Hình thành con đường lọc hóa dầu miền Trung

(PLO) - Không ngoa khi nói rằng, kinh tế miền Trung đang bắt đầu cất cánh cùng với việc hình thành con đường lọc hóa dầu. Những khu công nghiệp, những dự án lọc hóa dầu tỷ đô đang biến dải đất duyên hải Trung bộ thành tâm điểm thu hút FDI.
Hình thành con đường  lọc hóa dầu miền Trung
“Con đường lọc hóa dầu”
Các tỉnh duyên hải miền Trung đang ghi dấu quan trọng trên bản đồ công nghiệp lọc hóa dầu. Sau Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang vận hành tốt, năm 2013, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa), vốn đầu tư 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn/năm đã chính thức được khởi công xây dựng. Dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2017, với các sản phẩm khí hóa lỏng (32.000 tấn/năm), xăng RON 92 (1.131.000 tấn/năm), xăng RON 95 (1.131.000 tấn/năm)…, Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn góp phần quan trọng để Việt Nam từng bước tiến tới tự cung, tự cấp các sản phẩm lọc dầu, đảm bảo nguồn cung năng lượng, tạo ra một bước tiến quan trọng đối với công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam. 
Theo kế hoạch, dự án sẽ nâng công suất từ 10 triệu tấn/năm hiện nay lên 20 triệu tấn/năm vào năm 2020. Đây là công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước. Công trình khi hoàn thành sẽ cùng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đảm bảo cung cấp 2/3 nhu cầu sản phẩm hóa dầu trong nước, đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Ngay trước khi Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn khởi công ít lâu, UBND tỉnh Phú Yên đã trao Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô để nâng vốn đầu tư dự án lên gần 3,18 tỷ USD. Theo kế hoạch, dự án có công suất 8 triệu tấn/năm này sẽ sớm được khởi công xây dựng, để sau 42 tháng nữa, kể từ lúc xong phần thiết kế, Lọc dầu Vũng Rô sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên.
Con đường lọc hóa dầu miền Trung còn có sự quan tâm, “xếp hàng” của những dự án nặng ký khác, như siêu dự án lọc hóa dầu 27 tỷ USD ở Bình Định của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan - PTT và các đối tác, hay dự án lọc hóa dầu ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) vốn đầu tư lên tới hơn 12 tỷ USD. Trong khi đó, Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) dự kiến khoảng 4,5 tỷ USD cũng đang được các bên liên quan rốt ráo hoàn thành thủ tục. 
Thúc đẩy “đòn gánh” kinh tế 
Năm vừa rồi, Thanh Hóa lọt vào top 3 địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhất, cùng với Thái Nguyên và Hải Phòng. Trong đó, sự góp mặt của Thanh Hóa là nhờ việc điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn,  tăng lượng FDI đăng ký mới và tăng thêm vào Thanh Hóa lên 2,921 tỷ USD, chiếm 13,5% tổng vốn đầu tư FDI của cả nước. 
Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là một khu phức hợp lọc hóa dầu với công nghệ hiện đại và là dự án được xếp loại đặc biệt về khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam. Với địa phương, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thanh Hóa. 
Việc khởi công xây dựng Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn cùng với triển khai đầu tư các dự án nhiệt điện công suất 2.400 MW, xi măng 9,3 triệu tấn/năm, hệ thống cảng tổng hợp, cảng dân dụng nước sâu, hệ thống giao thông, cấp thoát nước trong khi kinh tế Nghi Sơn sẽ là động lực mới, có vai trò hết sức quan trọng trong thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận của tỉnh Thanh Hóa. 
Lãnh đạo  Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn cho rằng, không chỉ là thu hút đầu tư riêng lĩnh vực lọc hóa dầu, khi các dự án đi vào hoạt động sẽ tạo động lực to lớn cũng như cơ hội để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất hóa chất, hạt nhựa và cơ khí chế tạo…
Trong khi đó, đối với Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Vũng Rô đặt tại xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên trên diện tích gần 550 hécta mặt đất và 500hécta mặt nước (trong đó, khoảng 450 hécta được dùng để xây dựng nhà máy), là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Phú Yên từ trước đến nay. Hiện, tỉnh Phú Yên đang tập trung giải phóng mặt bằng cho dự án, huy động các nguồn lực để xây dựng một số cơ sở hạ tầng như nhà máy nước, hệ thống điện, một số tuyến giao thông quanh khu vực… 
Theo tính toán của chủ đầu tư dự án, khi đi vào hoạt động, Nhà máy Lọc hóa dầu Vũng Rô sẽ đóng góp cho ngân sách khoảng 111 triệu USD mỗi năm, giải quyết khoảng 1.300 lao động trực tiếp và cung cấp một lượng xăng dầu lớn cho thị trường nội địa, giảm áp lực nhập khẩu trực tiếp như hiện nay.  
Như vậy, với một hệ thống các dự án lọc hóa dầu có giá trị lớn, gồm Nghi Sơn – Formosa – Dung Quất – Nhơn Hội – Vũng Rô, “đòn gánh” miền Trung đang từng bước khẳng định vai trò liên kết, cùng phát triển với hai vùng kinh tế Bắc bộ và Nam bộ.
Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.