Hà Nội: Giải pháp đẩy nhanh cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là một trong những nhiệm vụ định hướng dài hạn phát triển Thủ đô, cải thiện chất lượng về nhu cầu ở cho người dân và chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với phát triển kinh tế.
Hà Nội: Giải pháp đẩy nhanh cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, kết quả rà soát năm 2020, trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, hiện nay đang tiếp tục rà soát để điều chỉnh, bổ sung danh mục. Đến nay, đã có 19 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng và 14 dự án đang triển khai.

Theo công tác tổng kết, đánh giá công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố thời gian qua thì việc rà soát danh mục hiện trạng nhà chung cư cũ, đánh giá hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội xuống cấp, hư hỏng, không đáp ứng yêu cầu sử dụng và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành (Hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, PCCC, cây xanh, vệ sinh môi trường, chỗ để xe, công trình trường học, nhà văn hóa...), 19 dự án đã hoàn thành đầu tư theo 03 mô hình, 14 dự án đang triển khai; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D; rà soát, kiểm định chất lượng chung cư cũ; nghiên cứu quy hoạch chi tiết; giải phóng mặt bằng, bồi thường, bố trí tái định cư, tạm cư (nhà ở tạm thời); các cơ chế ưu đãi, điều kiện thực hiện...

Vì vậy, Thành phố đã tổng hợp những nội dung khó khăn, vướng mắc chính gồm 06 nhóm, 20 vấn đề về: rà soát, kiểm định chất lượng và lập kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; lập quy hoạch; lựa chọn chủ đầu tư dự án; giải phóng mặt bằng và bồi thường, hỗ trợ tái định cư; tạo lập quỹ nhà tạm cư (nhà ở tạm thời); ưu đãi đầu tư.

Theo đó, thành lập Hội đồng thẩm định của UBND Thành phố để tổ chức thẩm định, ban hành kết luận kiểm định nhà chung cư cũ; ban hành Kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, kiểm định các nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố; yêu cầu, nội dung kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư phải xác định rõ nhà chung cư không bị hư hỏng hoặc nhà chung cư bị hư hỏng thuộc diện phải phá dỡ.

Giao UBND cấp huyện tiếp tục rà soát, thống kê danh mục, số liệu hiện trạng chung cư cũ trên địa bàn để thiết lập hồ sơ phục vụ công tác quản lý; rà soát, lập Kế hoạch bảo trì, đảm bảo an toàn sử dụng nhà chung cư trên địa bàn theo từng năm; khẩn trương thực hiện di dời các chủ sở hữu ra khỏi nhà chung cư nguy hiểm; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trật tự xây dựng, gây mất an toàn tại các nhà chung cư cũ trên địa bàn quản lý.

Tiếp đến, ban hành Kế hoạch nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Đồng thời với quá trình nghiên cứu lập quy hoạch, cơ quan được giao tổ chức lập quy hoạch chi tiết có trách nhiệm chủ trì, khảo sát, xác định phạm vi, ranh giới phần diện tích đất thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích hiện trạng căn hộ cũ (ghi trong Giấy chứng nhận được cấp qua các thời kỳ hoặc diện tích đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận), diện tích khác trong nhà chung cư của các tổ chức, cá nhân, nhà nước; diện tích hiện trạng nhà tầng 1 để kinh doanh; diện tích nhà sử dụng chung; diện tích đất, diện tích sàn xây dựng nhà ở của công trình nhà ở riêng lẻ trong phạm vi, ranh giới dự án; diện tích đất, diện tích sàn xây dựng trụ sở, nhà làm việc thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức; diện tích đất, diện tích sàn xây dựng công trình thuộc sở hữu Nhà nước và các diện tích khác theo quy định Nghị định số 69.

Đồng thời, ban hành Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố - Đợt 1, định kỳ 06 tháng/lần cập nhật, điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở kết quả kiểm định nhà chung cư cũ.

Thành lập Tổ công tác của UBND Thành phố để xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư và các cơ chế chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của Thành phố; quy định 03 hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định Nghị định số 69, gồm: Các chủ sở hữu thống nhất lựa chọn, đấu thầu lựa chọn, Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.

Thành lập Hội đồng thẩm định của UBND Thành phố, UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định của địa phương để xem xét, thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung theo quy định Nghị định số 69.

Tạo lập quỹ nhà ở tạm thời (tạm cư) để bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu trong thời gian thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Thực hiện chính sách miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền chuyển mục đích sử dụng đất... theo quy định của Nghị định số 69 và quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 69 và các quy định theo thẩm quyền của UBND Thành phố theo quy định Nghị định số 69 nhằm thể chế hóa các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.
Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  TP HCM đang tiến hành các bước hoàn thiện Dự thảo Quyết định về điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất để áp dụng cho địa phương. TP HCM kỳ vọng, Bảng giá đất sẽ có tác động tích cực, huy động được nguồn lực, tạo động lực để nền kinh tế Thành phố phát triển …
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.