Đánh thuế đối với bất động sản: Tháo “ngòi nổ” các cơn sốt ảo ?

(PLO) - Đánh thuế đối với bất động sản không chỉ phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí bất động sản, tăng nguồn cung cho thị trường mà còn là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn nguy cơ sốt “bong bóng”đối với thị trường này.
Dù tán thành đánh thuế vào BĐS nhưng Hiệp hội BĐS TP HCM khuyến cáo không đánh thuế này vào người nghèo
Dù tán thành đánh thuế vào BĐS nhưng Hiệp hội BĐS TP HCM khuyến cáo không đánh thuế này vào người nghèo

Trước đó, Bộ Tài chính đã có báo cáo chuyên đề về chính sách thuế đối với bất động sản (BĐS), nhằm mục đích xây dựng Luật Thuế tài sản, trong đó, đối tượng chịu thuế là tài sản nhà, đất, nhất là đối tượng sở hữu nhiều nhà, từ căn nhà thứ hai trở đi.

Lành mạnh hóa thị trường

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, Luật Thuế mà Bộ Tài chính đang xây dựng sẽ góp phần giúp cho thị trường BĐS phát triển lành mạnh, góp phần dịch chuyển dòng tiền thay vì đầu tư vào BĐS sẽ chuyển sang đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Ngoài ra, Luật Thuế này còn hướng các nhà đầu tư thứ cấp đi vào lựa chọn thành lập doanh nghiệp kinh doanh BĐS thay vì kinh doanh cá thể như hiện nay.   

Theo HoREA, bên cạnh chức năng tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, thuế còn là công cụ điều tiết nền kinh tế, điều tiết hoạt động và hành vi sản xuất, đầu tư, kinh doanh, dịch vụ. Luật Thuế tài sản sẽ đánh thuế tài sản đối với nhà, đất để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước ổn định, dài hạn, bền vững. 

Cạnh đó, đánh thuế đối với người có nhiều nhà, đất (từ nhà thứ 2 trở đi) còn là cách để phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí BĐS; tăng nguồn cung cho thị trường, tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở. 

Và đặc biệt, trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường BĐS sốt “bong bóng”, việc đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua (có thể tính trong năm đầu tiên) còn là công cụ để phòng chống đầu cơ, giúp ổn định thị trường BĐS. 

Theo HoREA, tại Việt Nam chưa đánh thuế tài sản nhà ở mà chỉ mới có Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, quy định các loại đất phi nông nghiệp, trong đó có đất ở tại đô thị là đối tượng chịu thuế. HoREA dẫn chứng, căn nhà 100 m2 ở đường Đồng Khởi, quận 1, có giá 194 triệu đồng/m2 theo bảng giá đất (trong lúc giá thị trường lên đến trên 1 tỷ đồng/m2), giá tính thuế là 194 triệu  x  100m2 = 19,4 tỷ đồng, mức thuế mà người sử dụng đất ở phải nộp hàng năm là: 19,4 tỷ đồng  x 0,03%  = 5,82 triệu đồng/năm. 

“Giá đất tính thuế được tính theo bảng giá đất bằng khoảng 30% - 40% giá đất thực tế trên thị trường, nên mức thuế phải nộp rất thấp dẫn đến nguồn thu ngân sách cũng rất thấp, chỉ chiếm 0,03% GDP và 0,15% tổng thu ngân sách nhà nước”- HoREA nhấn mạnh. 

Không “đánh” vào người nghèo  

Dù tán thành đánh thuế vào BĐS nhưng HoREA cho rằng, việc ban hành Luật Thuế tài sản chỉ thực sự hợp lý khi đồng thời sửa đổi chính sách và cơ chế thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai hiện nay đang rất bất cập. 

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cần thay đổi cách tính tiền sử dụng đất hiện nay, cần chuyển đổi thành sắc thuế sử dụng đất khi Nhà nước giao đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo hướng bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. 

“Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn, để tạo ra nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước”- Chủ tịch Châu nhấn mạnh. 

Được biết, trong văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ mới đây, HoREA đề xuất hàng loạt giải pháp cụ thể để xây dựng Luật Thuế tài sản. Đáng chú ý, Hiệp hội này đề xuất: Không thu thuế này đối với nhà ở xã hội, nhà cấp 4 trở xuống ở nông thôn; trước mắt không thu thuế này đối với nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại có giá trị dưới 1 tỷ đồng;  Không thu thuế này đối với các hộ gia đình nghèo dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật nay mua thêm nhà thứ 2, thứ 3 nhưng tổng diện tích các căn hộ nhỏ này không vượt quá 77m2. 

Trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường BĐS sốt “bong bóng”, HoREA đề nghị Quốc hội nên giao cho Chính phủ thẩm quyền ban hành thuế suất chống đầu cơ, đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua để giúp ổn định nhanh thị trường BĐS.  

Ảnh minh họa

Bộ TN&MT giải đáp những kiến nghị của doanh nghiệp đang thực hiện dự án lĩnh vực ý tế, giáo dục

(PLVN) - Tại buổi gặp mặt của Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nhân, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì vừa diễn ra đầu tháng 10, có một số doanh nghiệp đang thực hiện dự án cung cấp dịch vụ lĩnh vực y tế, giáo dục kiến nghị tháo gỡ, vướng mắc… Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.

Nhiệm vụ cấp bách liên quan Luật Đất đai

(PLVN) -  Sớm ban hành văn bản quy định chi tiết các Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15), Nhà ở (Luật số 27/2023/QH15), Kinh doanh bất động sản (Luật số 29/2023/QH15) là yêu cầu đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản; tổ chức mới đây.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh trong bài: Minh Trang)

Hội nghị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn TP Đà Nẵng

(PLVN) - Tại Đà Nẵng, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và cho thuê quỹ đất ngắn hạn của TP chưa được triển khai mạnh mẽ để quản lý tốt đất đai trong thời gian chưa kêu gọi được nhà đầu tư. Vẫn còn tình trạng lấn, chiếm đất, cho thuê, cho thuê lại trái pháp luật, một số khu đất trở thành vị trí tập kết rác thải tự phát của các hộ dân lân cận gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân.

Thứ trưởng Lê Minh Ngân: Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

(PLVN) - Việc triển khai Luật Đất đai 2024 trong thời gian qua khiến không ít địa phương lúng túng khi thực hiện các nội dung, thẩm quyền được giao, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Một dự án tại Quảng Nam gặp vướng mắc về vấn đề bồi thường đất. (Ảnh: Công Huy)

Quảng Nam gỡ vướng vấn đề bồi thường đất 5%

(PLVN) - Một số vướng mắc phát sinh liên quan đất công ích 5% (đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - NV) khiến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khi thực hiện một số dự án, kéo theo tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, kiểm kê, có giải pháp căn cơ.
Tập đoàn VinGroup khởi công dự án Nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

Đề xuất mở rộng ngân hàng tham gia giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

(PLVN) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đề xuất, ngoài 4 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần xem xét mở rộng cho các ngân hàng thương mại cổ phẩn khác được tham gia vào gói tín dụng phục vụ nhà ở xã hội.