Hà Nội: Khai thác hiệu quả nguồn vốn nhận ủy thác

(PLO) - Trong 15 năm qua, NHCSXH  Hà Nội đã tổ chức tốt việc tiếp nhận, huy động các nguồn vốn tín dụng; đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ Nnân sách địa phương nhằm đáp ứng đủ vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay. 
Trong 15 năm, đã có trên 1.700 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, trong đó có trên 630 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn
Trong 15 năm, đã có trên 1.700 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, trong đó có trên 630 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn

Tăng dần tỷ trọng nguồn vốn ủy thác từ địa phương

Tính đến ngày 31/5/2017, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đạt 6.045 tỷ đồng, gấp 18 lần so với thời điểm mới thành lập (đầu năm 2003) bình quân mỗi năm tăng 23%, trong đó: Nguồn vốn Trung ương điều chuyển là 3.762 tỷ đồng, tăng 3.428 tỷ đồng, gấp 11 lần so với thời điểm mới thành lập, chiếm 62% tổng nguồn vốn; Nguồn vốn nhận ủy thác (NVNUT) đầu tư tại địa phương là 1.682 tỷ đồng, tăng 1.682 tỷ đồng so với thời điểm mới thành lập, chiếm 28% tổng nguồn vốn. 

Trong đó, NVNUT từ ngân sách TP là 1,498 tỷ đồng; NVNUT từ ngân sách quận, huyện, thị xã là 168 tỷ đồng; NVNUT từ MTTQ thành phố và quận, huyện là 16 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với thời điểm mới thành lập. 

Nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường là 600 tỷ đồng, chiếm 10% trên tổng nguồn vốn, trong đó, huy động qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) là 226 tỷ đồng. Đã có 7.505 Tổ TK&VV tham gia huy động tiền gửi tiết kiệm, chiếm 99% trên tổng số Tổ TK&VV của toàn thành phố. 

Có thể nói, qua 15 năm hoạt động, nguồn vốn Chi nhánh cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó NVNUT tại địa phương ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH TP Hà Nội. Cơ cấu nguồn vốn đã có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng giảm dần tỷ lệ nguồn vốn cân đối từ Trung ương (từ 88% năm 2003 xuống còn 62% thời điểm cuối tháng 5/2017) và tăng dần tỷ trọng NVNUT từ địa phương (từ 12% năm 2003 tăng lêm 28% thời điểm cuối tháng 5/2017) trên tổng nguồn vốn cho vay tại đơn vị. 

Bên cạnh đó, trong cơ cấu NVNUT tại địa phương, loại hình nguồn vốn cũng dần được đa dạng hóa theo thời gian, thể hiện sự linh hoạt, năng động của đơn vị trong việc huy động nguồn lực tài chính của địa phương để tạo nguồn vốn cho vay trên địa bàn. 

Để đạt những kết quả đó, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí ngân sách chuyển sang NHCSXH để ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đồng thời, linh hoạt trong việc tham mưu UBND TP bố trí vốn ủy thác sang NHCSXH thông qua nhiều hình thức, nhiều nội dung cụ thể, gắn với mục tiêu phát triển kinh - tế xã hội của địa phương từng thời kỳ. Bên cạnh đó, NHCSXH phối hợp tích cực với UBMTTQ các cấp về việc chuyển nguồn vốn từ Quỹ vì người nghèo sang NHCSXH TP Hà Nội để ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. 

Khẳng định hướng đi đúng đắn

Theo ông Nguyễn Kim Phung – Giám đốc Chi nhánh NHCSXH Hà Nội, qua 15 năm triển khai thực hiện, Chi nhánh nhận thấy, tăng trưởng nguồn vốn theo hướng chuyển dịch cơ cấu, đẩy mạnh NVNUT tại địa phương để nâng cao tự chủ về tài chính, phát huy vai trò trách nhiệm của địa phương trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu chiến lược quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội… là hướng đi đúng đắn, hiệu quả; cần được phát huy và triển khai rộng rãi không chỉ riêng tại Chi nhánh mà trên toàn hệ thống NHCSXH. 

Bên cạnh đó, tại cấp cơ sở, cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, phát huy hơn vai trò, trách nhiệm và sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn. Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện cần chủ động phối hợp với các sở, ngành, phòng, ban liên quan để nắm bắt chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương từng giai đoạn, qua đó, tham mưu UBND cùng cấp cân đối, bố trí ngân sách chuyển vốn sang NHCSXH để cho vay các đối tượng cụ thể gắn với chương trình mục tiêu đó của địa phương. 

Ngoài ra, để UBND các cấp tin tưởng, tiếp tục bố trí vốn ủy thác sang NHCSXH, NHCSXH các cấp cần quan tâm triển khai tốt công tác thông tin báo cáo, tuyên truyền về hiệu quả tín dụng chính sách hoặc tham mưu tổ chức các đợt kiểm tra thực tế, tiếp xúc với người dân để cấp ủy, HĐND và lãnh đạo UBND nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân cũng như quá trình triển khai thực hiện, qua đó thấy được hiệu quả, ý nghĩa của đồng vốn tín dụng ưu đãi giải ngân từ nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.