Gấp rút chuẩn bị đầu tư đại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các đơn vị chức năng của Bộ Giao thông Vận tải đang khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư 12 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục, mặt bằng để cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 khởi công vào cuối năm nay. (Ảnh minh họa)
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục, mặt bằng để cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 khởi công vào cuối năm nay. (Ảnh minh họa)

Cơ bản đáp ứng đúng tiến độ

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai trong bối cảnh dự án giai đoạn 1 đang thực hiện thi công còn ngổn ngang nhiều công việc. Bởi vậy, khối lượng công việc các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phải làm là rất lớn, không ít áp lực. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ GTVT, đến nay dự án giai đoạn 2 cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu tại Nghị quyết 18 của Chính phủ.

Liên quan đến thủ tục thỏa thuận với các địa phương và Bộ Quốc phòng, đại diện Bộ GTVT cho biết, hiện 12/12 tỉnh đã có văn bản thỏa thuận hướng tuyến; 9/10 dự án đã có ý kiến Bộ Quốc phòng, chỉ còn dự án Hậu Giang - Cà Mau chưa có ý kiến của Bộ Quốc phòng về hướng tuyến đi qua các khu vực đất quốc phòng do quá trình bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) mới phát hiện 2,79ha đất quốc phòng quản lý đang nuôi trồng thủy sản. Dự kiến hoàn thành trước ngày 15/5/2022.

Cũng theo đại diện Bộ GTVT, công tác khảo sát hiện trường địa hình, địa chất, thủy văn đã hoàn thành 12/12 dự án. Công tác lập hồ sơ khảo sát vật liệu và bãi đổ thải đang được các đơn vị tư vấn hoàn thiện, dự kiến hoàn thành trước ngày 15/5/2022.

Việc lập hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB, đến nay Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đã thẩm định, trình Bộ GTVT chấp thuận 619,6km/729km (đạt 85%). Các đoạn còn lại khoảng 109,4km đơn vị này sẽ trình Bộ GTVT chấp thuận trước ngày 30/6/2022.

Ngoài ra, theo Bộ GTVT, công tác khảo sát, lập báo cáo tác động môi trường (ĐMT); lập khung chính sách GPMB; thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy… đã cơ bản được các đơn vị chức năng của Bộ này hoàn thành.

Đại diện Bộ GTVT cho biết, dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 hoàn thành tiến độ tốt như hiện nay một phần do đã có kinh nghiệm từ việc thực hiện giai đoạn 1. Theo đó, đại diện Bộ GTVT phân tích, dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 là dự án quan trọng quốc gia, đầu tư 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng. Tổng kinh phí GPMB dự án này khoảng 12.401 tỷ đồng, diện tích thu hồi khoảng 4.835ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 28.183; tái định cư khoảng 3.690 hộ dân và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB.

“Nhìn vào những con số đó để thấy công tác GPMB là công việc có khối lượng, số lượng hộ dân bị ảnh hưởng lớn, tính chất phức tạp trên phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau” - đại diện Bộ GTVT nói và cho biết, dù đã chủ động công tác GPMB nhưng cho đến nay sau 3 năm triển khai thực hiện cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 vẫn còn khoảng 0,1% chiều dài tuyến vướng mặt bằng và một số công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc một số hạng mục công trình đã được bồi thường nhưng chưa được di dời.

Sẽ đồng loạt khởi công nhiều gói thầu vào cuối năm

Theo Bộ GTVT, từ kinh nghiệm thực hiện dự án giai đoạn 1, ở giai đoạn 2 này, công tác GPMB đã được các đơn vị của Bộ này thực hiện một cách “thần tốc”.

Cụ thể, Bộ GTVT cho biết, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư ngày 11/01/2022, tổng chiều dài khoảng 729km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố với tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công. Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 5.481ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là 14.983 hộ, số hộ tái định cư khoảng 11.905 hộ; tổng khối lượng vật liệu đắp nền đường cho 12 dự án khoảng 85,94 triệu m3, được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập. Theo kế hoạch, các dự án này sẽ triển khai thi công trong năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.

Để đảm bảo tiến độ, Chính phủ đã ban hành cơ chế cho phép triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngay từ trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Bộ GTVT đã rà soát, tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB cho các địa phương theo từng giai đoạn tùy theo mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến, cơ bản hoàn thành trước ngày 30/6/2022.

Các địa phương thực hiện công tác liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đảm bảo bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công cuối năm 2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023. “Đến nay, các Ban Quản lý dự án đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB, bàn giao cho địa phương 424,8km/729km” - đại diện Bộ GTVT thông tin.

Theo Bộ GTVT, tính từ thời điểm Quốc hội có chủ trương đầu tư, thời gian để Bộ GTVT hoàn thành bàn giao hồ sơ, cắm cọc GPMB cho địa phương là khoảng 5 tháng, thời gian chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án khoảng 10 tháng, công tác GPMB sẽ được hoàn tất trong thời gian khoảng 1,5 năm. “Đây có thể được coi là bước đột phá về thời gian chuẩn bị thực hiện đầu tư Dự án” - Bộ GTVT đánh giá.

TTTM Discovery Complex (số 302 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội).

