Hà Nội hứa sớm cải thiện tình trạng ô nhiễm sông Nhuệ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đoạn trục chính hệ thống thủy lợi sông Nhuệ chảy qua địa phận Hà Nội có tổng chiều dài 89,6km gồm: Sông Nhuệ dài 62km, sông La Khê dài 6,8km và sông Duy Tiên dài 9km. Trục chính hệ thống thủy lợi này chảy qua Hà Nội kéo dài qua 18 quận/huyện, cấp nước tưới cho khoảng 44.100ha diện tích nông nghiệp thuộc 9 quận/huyện.
Nước sông Nhuệ tại thượng lưu đập Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Báo Nông Nghiệp
Nước sông Nhuệ tại thượng lưu đập Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Báo Nông Nghiệp

Là hệ thống sông quan trọng nhưng khoảng 20 năm nay, hạn hán thuộc lưu vực hệ thống sông Nhuệ diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân được cho là do sông Nhuệ luôn trong tình trạng không thể lấy được nước từ nguồn sông Hồng thông qua cống Liên Mạc thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Báo cáo của cơ quan chức năng Hà Nội xác nhận: Từ năm 2001 đến nay, do dòng dẫn biến đổi dẫn đến quá trình hạ thấp mực nước trên hệ thống sông Hồng trong mùa kiệt ứng với cùng một cấp lưu lượng ngày càng gia tăng. Mực nước năm sau luôn thấp hơn năm trước nên cơ bản không thể lấy được nước sông Hồng qua cống Liên Mạc để đưa vào sông Nhuệ.

Tình trạng nước sông Hồng không vào được hệ thống sông Nhuệ đã dẫn đến một số đoạn thuộc hệ thống sông này chất lượng nước bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, dòng chảy không còn đáp ứng khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm.

Tại huyện Phú Xuyên, hơn chục năm qua, nước sông Nhuệ đen ngòm, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ dòng sông tù đọng. Một số người bơm nước để tưới tiêu phục vụ sản xuất thì thủy sản, hoa màu đều chết vì ô nhiễm, thiệt hại lớn. Nguồn nước ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Trong nhiều lần tiếp xúc, cử tri huyện Phú Xuyên liên tục đề nghị UBND Hà Nội sớm có phương án xử lý ô nhiễm nguồn nước và tiếp tục triển khai chủ trương dẫn nước sông Hồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện này, nhất là phía Tây huyện.

Mới đây, tại văn bản trả lời những ý kiến, kiến nghị của cử tri, UBND Hà Nội cho biết đã quyết liệt tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, triển khai nhiều giải pháp quản lý cải thiện chất lượng môi trường, ưu tiên xử lý ô nhiễm các con sông bị ô nhiễm, trong đó có sông Nhuệ.

TP đã chỉ đạo vận hành có hiệu quả với trạm bơm tiêu nước vào sông Nhuệ, sông Châu Giang (Hà Nam), điều tiết nước nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải của TP xả từ sông Tô Lịch qua đập Thanh Liệt xuống khu vực hạ lưu thuộc tỉnh Hà Nam.

Đồng thời vận hành trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung đã hoàn thành như: Hồ Tây 15.000m3/ngày đêm; Cầu Ngà 20.000m3; hồ Bảy Mẫu 13.300m3; Kim Liên 3.700m3; Trúc Bạch 2.300m3; Phú Hà - Phú Thứ 400m3; Sơn Đồng 8000m3; các trạm XLNT khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trạm xử lý phân tán nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu đô thị. Cùng với đó, tăng cường công tác rà soát, kiểm tra xử lý “điểm đen” ô nhiễm sông, hồ.

UBND Hà Nội cho biết, sắp tới TP sẽ triển khai làm sạch, thu gom, nạo vét con sông này thông qua các dự án nâng cấp trục chính Sông Nhuệ kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang, đoạn từ cống Hà Đông đến đường vành đai 4 và đoàn từ Liên Mạc đến cống Hà Đông; kết hợp với xây dựng các trạm bơm tiêu nước vào Sông Nhuệ.

Tiếp tục triển khai dẫn nguồn nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ. TP thông tin đã phê duyệt dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc (giai đoạn 1), triển khai thực hiện dự án bằng nguồn kinh phí ngân sách TP trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Trước mắt, để tăng cường nguồn nước và cải thiện chất lượng nước trong hệ thống, Sở NN&PTNT đã phối hợp các sở, ngành báo cáo TP cho triển khai, lắp đặt trạm bơm dã chiến Liên Mạc tại cửa vào kênh dẫn thượng lưu cống Liên Mạc bên bờ tả, quy mô 8 tổ máy bơm, lưu lượng mỗi tổ máy 4.000m3/h.

UBND Hà Nội cam kết, trong thời gian tới, khi các dự án nói trên được triển khai thi công, hoàn thành và đưa vào vận hành, chất lượng nguồn nước sông Nhuệ sẽ được cải thiện đáng kể, đáp ứng nhu cầu phục vụ tới tiêu cho các địa phương trong lưu vực.

Để xử lý ô nhiễm nguồn nước ở các con sông trên địa bàn, Hà Nội, cho biết sẽ tiếp tục triển khai các dự án Nhà máy XLNT sinh hoạt tập trung, làng nghề quy mô lớn như: Nhà máy XLNT tập trung Yên Xá, công suất 270.000m3/ngày đêm; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung tại làng nghề Phùng Xá, huyện Mỹ Đức 500m3/ngày đêm; hệ thống XLNT làng nghề cơ kim khí Thanh Thủy, Thanh Oai 1.000m3/ngày đêm. Đồng thời chỉ đạo Sở TN&MT nghiên cứu, đánh giá nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt tập trung, trong đó có sông Tô Lịch, sông Đáy, sông Nhuệ...

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.