Đánh thuế người có nhiều nhà đất, bỏ hoang đất: Còn nhiều băn khoăn!

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tán thành việc đánh thuế người có nhiều nhà đất, nhưng các chuyên gia băn khoăn việc đánh thuế liệu có đúng đối tượng hay không? Nhà nước có đủ dữ liệu để xác định một người có nhiều đất ở các tỉnh khác nhau không? Xử lý vấn đề đứng tên hộ thế nào…

Mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội tờ trình tóm tắt về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có nội dung mới quy định mức thuế cao hơn đánh vào người sở hữu nhiều nhà, đất. Việc này nhằm thể chế hóa chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 18 (tháng 6.2022) đề cập việc cần thiết có mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang…

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới về vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối cho rằng việc đánh thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ, chậm sử dụng hoặc bỏ hoang đất là những biện pháp cần thiết, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hiện tại.

“Tình trạng sử dụng lãng phí đất cũng diễn ra khá phổ biến, có nhiều người thì ôm rất nhiều đất, coi nó là tài sản dự trữ, trong khi đó cũng có nhiều người không có đất, nhà để ở. Vì thế, việc đánh thuế này vừa mang tính chất điều tiết vấn đề cung, cầu sử dụng đất của người dân, hướng tới đánh vào những người đầu cơ, tích trữ đất. Góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, tích trữ đất đai để đẩy giá đất lên cao nhằm trục lợi”, ông Hùng nói.

Với giải pháp này, ông Hùng cho rằng sẽ tạo cơ hội cho những người chưa có nhà, đất và những người có nhu cầu thật sự được mua với giá hợp lý. Đặc biệt với những người bỏ hoang đất, chậm sử dụng đất thì đánh thuế cao cũng là giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu việc bỏ hoang đất, đưa đất đai thành nguồn lực xã hội và phục vụ nhu cầu ở, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu biệt thự bỏ hoang nhiều năm

Cũng nói với phóng viên Một Thế Giới, TS Phan Phương Nam, Phó trưởng khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TP.HCM lại băn khoăn việc đánh thuế liệu có đúng đối tượng hay không? Ví dụ, cách tính thuế hiện nay là tự khai, tự nộp, nhưng liệu cơ quan nhà nước có đủ dữ liệu để xác định một người có nhiều đất ở các tỉnh khác nhau này không? Nếu không xác định được thì cơ quan thuế đâu thể đánh thuế đúng được?

Ngoài ra, theo ông Nam, với trường hợp nhờ người khác đứng tên thay thì giải quyết thế nào? Nếu công chức thì còn đặt vấn đề kê khai tài sản, còn người dân bình thường thì căn cứ vào đâu để xác định? Do đó, khi làm luật phải tính toán đến những vấn đề này.

Thêm nữa, chuyên gia này cũng khuyến nghị cần xác định đúng những đối tượng sở hữu nhiều nhà đất để thực hiện hoạt động đầu cơ. Còn những người chỉ mua để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của họ thì phải có phương án khác.

Ví dụ một người có một căn nhà, nhưng chật chội, nhỏ bé, trong khi con cái đông đúc nên họ mua thêm miếng đất xây nhà cho rộng rãi hơn. Nhưng khi mua được miếng đất thì hết tài chính để xây nhà. Nếu nhà nước chỉ căn cứ rằng họ có 2 miếng đất để đánh thuế thì không hợp lý, bởi bản chất họ không phải muốn đầu cơ mà thực tế chưa có tiền để xây nhà ở.

“Do đó, Nhà nước cần tính tới những yếu tố đó và có những quy định miễn hay buộc nộp cho đúng đối tượng, tránh trường hợp người đáng được miễn thì không được, còn người phải nộp thì lại lách luật không nộp”, ông Nam nói.

TS Phan Phương Nam, Phó trưởng khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TP.HCM

TS-LS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng quy định về đánh thuế cao đối với người sử dụng nhiều điện tích nhà đất, đầu cơ, chậm sử dụng phải bỏ hoang đã được áp dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới để hướng đến mục tiêu hài hòa lợi ích từ bất động sản và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu mức thuế cao quá thì cũng có thể tạo ra sự bất bình đẳng và không kích thích được hoạt động lao động sản xuất để có nhiều tài sản.

Hơn nữa, theo ông Cường, việc đánh thuế với mức thuế cao đối với người sử dụng nhiều nhà đất, đầu cơ, chậm sử dụng phải bỏ hoang chỉ có ý nghĩa khi đã quản lý được đất chính chủ. Nếu không quản lý được đất chính chủ như hiện nay, hiện tượng đứng tên hộ, đứng tên giùm còn diễn ra phổ biến thì quy định này không thể phát huy được giá trị mà có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.

Trước đó, năm 2021, TP.Hà Nội đã có đề xuất gửi Bộ Tài chính thực hiện phương án đánh thuế hoặc xử phạt đối với chủ sở hữu nhà bỏ hoang, không đưa vào sử dụng. Theo đề xuất của UBND TP.Hà Nội, với các bất động sản bỏ hoang 3 tháng có thể áp thuế khoảng 5% trên giá trị hợp đồng, còn sau một năm bất động sản vẫn bỏ hoang sẽ bị tính thuế 10% trên tổng giá trị.

Ngoài ra, Hà Nội còn đề xuất xử phạt hành chính chủ sở hữu với mức phạt 10 - 20 triệu đồng/căn, đồng thời kiến nghị Chính phủ áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua từ ngôi nhà thứ hai trở lên; hay tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất bổ sung thuế tài sản nhà ở nhằm ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những đề xuất này đến nay chưa thể thực hiện.

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng thông tin với PV Báo Pháp luật Việt Nam về công tác quản lý đất đai, xây dựng,xử lý vi phạm trên toàn địa bàn huyện vừa qua.

UBND huyện Đan Phượng đề xuất thành phố Hà Nội cấp ‘sổ đỏ’ cho những trường hợp vi phạm

(PLVN) - Liên quan đến công tác quản lý đất đai, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, ông Bùi Văn Hoa – Phó trưởng phòng TN&MT huyện Đan Phượng đề xuất UBND thành phố Hà Nội công nhận và cấp giấy chứng nhận cho những trường hợp vi phạm trong khu dân cư, phù hợp với quy hoạch.
Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Bảng giá đất điều chỉnh tại TP HCM: Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp

(PLVN) -  TP HCM đang tiến hành các bước hoàn thiện Dự thảo Quyết định về điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất để áp dụng cho địa phương. TP HCM kỳ vọng, Bảng giá đất sẽ có tác động tích cực, huy động được nguồn lực, tạo động lực để nền kinh tế Thành phố phát triển …
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát các dự án còn lại có vướng mắc. (Ảnh: VGP).

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai: Xác định đúng người, rõ việc

(PLVN) - Ngày 16/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về đề án, phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, TP.