Diện mạo BĐS Thừa Thiên Huế sau chủ trương tiến lên thành phố trực thuộc Trung ương

(PLVN) - Theo nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá di sản cố đô. Việc xây dựng đề án này sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời, nâng cao bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị, đưa Thừa Thiên Huế về với vị thế vốn có của tỉnh.
Thừa Thiên Huế - Thành phố của di sản
Thừa Thiên Huế - Thành phố của di sản

Thừa Thiên Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương vào 2025

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai Nghị quyết 54. Cụ thể, theo nghị quyết số 54-NQ/TW (NQ 54) về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế (TTH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025 và phát triển trên nền tảng là một cố đô di sản.

Dựa trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ và chủ trương của tỉnh, kiến trúc đô thị tại Thừa Thiên Huế sẽ thay đổi diện mạo theo hướng mang đậm dấu ấn địa phương.

Đồng thời, trên tinh thần của nghị quyết, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu. Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival; trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch, y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

Để làm được điều đó, đòi hỏi lãnh đạo tỉnh, người dân địa phương cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn cần có sự tập trung cao độ, phát triển đúng định hướng và đúng lộ trình. Như chia sẻ của ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển theo chủ đề “Phát huy giá trị di sản trên nền tảng văn hóa, xanh và thông minh”, tiếp tục đẩy mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù địa phương, ưu tiên phát triển các ngành du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển đô thị thông minh và bền vững”.

Nhìn từ thực tiễn, nghị quyết sẽ tác động ít nhiều đến quá trình phát triển kinh tế xã hội tại Thừa Thiên Huế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng trong thời gian tới. Việc đưa ra các chính sách cởi mở, đồng hành gỡ rối cùng doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh sẽ là điều kiện thúc đẩy nguồn vốn đầu tư. Góp phần dựng xây các công trình tương lai, tạo nên một diện mạo mới cho Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, mọi đổi mới đều phải tập trung phát triển trên tinh thần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá di sản cố đô.

Dự án De 1st Quantum (Minh Linh Compound) - Hài hòa giữa lòng di sản
  Dự án De 1st Quantum (Minh Linh Compound) - Hài hòa giữa lòng di sản

Giá trị khác biệt của BĐS Thừa Thiên Huế so với các tỉnh lân cận

Dựa theo định hướng chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp đầu tư bất động sản tại Thừa Thiên Huế luôn đặt mục tiêu phát triển trên tinh thần kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa vốn có.  Bên cạnh đó, những công trình được xây dựng ‘cần’ mang đậm màu sắc và văn hóa con người xứ Huế.

Mặc dù, tiềm năng được nhận định không kém Đà Nẵng - Quảng Nam bởi những ưu đãi về tự nhiên, giao thông vận tải, du lịch... nhưng lĩnh vực bất động sản tại Thừa Thiên Huế lại không phát triển ồ ạt như các tỉnh thành lân cận. Thị trường ở đây vẫn phát triển ổn định, bền vững và an toàn hơn rất nhiều.

Cũng theo ông Phan Ngọc Thọ, Thừa Thiên Huế sẽ không phát triển với những đô thị lớn, những khu công nghiệp lớn mà phát triển hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại. Thừa Thiên Huế sẽ hướng tới một đô thị sinh thái, di sản, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh.

Các doanh nghiệp bất động sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế luôn dựa trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng. Nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây và con người xứ Huế.

Mỗi một dự án bất động sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế luôn phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển di sản và phát triển đô thị, trong đó phát triển đô thị phải bảo đảm điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển di sản; giữa hỗ trợ của BLĐ tỉnh và nỗ lực của doanh nghiệp.

Đây được xem là yếu tố tiên quyết giúp lĩnh vực bất động sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển ổn định, không có hiện tượng “bong bóng bất động sản”. Đồng thời, trở thành tâm điểm thu hút đầu tư của các ‘ông lớn’ trong lĩnh vực này.

Trong năm 2020, Thừa Thiên Huế hứa hẹn sẽ là thị trường đầy tiềm năng, tạo “cú hích” cho bất động sản khu vực miền Trung.

 Một trong những dự án NƠXH tại Thừa Thiên Huế. (Ảnh trong bài: Thùy Nhung)

Vướng mắc khi tiếp cận vốn vay nhà ở xã hội

(PLVN) - Đầu tư phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, mà hỗ trợ an sinh xã hội cũng như thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nhà ở của tỉnh Thừa Thiên Huế. Song nguồn vốn vay này đang có những vướng mắc nhất định trong thực hiện.
Quang cảnh buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Quốc hội kiểm tra công tác quản lý thị trường bất động sản tại Quảng Ninh

(PLVN) - Mới đây, Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 do bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 áp dụng từ ngày 01/8/2024

(PLVN) - Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Kể từ ngày 01/8/2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực thi hành, nhiều điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ được áp dụng.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐH Luật TP HCM và Đoàn Luật sư Tỉnh Khánh Hoà trong khuôn khổ hội thảo.

Luật mới có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp bất động sản

(PLVN) -  TS. Lê Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM cho rằng, mặc dù trong nhiều năm qua, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, nhưng với những sự thay đổi trong các văn bản pháp luật trụ cột của ngành gần đây, bức tranh bất động sản đang dần có tín hiệu khả quan hơn cho doanh nghiệp…
Mô hình phát triển nhà ở của Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Quý (Goldenland) thành phố Hải Dương.

Bất động sản nào đang 'hút' nhà đầu tư quan tâm nhất tại Hải Dương?

(PLVN) - Tại Hải Dương, dự án Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Phú Quý (Goldenland) đang thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư bởi đây là một trong số ít các dự án đất nền có vị trí đắc địa, thuận lợi về giao thông và được kết nối với các công trình trọng điểm của tỉnh Hải Dương...
BIM Land tổ chức Đại tiệc Kool Fest tại Halong Marina thu hút 16.000 lượt du khách

BIM Land tổ chức Đại tiệc Kool Fest tại Halong Marina thu hút 16.000 lượt du khách

(PLVN) - Mới đây, nhà phát triển BIM Land - Thành viên tập đoàn BIM Group đã tổ chức Đại tiệc ẩm thực và âm nhạc Kool Fest tại Khu Đô thị vịnh biển Halong Marina, chiêu đãi du khách bằng bữa tiệc âm nhạc hoành tráng quy tụ dàn rapper và ca sĩ đình đám, đại tiệc ẩm thực khổng lồ cùng nhiều trải nghiệm giải trí bên vịnh biển hấp dẫn.