Hướng dẫn cách đăng ký tham gia gói 120.000 tỷ đồng đối với chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sở Xây dựng TP HCM thông tin về tình hình phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân trên địa bàn thành phố. Sở Xây dựng nêu rõ những điều kiện, tiêu chí để các chủ đầu tư dự án, người mua nhà tham khảo và đăng ký tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/2023 của Chính phủ.

Hình ảnh minh họa.
Hình ảnh minh họa.

Sở Xây dựng Tp Hồ Chí Minh hướng dẫn tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở như sau:

Đối với các cá nhân tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phải thuộc trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp) theo quy định của Luật Nhà ở 2014.

Các trường hợp mua nhà ở tại các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại Nghị định số 69/2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Cụ thể, chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

Bên cạnh, việc đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo quy định pháp luật về tín dụng do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thì đối tượng được vay chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chí khác.

Đối với đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định pháp luật về nhà ở;

Đối với đối tượng được bố trí tái định cư trong dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì phải có hợp đồng mua, nhà ở, công trình xây dựng bố trí tái định cư theo quy định pháp luật về nhà ở.

Chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư phải có trong danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cải tạo, xây dựng lại chung cư do UBND cấp tỉnh công bố và phải đảm bảo các điều kiện khác theo hướng dẫn.

Sở Xây dựng TP HCM cho biết, các thông tin về điều kiện, đối tượng, tiêu chí đã rõ ràng. Vì vậy, đề nghị các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư có nhu cầu vay vốn gói tín dụng 120.000 tỷ đồng gửi văn bản (kèm hồ sơ pháp lý) về Sở Xây dựng (địa chỉ 60 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3) để tổng hợp báo cáo UBND TP theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Trong quá trình chờ đợi doanh nghiệp đăng ký, Sở Xây dựng cũng rà soát danh mục các dự án đủ điều kiện để xử lý bước đầu.

Hiện, tình hình phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân trên địa bàn TP, Sở Xây dựng cho biết, từ năm 2006 đến năm 2020, TP có 31 dự án nhà ở xã hội đã hoàn tất xây dựng và đưa vào sử dụng, cung ứng 18.840 căn hộ. Trong đó, 2016-2020 là giai đoạn nhà ở xã hội phát triển mạnh mẽ nhất với tổng nguồn cung gần 15.000 căn hộ. Đến tháng 3/2022, có thêm 1 dự án nhà ở xã hội với quy mô 260 căn hộ hoàn thành đưa vào sử dụng.

Trên địa bàn TP có 9 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với tổng quy mô 6.383 căn hộ. Trong đó có 5 dự án được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020. Riêng trong năm 2022, TP đã động thổ 4 dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân.

Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng, Bộ Xây dựng cũng cho biết thời gian qua bộ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn, đốc thúc các địa phương đẩy nhanh việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội.

Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn 4 ngân hàng thương mại nhà nước về nguyên tắc, thời gian triển khai gói tín dụng, thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay. Đồng thời, yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động nghiên cứu nghị quyết 33 của Chính phủ để triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Với quan điểm triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không chỉ để giải cứu thị trường bất động sản trước mắt, mà đáp ứng mục đích lâu dài giai đoạn 2021-2030, góp phần thực hiện đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, người thu nhập thấp ở đô thị.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tới năm 2030, tầm nhìn đến 2050 cần đáp ứng những yêu cầu gì?

(PLVN) - Việc lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải cụ thể hóa những tư tưởng chỉ đạo được ghi trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2045; bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện trường vụ cháy.

Bộ Xây dựng nói về vụ cháy 'chung cư mini': Địa phương buông lỏng quản lý trong cấp phép xây dựng

(PLVN) - Ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, cho biết, giấy phép xây dựng cấp cho ông Nghiêm Quang Minh (chủ nhà bị cháy), ghi rõ “được phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ” cao 6 tầng, trong đó không mô tả cụ thể nhà này có nhiều “căn hộ” hay không. Thực tế, ngôi nhà bị cháy là nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh (cho thuê, hoặc bán), gồm 9 tầng với 45 “căn hộ”, người dân quen gọi “chung cư mini”.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Hải Đường phát biểu.

Tránh bán bất động sản du lịch như bán nhà ở

(PLVN) - Ngày 15/9, trong khuôn khổ Đề tài khoa học cấp bộ “Kinh doanh bất động sản (BĐS) du lịch - Những vấn đề pháp lý đặt ra”, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “BĐS du lịch - Lý luận và thực tiễn”.
Hiện trường nơi xảy ra vụ cháy chung cư mini tại ngõ 28/70 phố Khương Hạ

Nỗi lo 'cư dân mạng' sống tại chung cư mini

(PLVN) - Ngay sau khi vụ cháy chung cư mini tại ngõ 28/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội xảy ra, nhiều "cư dân mạn" đã thể hiện nỗi lo sợ khi sống tại chung cư mini.
Một góc đô thị huyện Gia Lâm.

Hà Nội xem xét Đề án thành lập quận Gia Lâm

(PLVN) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP Hà Nội mới có thông báo về nội dung, thời gian và công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 13) Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Tháp Rùa được coi là nơi hồn thiêng giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Ảnh từ Internet.

Dốc toàn tâm, toàn lực để hiện thức hóa khát vọng Thủ đô Hà Nội 'Văn hiến – Văn Minh – Hiện đại'

(PLVN) - Việc Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa hết sức quan trọng về chiến lược, nhằm hiện thực hóa mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển Thủ đô “ Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” đã được ghi trong Nghị quyết XV -NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng kiểm tra thực địa công tác giải phóng mặt bằng 2 dự án tại quận Ngô Quyền.

Hải Phòng yêu cầu khẩn trương bàn giao mặt bằng đảm bảo tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

(PLVN) - UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND TP tại buổi kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác giải phóng mặt bằng Dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên (số 142 Lê Lai), phường Máy Chai và phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền và Dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư và chỉnh trang đô thị tại khu vực ngõ 266 Lê Lai, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền.