Đề án di dời dân lớn nhất trong lịch sử xây dựng vào bảo tồn Di sản Huế

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế quy mô 5.470 hộ, tổng mức đầu tư khoảng 4.915 tỷ đồng, triển khai trong thời gian 2019-2025.
Người dân xây nhà mới tại khu dân cư Hương Sơ, TP Huế
Người dân xây nhà mới tại khu dân cư Hương Sơ, TP Huế

Theo Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế là đề án di dân lớn nhất trong lịch sử xây dựng và bảo tồn Di sản Huế. Đây là chủ trương đúng đắn, được sự thống nhất “ý Đảng, lòng dân”.

Người dân các phường Thuận Lộc, Thuận Thành, Tây Lộc của TP Huế đang tích cực di dời nhà cửa và tài sản ra khỏi di tích Kinh thành Huế đến khu dân cư Hương Sơ, nơi ở mới.

Một khu dân cư rộng hàng trăm hecta được quy hoạch, xây dựng nhà ở kiên cố và đã được đầu tư xây dựng hạ tầng, như điện, cây xanh và các tiện ích khác. Hàng trăm gia đình xây xong nhà đã dọn đến ở từ trước Tết Tân Sửu, nhiều hộ dân khác cũng đang hoàn thiện các hạng mục còn lại.

 “Ra Hương Sơ, chỉ cách nơi ở cũ vài cây số lại được Nhà nước cấp đất vuông vắn và hỗ trợ tiền xây nhà kiên cố, rộng rãi. Chúng tôi cứ nghĩ nằm mơ nhưng ai ngờ lại là hiện thực trước mắt”, một số người dân bày tỏ niềm vui.

Theo chính quyền địa phương, đây là đề án hợp ý Đảng hợp lòng dân. Bởi theo quy định, hầu hết những hộ dân sinh sống tại khu vực I Kinh thành Huế không được hưởng chính sách đền bù mà chỉ nhận hỗ trợ theo các mức nhất định. Trong khi, phần lớn các hộ dân đều nghèo, sống bằng nghề lao động phổ thông. 

“Ý nghĩa nhất của khung chính sách đối với đề án này là được sự đặc biệt quan tâm của Trung ương và của lãnh đạo tỉnh và TP Huế tạo mọi điều kiện trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, không “lạm dụng” chính sách. Đó là sức mạnh của sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo giúp bà con an tâm, cùng nhau đồng tình ủng hộ đề án”, đại diện chính quyền địa phương cho biết.

Kinh thành Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1993. Nhiều năm qua di sản này xuống cấp theo thời gian do những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, còn bị tác động, làm hư hại bởi chiến tranh và yếu tố con người. Đặc biệt, khu vực I di tích Kinh thành Huế có rất đông người từ các vùng khác đến sinh sống, khiến di tích bị xâm phạm nghiêm trọng.

Thông tin với báo chí, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên - Huế nhìn nhận, Đề án được triển khai là thời cơ vàng để di dời dân ở Thượng Thành, Eo Bầu và một số di tích trong Thành nội. Qua đó, khôi phục giá trị di tích Kinh thành Huế; góp phần hình thành khu dân cư mới, tạo sinh kế cho người dân; góp phần chỉnh trang không gian đô thị Huế ở khu vực nội thành.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ, trả lời báo chí, việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện Đề án đang diễn ra thuận lợi, được sự đồng thuận từ các hộ dân nằm trong dự án. Một số trường hợp có đơn kiến nghị trong quá trình triển khai thì UBND TP Huế tổng hợp, phân loại, trình cấp có thẩm quyền xem xét kịp thời.

Được biết, cuối tháng 9-2021 sẽ di dời hết 3.516 hộ ở giai đoạn 1 của Đề án; sau đó triển khai giai đoạn 2 với 1.954 hộ. Mọi công việc đều công khai, minh bạch, rõ ràng, dưới sự giám sát chặt chẽ của nhiều lực lượng và người dân. Ngoài 25 hộ nghèo thuộc Đề án đã được nhận 25 căn nhà có diện tích 61,1m2 gồm nhà 1 tầng và 1 gác lửng, Ban Quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng khu vực TP Huế sẽ khởi công xây dựng nhà ở cho người nghèo đợt 2 của dự án vào dịp 30-4; khánh thành Trường Mầm non Hương Sơ phục vụ nhu cầu học tập của con em di dời đến nơi ở mới; đồng thời, trình đề án đặt tên đường phố tại khu dân cư này trong thời gian sớm nhất.

Xem xét chấm dứt hoạt động đầu tư dự án 2.300 của Tập đoàn FLC tại Thanh Hóa

Xem xét chấm dứt hoạt động đầu tư dự án 2.300 tỷ đồng của Tập đoàn FLC tại Thanh Hóa

(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa mới có văn bản chỉ đạo các sở, ngành chức năng xem xét việc chấm dứt hiệu lực pháp lý văn bản chấp thuận chủ trương, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Hoàng Long do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VNBA.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Không tạo ra chính sách đặc thù riêng cho lĩnh vực bất động sản

(PLVN) -Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), khó khăn của doanh nghiệp bất động sản không thể đẩy hết trách nhiệm cho chính quyền, bắt ngân hàng phải gánh trách nhiệm chung. Và dù ngân hàng có điều chỉnh giảm lãi vay nhưng chưa chắc chủ đầu tư đã giảm giá bán nhà cho người dân.
Đồng Nai dự kiến đấu giá 17 khu đất

Đồng Nai dự kiến đấu giá 17 khu đất

(PLVN) - Ngày 28/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan đến công tác đấu giá quyền sử dụng các khu đất theo kế hoạch.
Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Không được thu quá 5% tiền đặt cọc nhà ở hình thành trong tương lai

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được thông qua đã nêu rõ, chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh.
Thực trạng và giải pháp khi thực hiện pháp luật kinh tế tại Đà Nẵng

Thực trạng và giải pháp khi thực hiện pháp luật kinh tế tại Đà Nẵng

(PLVN) - Ngày 27/11, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ cùng các sở ban ngành TP. Đà Nẵng tổ chức Tọa đàm khoa học Thực hiện pháp luật kinh tế ở thành phố Đà Nẵng. PGS.TS Nguyễn Đức Minh Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và TS. Phạm Thị Thúy Nga, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nhà nước và Pháp luật chủ trì Toạ đàm.
“Hộp ngủ” 2m2 cho thuê 2 triệu đồng mỗi tháng ở quận Bình Thạnh.

Rà soát toàn bộ “hộp ngủ” trên địa bàn TP HCM

(PLVN) - Sở Xây dựng TP HCM thống kê địa bàn có 58 công trình với 2.165 “hộp ngủ” tiềm ẩn nguy cơ, khó thoát hiểm, rủi ro về tính mạng khi xảy ra sự cố cháy nổ. Thông tin được Sở Xây dựng nêu trong báo cáo vừa gửi UBND TP, sau khi rà soát các công trình xây dựng theo kiểu “hộp ngủ” (sleep box) trên địa bàn.
Ảnh minh họa.

Tín hiệu cần lưu ý

(PLVN) -Hôm qua (13/11), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến về việc gỡ khó cho thị trường bất động sản (BĐS).