Khuyến khích mở rộng doanh nghiệp vay bình ổn thị trường

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuần qua mới ra văn bản (số 3522/NHNN-TD) yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh Chương trình cho vay bình ổn thị trường.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động nắm bắt thông tin, tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố các giải pháp triển khai Chương trình cho vay bình ổn thị trường hiệu quả. Phối hợp với sở, ban ngành trên địa bàn lựa chọn mặt hàng thiết yếu là các hàng hóa sản xuất trong nước tham gia Chương trình để phục vụ người tiêu dùng đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp;

Khuyến khích mở rộng danh sách doanh nghiệp tham gia Chương trình cho vay bình ổn thị trường trên địa bàn; gắn Chương trình này với Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và xây dựng mối liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông hàng hóa giữa các đơn vị tham gia Chương trình cho vay bình ổn thị trường với các đơn vị ngoài Chương trình nhằm đảm bảo ổn định cung - cầu về hàng hóa trên địa bàn.

Đồng thời, rà soát, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình cho vay bình ổn thị trường, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, thành phố và NHNN Việt Nam để có giải pháp tháo gỡ.

Cùng với đó, chỉ đạo các TCTD trên địa bàn dành nguồn vốn với mức lãi suất phù hợp để tham gia Chương trình cho vay bình ổn thị trường. Thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình triển khai của các TCTD trên địa bàn và thực hiện việc đánh giá, tổng kết, sơ kết hàng năm.

NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố định kỳ hàng quý báo cáo NHNN Việt Nam về kết quả triển khai Chương trình này.

Đối với các TCTD, Thống đốc NHNN yêu cầu tiếp tục thực hiện các nội dung Chương trình cho vay bình ổn thị trường theo chỉ đạo của NHNN; Lồng ghép Chương trình này với Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, mở rộng đối tượng tiếp cận vốn theo Chương trình cho vay bình ổn thị trường từ các doanh nghiệp phân phối, lưu thông hàng hóa bình ổn sang các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết vùng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch.

Chủ động nghiên cứu, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý, thực hiện tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng phải đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Cùng với đó, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho khách hàng hiểu và nắm được đầy đủ thông tin liên quan đến Chương trình cho vay bình ổn thị trường; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo quy định của pháp luật.

Các TCTD kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc phát sinh và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố để tháo gỡ thông qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các sở, ngành địa phương.

Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo chủ trương của Chính phủ, NHNN đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố triển khai Chương trình cho vay bình ổn thị trường nhằm ổn định giá cả (nhất là các mặt hàng thiết yếu), góp phần thực hiện an sinh xã hội, gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam). Sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình cho vay bình ổn thị trường đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là ở các thành phố lớn và trong dịp cuối năm.

Hình ảnh minh họa.

Lấy ý kiến vào dự thảo Thông tư quy định trong hoạt động đấu giá tài sản

(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến (tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ) góp ý với dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quản lý sử dụng tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá; quản lý, sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Dự án Khu du lịch thiên nhiên Robinson tại đảo Sung.

Loạt dự án bị 'điểm danh' trong Kết luận thanh tra về đất đai tại Hòa Bình

(PLVN) - Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh Hòa Bình chỉ ra 5 dự án thực hiện chậm tiến độ từ 5-52 tháng so với thời gian trong quyết định chủ trương đầu tư. Còn Công ty TNHH Thủy Sản Mavin Hòa Bình ký hợp đồng mượn đất của người dân xây trụ sở công ty khi không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép...

Hình ảnh minh họa.

Châu Thành sẽ trở thành Trung tâm hành chính của vùng Nam Sông Hậu

(PLVN) - UBND tỉnh Hậu Giang mới có Quyết định về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Châu Thành sẽ là một trong những Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, dịch vụ, thương mại, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung tâm Nam Sông Hậu.
Lâm Đồng gỡ vướng quy định về tách thửa, hợp thửa.

Lâm Đồng bỏ quy định về tách thửa, hợp thửa

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hiệu lực toàn bộ 2 văn bản quy định về tách thửa, hợp thửa đất từ ngày 23/5/2023 đồng thời giao cơ quan chuyên môn chuẩn bị dự thảo quyết định mới quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa trên địa bàn.
Ảnh minh họa

Nhà ở xã hội có bị trục lợi?

(PLVN) -  1.300 khách hàng tham gia bốc thăm chọn 149 suất mua nhà tại Dự án nhà ở xã hội (NƠXH) Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Thậm chí, có người xếp hàng 2 ngày vẫn chưa nộp được hồ sơ. Dự án có giá bán là 19,5 triệu đồng/m2, đã bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT.
Hình ảnh minh họa.

Những vướng mắc trong việc triển khai dự án nhà ở xã hội tại Bắc Giang

(PLVN) -"Việc xét duyệt các đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách; hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án; đối tượng được hưởng thụ; cơ chế ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án", đó là những vấn đề khó khăn, vướng mắc mà UBND tỉnh Bắc Giang đặt ra.
Quang cảnh hội nghị.

Công bố điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040

(PLVN) - Việc Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm định hướng toàn diện, từ cấu trúc, hướng phát triển không gian đô thị, xác định quy mô dân số và đất đai, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội - kĩ thuật - môi trường... của TP. Đồng thời, tạo ra công cụ quản lý vĩ mô, cơ sở pháp lý để TP Hải Phòng thực hiện thành công Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị.
Hình ảnh minh họa.

Vì sao gói vay 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội vẫn bị "tắc" sau hơn 1 tháng triển khai?

(PLVN) - Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; quỹ đất dành cho nhà ở xã hội; ưu đãi dành cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn chưa thực sự thu hút; việc xác định giá bán nhà ở xã hội... đó là những vướng mắc có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án, dù đã hơn 1 tháng triển khai gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, đến nay chưa phát sinh dư nợ, ông Nguyễn Xuân Bắc - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước đánh giá.
Một trong nhiều công trình nhà ở kiên cố xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch.

Thanh tra đột xuất lĩnh vực đất đai tại xã Lý Trạch

(PLVN) - Do phát hiện nhiều hộ gia đình xây dựng công trình nhà ở trên đất nông nghiệp, nên huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã quyết định thanh tra đột xuất công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai tại xã Lý Trạch.