Giá trần với nhà ở xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dự kiến ngày 19/6 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường Luật Nhà ở (sửa đổi). Một trong những vấn đề dư luận cũng như các ĐBQH quan tâm là câu chuyện nhà ở xã hội (NƠXH).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trước đó, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra, Quốc hội thảo luận tại tổ dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Việc xác định giá bán, thuê, cho thuê mua NƠXH nhận được nhiều góp ý từ các đại biểu.

Theo quy định hiện hành, các DN tham gia đầu tư NƠXH được hưởng một số chính sách ưu đãi về vốn vay, giá bán ra vẫn phải có sự phê duyệt của cơ quan quản lý với mức trần lợi nhuận 10%. Điều này khiến DN không mặn mà đầu tư nhà xã hội bởi đánh giá lợi nhuận không hấp dẫn.

Một ĐBQH nhận xét giá NƠXH đang chưa thống nhất với Luật Giá. Cụ thể, Luật Giá quy định NƠXH không sử dụng vốn Nhà nước, hay do tư nhân đầu tư, vẫn thuộc phạm vi định giá của Nhà nước.

Trong khi đó, theo dự thảo Luật Nhà ở, chủ đầu tư dự án NƠXH xây dựng phương án giá bán, cho thuê, trình cơ quan chuyên môn của tỉnh thẩm định tại thời điểm nhà ở đủ điều kiện được bán.

Cho rằng quy định về định giá giữa hai luật đang mâu thuẫn, nên ĐBQH đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu lại để bảo đảm phù hợp giữa các luật với nhau.

Bổ sung thông tin cho ý kiến trên, lãnh đạo Bộ Tài chính phân tích, hiện NƠXH do Nhà nước đầu tư hoặc DN bỏ vốn xây dựng. Vì vậy, trường hợp dự án NƠXH do Nhà nước đầu tư, tức lấy tiền từ ngân sách, dự thảo luật cần quy định rõ UBND cấp tỉnh có quyền giao chủ đầu tư thực hiện và "là người quy định giá bán và giá thuê". "Đất NƠXH không thu tiền, đương nhiên khi Nhà nước làm thì quy định giá bán cho các đối tượng được mua NƠXH", lãnh đạo Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Còn trường hợp DN đầu tư NƠXH, đại diện Bộ Tài chính nói cũng cần Nhà nước duyệt giá. Vì DN bỏ vốn đầu tư, nhưng đất là Nhà nước giao đất sạch, không thu tiền sử dụng đất, Nhà nước phải khống chế mức bán tối đa. Như vậy, NƠXH mới bán, cho thuê đúng đối tượng. Còn nếu không, sẽ rơi vào "kênh" nhà ở thương mại. "Nhà nước phải quyết giá với NƠXH. Dự án do Nhà nước đầu tư thì bán đúng giá, còn DN bỏ vốn phải quy định giá tối đa, tức giá trần. Khi bán giá tối đa, DN tiết kiệm hơn, họ sẽ có lời", đại diện Bộ Tài chính nêu ý kiến.

Trở lại với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), giá bán NƠXH được xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở và các chi phí hợp lý của DN như chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hợp lý khác.

Quy định này nhận được tán thành của đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng cần làm rõ các nguyên tắc, điều kiện để chi phí có thể coi là hợp lý khi tính vào giá bán. Việc này để kiểm soát chặt giá bán, cho thuê, cho thuê mua NƠXH trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người dân.

Rồi NƠXH có áp giá trần hay không, Quốc hội sẽ quyết. Tuy nhiên, những ý kiến của các ĐBQH và lãnh đạo Bộ Tài chính cũng rất đáng để Quốc hội lưu ý. NƠXH từ xưa tới nay đã là một dạng mặt hàng đặc biệt, dành cho một số đối tượng đặc biệt, thì việc áp giá trần cho mặt hàng này, cũng là điều cần cân nhắc xem xét, quyết định rõ ràng.

“Hộp ngủ” 2m2 cho thuê 2 triệu đồng mỗi tháng ở quận Bình Thạnh.

Rà soát toàn bộ “hộp ngủ” trên địa bàn TP HCM

(PLVN) - Sở Xây dựng TP HCM thống kê địa bàn có 58 công trình với 2.165 “hộp ngủ” tiềm ẩn nguy cơ, khó thoát hiểm, rủi ro về tính mạng khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thông tin được Sở Xây dựng nêu trong báo cáo vừa gửi UBND TP, sau khi rà soát các công trình xây dựng theo kiểu “hộp ngủ” (sleep box) trên địa bàn.
Ảnh minh họa.

Tín hiệu cần lưu ý

(PLVN) -Hôm qua (13/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến về việc gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS).
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương chất vấn về nhà ở xã hội. (Ảnh: Quochoi.vn)

Đã giải ngân 105 tỷ đồng cho xây dựng nhà ở xã hội

(PLVN) - Việc hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương rất nhân văn của Đảng và Nhà nước được cử tri và đông đảo người dân phấn khởi và kỳ vọng. Nhưng theo đại biểu Quốc hội, đến nay, tỷ lệ giải ngân đạt rất thấp, chỉ khoảng 100 tỷ đồng.
Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi): Cụ thể hóa quan điểm “không để hợp thức hoá chung cư mini”

Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi): Cụ thể hóa quan điểm “không để hợp thức hoá chung cư mini”

(PLVN) -  Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Quan tâm tới quy định về phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân, Chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng hướng chỉnh lý tại dự thảo Luật đã phần nào cụ thể hóa quan điểm “không để hợp thức hoá chung cư mini” theo chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội. Đây là sự sửa đổi cần thiết để khóa lỗ hổng pháp lý liên quan “chung cư mini".
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tại phiên họp.

Bỏ quy định về các giao dịch bất động sản phải thông qua sàn

(PLVN) -  Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bỏ quy định về các giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản; bổ sung quy định “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản”.
Quang cảnh phiên làm việc chiều 26/10. (Nguồn ảnh: quochoi.vn)

Nhiều đại biểu tán thành giao Tổng Liên đoàn xây nhà ở xã hội

(PLVN) - Thảo luận ở hội trường Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), chiều 26/10, bên cạnh một số đại biểu không đồng ý thì nhiều đại biểu tán thành phương án quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân.