dòng sản phẩm nêu trên đều là “món” ưa thích. Tuy nhiên, nếu bản thân nhân viên môi giới và cả người mua không thực sự am hiểu kiến thức luật pháp liên quan, cũng như những thủ thuật để 'né' con mắt của cánh báo chí lẫn nhà chức trách, thì vẫn có nguy cơ 'mất cả chì lẫn chài'.
Còn nhớ, tại dự án HACC1 Complex (thời còn chưa đổi tên), PV đã có dịp tiếp xúc với nhiều cá nhân tự nhận là nhân viên môi giới của sàn bán hàng chính thức của chủ đầu tư (nhưng lại đầu quân cho đơn vị sàn khác) tham gia chào mời các căn hộ của dự án này.
Vào thời gian đó, pháp lý bán hàng tại dự án vẫn thiếu hụt cả 2 yếu tố: chưa xong móng – hầm, mập mờ bảo lãnh tín dụng cho khách mua. Tuy nhiên chỉ chưa đầy một tháng sau đó, dự án được PR, truyền thông mạnh mẽ, nhà băng cũng chính thức khẳng định bảo lãnh… và đổi tên bán hàng.
Duy còn điều bỏ ngỏ, chưa ai dám chắc, là tính pháp lý của những bản hợp đồng góp vốn mua căn hộ dự án được ký kết tại thời điểm trước khi đổi tên. Như vậy, chẳng may gặp lình xình về khiếu kiện thì những cá nhân bán hàng, có pháp nhân con dấu của doanh nghiệp phân phối đương nhiên sẽ liên quan trách nhiệm.
Các trường hợp khác, như nhà ở xã hội Đồng Mồ, 30 Phạm Văn Đồng, Ecohome2 hay The Vesta (Hà Đông) cũng từng nóng bàn nghị sự vì tình trạng rao bán tràn lan trên mạng, qua các sàn, nhận tiền đặt cọc, hay tiền chênh thông qua đủ các “chân rết”.
Bản thân PV viết bài này cũng được môi giới tư vấn “từ A đến Z” để chắc chắn mua được suất nhà ở xã hội mà không phải xếp hàng. Đáng nói là nhiều dịch vụ ăn theo khác còn được môi giới “nổ”: làm KT3, chứng minh thu nhập, xác nhận thực trạng nhà ở chỉ trong vài ngày...nhưng khách phải trả phí từ 3-5 triệu đồng.
Tháng 9 vừa qua, hàng loạt đại diện chủ đầu tư liên quan cũng lên tiếng về tình trạng đó và phủ nhận trách nhiệm. Dư luận cũng đặt nghi vấn, lượng hợp đồng/hồ sơ đã chui lọt vào vòng bốc thăm chọn căn (hướng, tầng) là bao nhiêu? Trường hợp bị cơ quan chức năng “sờ gáy” thì các cá nhân/đơn vị khớp nối giao dịch sẽ bị xử lý ra sao? Dịch vụ bán hàng địa ốc, tuy dễ mà khó chính là vậy.
Hướng tới chuyên nghiệp
Gần đây, lãnh đạo Khải Hoàn Land trở nên nổi tiếng trong giới với công nghệ thành lập sàn. Đại để, mục tiêu “màu hồng” của đơn vị này như sau: Hiện quân số của Khải Hoàn Land vào khoảng 2.800 nhân viên. Dự kiến đến cuối năm nay, chỉ tiêu doanh thu về môi giới và kinh doanh sẽ đạt 1.500 tỷ, số lượng nhân sự đạt khoảng 3.500 người.
Chưa rõ, bộ máy cồng kềnh (vượt cả quy mô của Tập đoàn Đất Xanh – PV) của Khải Hoàn Land sẽ vận hành ra sao, nhưng trước nhất, sức mạnh về số nhân lực của đơn vị này đã lấn át nhiều tên tuổi khác trong cùng lĩnh vực như Maxland, Hoàng Vương, Phú Quý hay EZ Property – một nhà đầu tư tên Hoàng Hải bình phẩm.
Tìm hiểu mô hình hoạt động của một số nhà phân phối (kiêm đầu tư) lớn trên thị phần môi giới cho thấy, khá nhiều “ông lớn” có cách làm vừa chu đáo lại kín kẽ. Đơn cử, như trường hợp của một đơn vị sở hữu nhiều siêu thị BĐS tại Hà Nội, công tác bán hàng dự án của doanh nghiệp này lúc nào cũng có sự phối hợp nhịp nhàng đủ các yếu tố: truyền thông trước, trong và cả sau khi kết thúc dự án; xử lý khủng hoảng; pháp chế.
Đặc biệt, khâu xử lý khủng hoảng và marketing online dự án luôn được doanh nghiệp chăm sóc rất kỹ. Như quan điểm của ông Phúc, một nhà đầu tư/lãnh đạo sàn sành sỏi trong làng địa ốc, thì đó là mô hình tất yếu của tất cả các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS nếu thực sự mong muốn trụ lại và phát triển ở thị trường nhà đất một cách bền vững.
Nếu chỉ mải mê bán hàng, hoặc “quên” đi việc giữ gìn thương hiệu chỉ vì mải tuyển dụng nhân sự (dưới dạng CTV bao gồm), thì sẽ tới một lúc nào đó doanh nghiệp không thể bao quát toàn bộ nhân viên. Khi đó, việc bán hàng sai quy định của công ty, trái pháp luật sẽ nhanh chóng diễn ra ngay khi doanh nghiệp vẫn đang phải tiếp tục cạnh tranh gay gắt trong thị phần môi giới.
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.