Không làm Luật Quy hoạch theo cách 'một cái nồi to để đổ hết các loại vào'

(PLO) -Góp ý về Dự thảo Luật Quy hoạch, bà Đỗ Tú Lan (ảnh) - nguyên Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch phát triển đô thị nông thôn – cho rằng, cần xây dựng một thể chế khung điều tiết việc kết nối quy hoạch của các ngành, các cấp, chứ không phải là cách làm “một cái nồi to để đổ hết các loại vào” cho thống nhất như cách làm hiện nay. Bà Đỗ Tú Lan nói:

Hình minh họa
Hình minh họa

- Cần làm rõ hơn việc phân vùng để lập quy hoạch, vì nếu phân theo kiểu kinh tế, xã hội như trước đây (6 vùng kinh tế) tất cả duyên hải từ bắc đến nam là một vùng kinh tế thì việc quy hoạch vùng là bất hợp lý.

Vì việc quy hoạch vùng đối với ngành Xây dựng, môi trường hay thủy lợi cần thiết phải xem xét và thiết kế cho một vùng sinh thái có các giải pháp công trình thượng lưu và hạ lưu, việc phân bố dân cư hợp lý giữa không gian địa hình khác nhau, phối kết hợp các hoạt động kinh tế khác nhau.

Theo bà, cách thức xây dựng Luật Quy hoạch như các cơ quan hữu trách đang làm trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật hiện nay là phù hợp chưa?

- Thực tế xã hội cần một khung thể chế đối với quy hoạch nhằm định hướng cho các quy hoạch ngành và quy hoạch các cấp có một khung thống nhất trình tự và liên kết, chứ không phải là sản phẩm như của Luật quy hoạch, tức là một loại quy hoạch thay thế toàn bộ các quy hoạch hiện hành liên quan đến hàng chục văn bản luật hiện hành.

Việc đưa ra một các quy hoạch tích hợp cũng có thể là hợp lý để đạt mục tiêu đồng bộ, tuy nhiên việc ghép tất cả các bản quy hoạch thiết kế cho một vùng hay một tỉnh với đầy đủ nội dung cần thiết như hiện nay vào một bản vẽ là không thể, hoặc chỉ có thể có rất sơ sài, như vậy dẫn đến tình trạng quy hoạch không dùng được. Điều đó có thể dẫn đến quy hoạch như một “nồi lẩu thập cẩm”.

Bản chất định hướng xây dựng Luật quy hoạch nhằm giải quyết các vấn đề quy hoạch chồng chéo đang tồn tại, là cần xây dựng một thể chế khung điều tiết việc kết nối quy hoạch của các ngành, các cấp, chứ không phải là cách làm “một cái nồi to để đổ hết các loại vào” cho thống nhất như cách làm hiện nay. 

Từ kinh nghiệm của một người có thâm niên làm quy hoạch, theo bà cần làm quy hoạch như thế nào để “hợp thức, hợp thời”?

- Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều vẫn rất cần có ít nhất 2 hệ thống công cụ. Thứ nhất là định hướng chiến lược tổng thể và ngành: Có thể là Nghị quyết, cơ chế, chính sách, mục tiêu phát triển…, được thể hiện bằng văn bản hoặc một loại hình quy hoạch. Thứ hai là quy hoạch vật thể không gian, tức là hệ thống quy hoạch các cấp để thể hiện các cơ sở vật chất đáp ứng các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Không làm Luật Quy hoạch theo cách 'một cái nồi to để đổ hết các loại vào' ảnh 1

Đối với các quốc gia đã phát triển có thể tích hợp các công cụ gọn hơn, do các quốc gia này đã thực hiện cơ bản được những hệ thống khung quốc gia và các vùng ổn định và phát triển.

Theo tôi, với Việt Nam, chúng ta cần học tập các nước để có cách làm khoa học và từng bước phát triển. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rằng hệ thống luật pháp của Việt Nam cũng chỉ mới được tập trung xây dựng hơn 10 năm nay, việc quy hoạch vùng lãnh thổ và đô thị, nông thôn cũng mới được tập trung lập gần đây, thậm chí chưa phủ kín được các khu vực, trong khi các quốc gia đã phát triển họ đã trải qua các bối cảnh này hàng trăm năm, và họ cũng phải xây dựng những công cụ quy hoạch làm cơ sở phát triển.

Tóm lại, theo tôi, Dự thảo Luật quy hoạch còn đang được xây dựng theo những tư duy áp đặt có tính chủ quan, chưa có thực nghiệm, chưa lường hết được những hệ quả của việc áp dụng theo dạng thức như Dự thảo Luật đã nêu.

Về lý thuyết có vẻ như việc đưa ra một loại quy hoạch để có thể thay thế các quy hoạch chuyên ngành ở cấp vùng và tỉnh nhằm giảm tối đa số lượng loại quy hoạch, nhưng thực tế một quy hoạch tổng hợp sẽ quá phức tạp, đặc biệt nếu đầy đủ các thiết kế có tính kỹ thuật của các ngành.

Việc thực hiện sẽ khó khăn đối với một số tỉnh khi trình độ quản lý các vùng miền còn chênh lệch. Việc đưa ra một luật chưa có chứng minh đầy đủ khoa học và thực tiễn, có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường. Do đó, cần có đề án thí điểm trước khi ban hành và chính thức thực thi Luật Quy hoạch.

Khách sạn in 3D đầu tiên trên thế giới.

Khách sạn in 3D đầu tiên trên thế giới

(PLVN) - Chuyên gia kiến trúc bền vững Liz Lambert, công ty khởi nghiệp xây dựng Icon cùng công ty thiết kế Đan Mạch BIG hợp tác xây dựng khách sạn in 3D đầu tiên trên thế giới tại bang Texas (Mỹ) trong năm nay.
Hình ảnh minh họa.

Hà Nội yêu cầu quản lý, xử lý việc sử dụng đất không đúng quy hoạch, xây dựng trái phép trong cụm công nghiệp

(PLVN) - UBND TP Hà Nội mới có Kế hoạch về quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Trong đó, UBND TP Hà Nội đặc biệt lưu ý UBND các quận, huyện, thị xã có cụm công nghiệp quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch đã được phê duyệt; đề xuất xử lý vi phạm (nếu có).
Cư xá Hào Sĩ Phương có tuổi đời trăm năm. (Ảnh tư liệu)

Chuyện ở những chung cư cũ TP HCM

(PLVN) -  Giữa lòng TP HCM náo nhiệt, vẫn có những chung cư già nua hàng trăm năm tuổi. Trong những căn hộ cũ kĩ, chật chội, xuống cấp và có phần nguy hiểm ấy là nhiều phận đời, phận người đang sinh sống, vui buồn.
Tập đoàn An Lạc trở thành nhà tài trợ kim cương cho chương trình “Lương Thế Vinh - Green Triathlon”

Tập đoàn An Lạc trở thành nhà tài trợ kim cương cho chương trình “Lương Thế Vinh - Green Triathlon”

(PLVN) - Vào ngày 25/03 sắp tới, chương trình “Lương Thế Vinh - Green Triathlon” của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh sẽ chính thức diễn ra tại KĐT 5 sao Anlac Green Symphony với sự tham gia của hơn 3000 học sinh và phụ huynh. Với vai trò là nhà tài trợ kim cương, Tập đoàn An Lạc vinh dự đồng hành cùng Nhà trường trong hoạt động ý nghĩa này dành cho các em học sinh.
Ngang nhiên xây dựng trái phép và hoạt động kinh doanh nhà hàng suốt nhiều năm qua trên bán đảo Sơn Trà.

Xử phạt và yêu cầu tháo dỡ công trình trái phép trên bán đảo Sơn Trà

(PLVN) - UBND quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng vừa qua đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số cá nhân đã thực hiện hành vi chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan quản lý nhà nước cho phép và hành vi chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực bán đảo Sơn Trà.
Quảng Ninh muốn xây dựng sân bay Cô Tô rộng 130ha. (Ảnh minh họa).

Sắp có sân bay chuyên dụng tại Cô Tô (Quảng Ninh)

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo hồ sơ quy hoạch, Quảng Ninh định hướng quy hoạch mới sân bay chuyên dùng Cô Tô giai đoạn 2030 - 2050 với diện tích trên 130 ha.
Ảnh minh họa.

Thành lập Cụm công nghiệp 50ha ở Bắc Giang

(PLVN) - UBND tỉnh mới có Quyết định thành lập Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm thuộc địa bàn 2 huyện: Lục Nam và Lạng Giang với diện tích 50 ha. Cụm công nghiệp Phương Sơn - Đại Lâm có tổng mức đầu tư 576,235 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.