Không đảm bảo điều kiện PCCC Chủ đầu tư tòa nhà Discovery Complex thua kiện với khách hàng

(PLVN) -  Hợp đồng thuê mặt bằng thương mại giữa Công ty CP AKA HOUSE và Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy tại TTTM Discovery Complex (302 Cầu Giấy, Hà Nội) đã bị TAND quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) tuyên chấm dứt. Nguyên nhân là do chủ đầu tư đã bàn giao mặt bằng khi chưa được nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo đúng quy định pháp luật.
Một gian hàng tại Discovery Complex vẫn hoạt động sau cuộc kiểm tra của Công an Tp Hà Nội.

Vi phạm PCCC, nhiều gian hàng ở Discovery Complex 302 Cầu Giấy vẫn hoạt động bất chấp yêu cầu đình chỉ

(PLVN) - Ngày 9/5/2025, Phòng cảnh sát PCCC&CNCH Công an Thành phố hà Nội đã tổ chức kiểm tra Dự án trung tâm thương mại, văn phòng, Căn hộ cao cấp để bán và cho thuê – Discovery Complex, 302 Cầu Giấy. Kết luận chương trình kiểm tra, Đoàn công tác đã yêu cầu đình chỉ hoạt động của Tháp A và khối đế tòa nhà. Nhưng gần 1 tháng trôi qua, hoạt động của nhiều khu vực này vẫn diễn ra bình thường.
VNREA triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm kiểm soát giá và ổn định thị trường bất động sản (Ảnh minh họa)

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đề nghị doanh nghiệp tăng tỷ trọng nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của người dân

(PLVN) - "Tuyệt đối không lợi dụng tình trạng khan hiếm nguồn cung để thao túng giá bán, tạo giá ảo hoặc phát hành thông tin thiếu kiểm chứng nhằm kích thích đầu cơ, trục lợi, gây rối loạn thị trường bất động sản"- đây là chỉ đạo của TS. Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA).
Toàn cảnh Toạ đàm.

Nghị quyết 68 - NQ/TW - “Đòn bẩy” thể chế để doanh nghiệp tư nhân "vươn vai" làm chủ cuộc chơi lớn

(PLVN) -  Không còn là “mắt xích phụ”, doanh nghiệp tư nhân đang được kêu gọi giữ vai trung tâm trong kiến tạo tăng trưởng, đổi mới và dẫn dắt phát triển đất nước. Nghị quyết 68-NQ/TW được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong cải cách thể chế, tháo gỡ những rào cản tồn đọng lâu nay, mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Các chuyên gia tham dự Hội thảo "Đầu tư phát triển nhà ở xã hội: Bối cảnh mới, cơ hội mới".

Phát triển nhà ở xã hội: Cần tư duy dài hạn và công cụ chuyên biệt

(PLVN) - Mặc dù Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội được Chính phủ phê duyệt từ tháng 4/2023, đến nay số căn hoàn thành mới chỉ đạt khoảng 15,6% mục tiêu giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết mới với hàng loạt cơ chế đặc thù đang được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, phát triển nhà ở xã hội cần được nhìn nhận bằng tư duy dài hạn và triển khai bằng những công cụ riêng biệt, từ vốn, thủ tục đến cơ chế thực hiện.
Các nhà đầu tư khi đến TP Huế xây dựng nhà ở xã hội sẽ nhận được hỗ trợ về chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. (Ảnh minh họa: Thùy Nhung)

Thành phố Huế 'trải thảm' mời nhà đầu tư đến xây nhà ở xã hội

(PLVN) - Hiện nay, nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Huế rất lớn, trong khi nguồn cung cho thị trường vẫn còn hạn chế. Để thu hút nhà đầu tư đến thực hiện các dự án NƠXH, TP Huế sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Hơn 1.400 căn nhà tại Kiên Giang được xây dựng, sửa chữa trong hoạt động “Tết Quân - Dân” giai đoạn 2021 - 2025

Hơn 1.400 căn nhà tại Kiên Giang được xây dựng, sửa chữa trong hoạt động “Tết Quân - Dân” giai đoạn 2021 - 2025

(PLVN) - Chiều ngày 26/5, Ban Chỉ đạo các hoạt động “Tết Quân - Dân” tỉnh Kiên Giang tổ chức sơ kết hoạt động năm 2025 và tổng kết giai đoạn 2021 - 2025. Dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh Kiên Giang; Đại tá Huỳnh Văn Khởi - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị tài trợ, chính quyền các huyện, xã và các cá nhân liên quan.
Các đại biểu thực hiện nghi thức nhấn nút khởi công cho dự án.

Nam Định: Khởi công Dự án nhà ở xã hội Bãi Viên

(PLVN) - Ngày 19/5, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ khởi công dự án Khu nhà ở xã hội Bãi Viên, một trong những công trình trọng điểm trong chiến lược phát triển nhà ở bền vững, hướng đến mục tiêu an cư cho người lao động có thu nhập thấp.
Lào Cai: Cất nóc dự án khu nhà ở xã hội Hacom Riverside

Lào Cai: Cất nóc dự án khu nhà ở xã hội Hacom Riverside

(PLVN) - Sáng ngày 19/05/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings đã tổ chức lễ cất nóc dự án Nhà ở xã hội Hacom Riverside tại xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình thi công, khẳng định cam kết của chủ đầu tư trong việc cung cấp những sản phẩm nhà ở chất lượng, phù hợp với nhu cầu an cư của người dân địa phương.